Khi bảo vệ vẫn chưa thể lấn át đầu tư
Khi sản phẩm liên kết đầu tư vẫn chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ thị trường bảo hiểm nhân thọ còn xa mới bão hòa.
Đối với những thị trường bảo hiểm đã phát triển bão hòa hoặc đã trưởng thành thì xu hướng mua sẽ ngày càng tiến về các sản phẩm bảo hiểm bảo vệ.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được nhìn nhận không nằm ngoài xu hướng này, trong một tương lai 5-10 năm tới, còn hiện tại dòng sản phẩm liên kết đầu tư vẫn đang giữ vị trí thống lĩnh.
Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đến hết tháng 9/2020, tổng số hợp đồng khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 2.194.800 hợp đồng, tăng 13,5%.
Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 56,1%, tăng 20%; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 5,6%, tăng 11,5%; sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 27,3%, tăng 13,8%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 8%, giảm 23%. Các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng 3%, tăng 51,3%. Số lượng hợp đồng có hiệu lực đến cuối kỳ là 11.123.468 hợp đồng, tăng 14%.
Các công ty bảo hiểm đẩy mạnh việc bán sản phẩm liên kết đầu tư sau khi Nghị định 151/2018/N-CP quy định về điều kiện đại lý được bán sản phẩm liên kết đầu tư được ban hành.
Ngoài ra, từ thời điểm cuối năm 2019, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm thấp, các công ty bảo hiểm cũng chủ động đẩy mạnh việc bán bảo hiểm liên kết đầu tư và giảm bán sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp nhằm giảm áp lực chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho các sản phẩm này theo Thông tư 50/2017/TT-BTC.
ược biết, lãi suất trái phiếu chính phủ trung bình là một tham số được sử dụng trong tính toán dự phòng toán học và lãi suất trái phiếu chính phủ trung bình càng thấp, chi phí dự phòng toán học càng cao.
Video đang HOT
Nếu đẩy mạnh doanh số đối với sản phẩm này, chi phí trích lập dự phòng toán học có thể sẽ tăng mạnh.
Vì sớm có sự thay đổi và chuyển dịch sang bán hầu hết các sản phẩm liên kết chung nên năm 2020 lãi suất của trái phiếu vẫn xuống mức thấp nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không còn bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng như giai đoạn 2018 – 2019.
Ngoài ra, trước kiến nghị của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có một số sửa đổi trong cách tính dự phòng nghiệp vụ nên gánh nặng trích lập dự phòng cũng nhẹ bớt.
Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp, tình hình chỉ tạm ổn nếu lãi suất ở mức như hiện nay, nếu lãi suất xuống thấp hơn thì khó khăn trích lập dự phòng vẫn không tránh khỏi.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm nói rằng, để gỡ khó cho doanh nghiệp có thể Bộ Tài chính sẽ tiếp tục điều chỉnh cách tính dự phòng, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Còn muốn sửa đổi nhiều hơn để các doanh nghiệp phát triển ổn định thì phải chờ sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm vào thời gian tới.
Được biết, tại hội nghị CEO nhân thọ lần thứ 27 vừa qua, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới chính sách cũng như hoạt động bảo hiểm như cho phép doanh nghiệp mở thêm địa điểm thi tuyển đại lý, sửa quy định về trích lập dự phòng rủi ro trong bối cảnh lãi suất trái phiếu tiếp tục xuống thấp…
Cơ cấu doanh thu do dòng bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại được nhìn nhận vẫn chưa thể đảo chiều trong thời gian tới khi các doanh nghiệp tiếp tục đưa các sản phẩm này ra thị trường.
Cùng với đó là kế hoạch đẩy mạnh việc bán các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Với lợi thế đang có, theo đánh giá của các công ty bảo hiểm, có khả năng doanh thu phí của sản phẩm liên kết đầu tư sẽ chiếm đến 80% tổng doanh thu của thị trường.
Tuy nhiên, theo CEO một công ty bảo hiểm, các công ty bảo hiểm cần phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang đặc tính tích lũy tiết kiệm.
Bên cạnh đó, những sản phẩm liên quan đến bảo vệ cần đa dạng hơn, chẳng hạn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời.
“Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ nên chúng ta vẫn cần phải phát triển thêm những sản phẩm bảo hiểm trọn đời”, vị này nhìn nhận.
Doanh thu bảo hiểm nhân thọ tiếp tục tăng trên 20%
Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tính đến hết tháng 10/2020 đạt 101.495 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 53,9%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 26,3%; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 7,5%; sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng 10,4%. Các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng 1,89%, trong đó, sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm 0,2%, sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 1%, sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0.3%, sản phẩm bảo hiểm hưu trí chiếm 0.3%, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm 0.05%, sản phẩm bảo hiểm sinh kỳ chiếm 0.002%.
Tổng số hợp đồng khai thác mới của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 2.473.974 hợp đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, cùng với việc tăng về số hợp đồng khai thác mới và doanh thu phí bảo hiểm, phí bảo hiểm khai thác mới của khối nhân thọ tính đến tháng 10/2020 tăng 17,6% đạt 32.083 tỷ đồng.
Tổng số tiền bảo hiểm nhân thọ các doanh nghiệp đã chi trả 10 tháng đầu năm 2020 cho các sản phẩm bảo hiểm là 20.462 tỉ đồng.
Bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng mạnh trong 10 tháng.
Về bảo hiểm phi nhân thọ, tính đến hết tháng 10 năm 2020, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.802 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5.06%, bồi thường 16.091 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường khoảng 35.13% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 13.853 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30.25% trong tổng doanh thu toàn thị trường, bồi thường 6.415 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 46%. Doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đạt 3.639 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8%, tăng trưởng 17%, tỷ lệ bồi thường 17%. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 10.214 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 22%, bồi thường 5.779 tỷ đồng.
Bảo hiểm sức khỏe doanh thu đạt 14.566 tỷ đồng chiếm tỷ trọng gần 32%, tăng trưởng 1%, bồi thường 4.311 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 30% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 6.197 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 13.53%, tăng trưởng 13%, bồi thường 2.074 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 33% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 5.288 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 11.55%, tăng 18%, bồi thường 1.280 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 24% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường). Doanh thu bảo hiểm CNBB đạt 3.961 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 9%, bồi thường 702 tỷ đồng. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 1.327 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3%, bồi thường 578 tỷ đồng.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 1.870 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.08%, giảm 12%, bồi thường 441 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 24% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 1.740 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4%, tăng trưởng 3%, bồi thường 815 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 47% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 890 tỷ đồng tăng trưởng 2%, bảo hiểm hàng không 481 tỷ đồng, giảm 16%, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 668 tỷ đồng tăng trưởng 44%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 191 tỷ đồng, tăng trưởng 18%, bảo hiểm nông nghiệp đạt 32 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ, bảo hiểm bảo lãnh 28 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ.
Thị trường bảo hiểm tăng trưởng khá, đạt hơn 148 triệu tỷ đồng Bộ Tài chính cho biết, trong 10 thang đâu năm, thi trương bao hiêm duy trì đa tăng trương kha, vơi tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt ươc đạt 148.547 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ năm 2019. Tổng giá trị tài sản cua cac doanh nghiêp kinh doanh bao hiêm đạt 537.326 tỷ đồng, tăng 21%; cac doanh...