Khi bệnh nhân rối loạn tâm thần mắc COVID-19
Các bệnh nhân rối loạn tâm thần, bị mắc COVID-19 vẫn cần phải được điều trị các rối loạn tâm thần vốn có.
Tuy nhiên, phác đồ điều trị cần thật đơn giản và hiệu quả.
Để bệnh nhân rối loạn tâm thần có cơ hội được điều trị bệnh do COVID-19 gây ra, nên ưu tiên sử dụng thuốc và tạm ngừng các liệu pháp tâm lý nhận thức, hành vi, liệu pháp tâm lý nhóm…
Khi mắc COVID-19, người bệnh rối loạn tâm tâm vẫn cần tiếp tục điều trị bệnh tâm thần cùng với điều trị COVID-19
1. Với người bệnh tâm thần phân liệt mắc COVID-19
- Bệnh tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng và ảo giác. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng bị theo dõi, bị chi phối, bị hại. Bên cạnh đó, bệnh nhân có các ảo thanh (là tiếng người không có thật khen, chê, xui hoặc ra lệnh cho bệnh nhân).
- Khi bị mắc COVID-19, các triệu chứng loạn thần tuy không nặng thêm, nhưng bệnh nhân có thể có các biểu hiện lo âu (như sợ mình bị COVID-19, sợ bị bỏ rơi, sợ không ai hỗ trợ) và trầm cảm (chán nản, bi quan, mất ngủ, chán ăn, sợ chết). Mặt khác, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc điều trị COVID-19, nên bệnh cảnh lâm sàng sẽ phức tạp hơn.
- Bệnh nhân tâm thần phân liệt bị mắc COVID-19 nên được điều trị bằng các thuốc an thần mới, đơn trị liệu, vì các lý do sau đây:
Ít tác dụng phụ, không có hiện tượng tương tác thuốc với các loại thuốc khác.
Có tác dụng trên cả triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) và các triệu chứng cảm xúc (lo âu, trầm cảm).
Không cần điều chỉnh liều thuốc trong suốt quá trình điều trị.
- Các thuốc an thần khuyên dùng:
Olanzapine 10mg x 1 viên/tối.
Risperidone 2mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).
Video đang HOT
Quetiapine 300mg x 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).
- Các bệnh nhân tâm thần phân liệt giai đoạn ổn định vẫn có thể tiêm vaccine phòng COVID-19 bình thường. Các bệnh nhân đang phải điều trị bệnh do COVID-19 gây ra thì vẫn phải uống thuốc an thần để chữa tâm thần phân liệt.
2. Đối với người bệnh trầm cảm mắc COVID-19
Triệu chứng sẽ nặng hơn khi người bệnh rối loạn tâm thần mắc COVID-19
- Các bệnh nhân trầm cảm được đặc trưng bởi các triệu chứng khí sắc giảm, mất hết các hứng thú và sở thích, mất ngủ, bi quan, chán nản, mệt mỏi, mất năng lượng, chán ăn, sút cân… và muốn chết.
- Khi họ bị mắc COVID-19, các triệu chứng của trầm cảm sẽ nặng thêm (nếu chưa ổn định) hoặc tái phát (nếu đã ổn định). Ngoài ra, bệnh nhân còn luôn lo lắng vì sợ bị nhiễm bệnh, sợ bị cô lập, sợ bị bỏ rơi, sợ không ai giúp đỡ. Như vậy, bệnh cảnh lâm sàng sẽ phức tạp hơn nhiều.
- Các bệnh nhân trầm cảm bị mắc COVID-19 nên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm SSRI, kết hợp với thuốc an thần liều thấp, vì các lý do sau đây:
Hiệu quả điều trị cao, an toàn và không tương tác với các thuốc khác.
Chỉ cần dùng thuốc mỗi ngày 1 lần (vào buổi tối).
Không cần điều chỉnh liều, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
- Phác đồ cụ thể như sau:
1. Sertraline 100mg x 1 viên/tối.
2. Olanzapine 5mg x 1 viên/tối.
Có thể thay thế sertraline bằng paroxetine liều 20mg/ngày, hoặc escitalopam 20mg/ngày.
- Các bệnh nhân trầm cảm giai đoạn ổn định vẫn có thể tiêm vaccine phòng COVID-19 bình thường. Các bệnh nhân đang phải điều trị bệnh do COVID-19 gây ra thì vẫn phải uống thuốc chống trầm cảm và thuốc bình thần.
3. Đối với các rối loạn lo âu (lo âu lan tỏa và cơn hoảng sợ kịch phát..)
- Bệnh nhân lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi tình trạng lo lắng quá mức không thể kiểm soát kéo dài suốt ngày, trong nhiều tuần. Bệnh nhân khó tập trung chú ý, khó vào giấc ngủ, nhanh mệt khi phải tập trung vào một việc gì đó và luôn than phiền đầu óc trống rỗng. Ngoài ra, họ còn có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đánh trống ngực, vã mồ hôi, đầy bụng, đái rắt, các cơn nóng bừng hoặc lạnh buốt.
- Bệnh nhân có cơn hoảng sợ kịch phát sẽ có các cơn hoảng sợ với cường độ vô cùng mạnh mẽ. Cơn xuất hiện đột ngột, kéo dài chỉ 5-10 phút rồi tự hết. Trong cơn sợ, bệnh nhân cảm thấy sắp chết đến nơi, sắp phát điên, mất kiểm soát. Ngoài ra, bệnh nhân không thở nổi do thiếu không khí (họ thở nhanh, nông) và đánh trống ngực dữ dội. Sau cơn bệnh nhân vã mồ hôi đầm đìa và mệt rã rời. Họ luôn lo sợ cơn hoảng sợ quay lại.
