Khi báo chí tham gia giám sát doanh nghiệp
Với số lượng doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng ngày càng tăng, hoạt động tham gia giám sát của cơ quan báo chí với hoạt động của doanh nghiệp ngày càng quan trọng.
Ảnh Shutterstock.
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng rộng cửa với các nhà báo, dù công khai, minh bạch là tiêu chí doanh nghiệp niêm yết cần hướng tới.
ầu năm nay, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã yêu cầu Công ty Landmark Holding (mã chứng khoán LMH) giải trình về một nội dung bài báo đăng trên ầu tư Chứng khoán nêu vấn đề quản trị công ty khi Ban lãnh đạo tự quyết định chuyển đổi ngành nghề kinh doanh chính, vấn đề thuộc thẩm quyền của ại hội đồng cổ đông. ây không phải lần đầu tiên cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp niêm yết giải trình thông tin mà báo chí nêu.
Mặc dù bản giải trình của LMH mang tính hình thức, nhưng từ góc nhìn này, nhà đầu tư trên thị trường đã kịp rời bỏ cổ phiếu LMH, không dính bẫy hồi kỹ thuật sau nhiều phiên giảm sàn liên tiếp trước đó.
Vấn đề tại LMH khá rõ ràng, nhưng diễn biến trong suốt mấy tháng trước đó một cách bình thường và không gây ra bất kỳ xáo trộn nào cho đến khi việc bỏ ngành nghề kinh doanh chính của LMH để chuyển sang bất động sản dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, khiến giá cổ phiếu giảm sàn liên tục, mất gần 80% thị giá. Và báo chí đã phát hiện ra nguyên nhân của câu chuyện dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư.
Xung quanh câu chuyện của LMH có nhiều vấn đề cần phải làm rõ, nhưng báo chí có những giới hạn nhất định trong việc tiếp cận thông tin. Chẳng hạn, vụ việc liên quan đến làm giá chứng khoán, báo chí không thể tiếp cận thông tin từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán để phân tích dữ liệu, xác minh thông tin.
Cho đến nay, số vụ việc bị xử phạt hành chính và hình sự về hành vi làm giá chứng khoán ít hơn rất nhiều so với số lượng các cổ phiếu trên thị trường có dấu hiệu bị làm giá.
Theo bình luận của nhiều nhà đầu tư, các vụ việc bị phát hiện là một hay một vài nhà đầu tư cá nhân làm giá một cách thô sơ.
Các hình thức làm giá tinh vi, diễn ra nhiều hơn có sự phối hợp của nhiều đội, hoặc một nhóm tài khoản tại một hay hai công ty chứng khoán. ôi khi làm giá kiểu này dễ bị lẫn lộn với từ chuyên môn là nhóm tạo lập thị trường cho cổ phiếu. ứng trước các trường hợp này, giới truyền thông thường “bó tay” vì không đủ khả năng truy xuất thông tin.
Câu chuyện cổ đông một số doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp sử dụng thông tin từ báo chí như một công cụ gây sức ép với nhau cho thấy vai trò của truyền thông báo chí khi tham gia hoạt động giám sát doanh nghiệp.
Video đang HOT
Việc doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện công bố thông tin công khai, chi tiết cũng là để nhà đầu tư và đối tượng ngoài doanh nghiệp, trong đó có báo chí tham gia giám sát.
Trên thực tế, nhiều trường hợp báo chí phát hiện vi phạm của doanh nghiệp chủ yếu thông qua nghiên cứu tài liệu công bố và xâu chuỗi một cách logic.
Báo ầu tư Chứng khoán, một thành viên trong Ban tổ chức Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết hàng năm cùng với Sở Giao dịch chứng khoán và Quỹ đầu tư Dragon Capital đã thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng báo cáo thường niên và chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết nói chung. ây là cơ sở quan trọng để hoạt động giám sát các doanh nghiệp niêm yết được hiệu quả.
Trong khi nhiều doanh nghiệp mở cửa với giới báo chí thì trên thị trường còn không ít doanh nghiệp chưa quen với việc có sự giám sát của báo chí trong vài trò quan sát viên với các hoạt động của mình.
Việc doanh nghiệp không cho báo chí tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên, thậm chí có doanh nghiệp trong phần mở đầu đại hội còn yêu cầu không ghi âm, chụp ảnh nhằm hạn chế hoạt động tác nghiệp của nhà báo tham dự trong vai trò cổ đông.
Một trạng thái phổ biến hơn là các doanh nghiệp niêm yết dễ dàng công khai thông tin với nhà đầu tư, nhóm nhà đầu tư hơn là với báo chí, trong khi báo chí là cầu nối thông tin quan trọng và khách quan giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm số đông trên thị trường.