- Khi mắc COVID-19, các bệnh nhân có rối loạn lo âu sẽ nặng thêm hoặc tái phát bệnh. Ngoài ra, họ còn có các triệu chứng trầm cảm như mất ngủ, buồn rầu, bi quan, chán nản, muốn chết…
- Các bệnh nhân rối loạn lo âu khi bị mắc COVID-19 nên dùng thuốc chống trầm cảm SSRI kết hợp với benzodiazepine để điều trị cho các bệnh nhân này với lý do sau:
Hiệu quả cắt lo âu cao, xuất hiện nhanh.
An toàn, không tương tác với các thuốc khác.
Chỉ cần dùng thuốc 1 lần/ngày vào buổi tối.
Không cần điều chỉnh liều, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
- Phác đồ cụ thể như sau:
1. Paroxetine 20mg x 1 viên/tối.
2. Bromazepam 6mg x 1/2 viên/tối.
Có thể thay paroxetine bằng sertraline 100mg hoặc escitalopram 20mg. Tương tự, có thể thay bromazepam bằng clonazepam 1mg/ngày.
- Ở bệnh nhân rối loạn lo âu: các bệnh nhân rối loạn lo âu đã ổn định vẫn tiêm được vaccine phòng COVID-19.
PGS.TS. Bùi Quang Huy
Chủ nhiệm Khoa Tâm thần-Bệnh viện quân y 103
Hỗ trợ điều trị Covid-19 sớm nhờ bộ test nhanh tại nhà
Test nhanh giúp truy vết nhanh các trường hợp F0, giảm lây lan dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, bùng phát mạnh, nhiều chuyên gia y tế nhận định, việc phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm sẽ giúp khoanh vùng kịp thời, truy vết nhanh, can thiệp điều trị sớm trong trường hợp bệnh nhân dương tính.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, ngoài yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch 5K, người dân nên thực hiện tự xét nghiệm kháng nguyên (test nhanh) tại nhà để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm bớt nguy cơ diễn tiến nặng. Việc triển khai cách sử dụng test nhanh song song với xét nghiệm khẳng định RT-PCR cũng giúp truy vết nhanh các trường hợp F0 để giảm sự lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.
Đối với hộ gia đình sống tại điểm nóng vùng dịch, test nhanh Covid-19 tại nhà sẽ giúp người dân nhanh chóng nhận diện những trường hợp nghi nhiễm khi có yếu tố tiếp xúc dịch tễ. Từ đó, chủ động tự cách ly sớm để bảo vệ sức khỏe cho những thành viên còn lại trong gia đình.
Bộ kit test nhanh giúp người dân tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà. Ảnh: ShutterStock
Trong khi đó, với những người thường xuyên phải đi ra khỏi nhà để làm việc và tiếp xúc với nhiều người như tài xế, shipper trong khu vực nội thành; nhân viên bán hàng thực phẩm... thì sử dụng bộ kit test nhanh Covid-19 sẽ là một trong những biện pháp giúp kiểm tra nhanh mức độ an toàn của bản thân. Điều này giảm nguy cơ lây lan bệnh kịp thời trong gia đình và cộng đồng trước những diễn biến khó lường của đợt dịch lần này.
Bác sĩ Khanh cho rằng, việc hướng dẫn và cho người dân tự xét nghiệm nhanh ở nhà sẽ thuận tiện cho người dân chủ động theo dõi sức khỏe, đồng thời giảm tải cho ngành y tế trong công tác xét nghiệm diện rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải xét nghiệm khẳng định Covid-19. Vì thế, khi phát hiện dương tính cần bình tĩnh, thông báo với cơ quan y tế và chờ được xét nghiệm lại bằng phương pháp PCR mang tính khẳng định.
Xử trí với kết quả test nhanh Covid-19
Nếu lo lắng, nghi ngờ bản thân có khả năng nhiễm bệnh, bạn có thể sử dụng test nhanh Covid-19 ở giai đoạn đầu khởi phát để đạt được hiệu quả sàng lọc tốt nhất.
Nếu kết quả test nhanh dương tính, người test cần bình tĩnh, liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trong lúc chờ được xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR.
Người tiêu dùng mua test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Pharmacity. Ảnh: Pharmacity
Nếu test nhanh cho kết quả âm tính thì cũng không nên chủ quan vì vẫn có thể xảy ra sai số nhất định. Người dân vẫn tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch 5K của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng. Trong trường hợp lịch sử dịch tễ có tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ khả năng cao bản thân mắc Covid-19 thì việc thực hiện lại test nhanh sau 3-5 ngày là cần thiết.
Hiện nay, việc xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà khá đơn giản thông qua các bộ kit test nhanh có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Người dùng hoàn toàn có thể chủ động thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trong bộ kit. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người dân nên chọn những sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bán tại các nhà thuốc bán lẻ được cơ quan y tế cho phép.
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Bệnh nhân ung thư có tiêm phòng được không? Hàng chục câu hỏi của bệnh nhân ung thư gửi đến báo Dân trí, hỏi chuyên gia họ là bệnh nhân ung thư có được/có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 hay không? Rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp... gửi câu hỏi đến báo Dân trí, mong được tư vấn xem...