Số doanh nghiệp tổ chức hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) định kỳ có mời báo chí thường xuyên khá ít so với số doanh nghiệp tổ chức hoạt động IR định kỳ chỉ dành riêng cho giới phân tích thuộc các công ty chứng khoán, tổ chức đầu tư.
Mà các tổ chức này với hoạt động kinh doanh môi giới và đầu tư chứng khoán của mình rất có thể sẽ có sự thiên vị trong thông tin phân tích về doanh nghiệp đến các khác hàng.
Trong khi đó, báo chí đóng vai trò quan sát viên, phản ánh thông tin và giám sát nhiều hơn. Vì thế, đôi khi việc ngại tiếp xúc với báo chí của doanh nghiệp niêm yết là ngại sẽ phải trả lời nhiều, ngại thực hiện giải trình cụ thể và thấu đáo.
Cho đến nay, vai trò quan sát viên, giám sát hoạt động doanh nghiệp niêm yết của giới báo chí còn nhiều rào cản, nhất là do yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp.
ể tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp niêm yết từ nhiều chủ thể khác nhau, ngoài văn hóa doanh nghiệp cần thay đổi thì quyền tham gia của báo chí vào hoạt động công khai của doanh nghiệp niêm yết cần được luật hóa.
Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020
Theo tính toán của FiinGroup, dự kiến lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng niêm yết sẽ giảm 11,9%, trong khi các doanh nghiệp phi ngân hàng giảm 12,1% trong năm 2020.
Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020
Lần đầu tiên dòng tiền kinh doanh âm kể từ năm 2015
Theo thống kê của FiinGroup, quý I/2020, doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết chỉ giảm nhẹ 4,4% nhưng lợi nhuận sau thuế đã giảm tới 57,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên nếu không tính đến hai ngành bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi dịch bệnh Covid-19 (Du lịch & Giải trí và Dầu khí) thì lợi nhuận sau thuế của những ngành còn lại giảm 27% so với cùng kỳ.
Báo cáo "Tác động của Covid-19: Đánh giá từ góc nhìn phân tích dữ liệu tài chính doanh nghiệp" được FiinGroup công bố mới đây cho hay, việc suy giảm chất lượng lợi nhuận đã làm cho năng lực thanh toán gốc và lãi vay của doanh nghiệp giảm rất mạnh.
Cụ thể, hệ số chi trả lãi tiền vay (bằng EBIT chia cho chi phí lãi tiền vay trong kỳ), giảm từ 3,0 trong quý IV/2019 xuống còn 2,0 trong quý I/2020. Nói cách khác, trong quý I/2020, chi phí lãi vay chiếm khoảng 50% lợi nhuận trước thuế và lãi tiền vay của doanh nghiệp.
Đáng chú ý hơn, dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ("CFO") cũng lần đầu tiên âm ở mức âm 26 nghìn tỷ trong quý I/2020 từ số liệu của 999 doanh nghiệp phi tài chính. Đây là lần đầu tiên dòng tiền CFO âm kể từ năm 2015.
Do CFO tạo mới và khả năng trả lãi vay suy giảm nên các doanh nghiệp phải vay nhiều hơn để duy trì hoạt động. Theo đó, hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu đã tăng từ 0,68 tại cuối năm 2019 lên 0,72 lần cuối quý I/2020.
Trong khi đó, dòng tiền cho hoạt động đầu tư (CFI) thu hẹp mạnh trong quý I/2020.
Cụ thể, quý I/2018 và quý I/2019, các doanh nghiệp chi lần lượt 51,8 nghìn tỷ và 62,9 nghìn tỷ đồng cho hoạt động đầu tư thì quý I/2020, con số này giảm còn 37,7 nghìn tỷ đổng (giảm gần 40% so với cùng kỳ), đây là mức thấp nhất trong 3 năm gần đây.
"Dữ liệu này cho thấy các doanh nghiệp đã có động thái tạm dừng các hoạt động đầu tư để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động kinh doanh được ổn định và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua", chuyên gia của FiinGroup nhận định.
Cũng theo FiinGroup, điểm tích cực là các chỉ số số ngày xử lý hàng tồn kho và số ngày phải thu, phải trả khách hàng mặc dù có tăng nhẹ nhưng vẫn chưa ở mức quá cao như những giai đoạn khó khăn trước đây.
Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết được dự báo giảm khoảng 12% trong năm 2020
Theo FiinGroup, số liệu được tổng hợp từ 12/18 ngân hàng niêm yết, chiếm 91,8% vốn hóa toàn ngành ngân hàng, đã công bố chỉ tiêu kế hoạch 2020 sau đại hội cổ đông hoặc được các chuyên viên phân tích đưa ra dự báo lợi nhuận 2020, thì dự kiến lợi nhuận sau thuế được tính toán sẽ giảm 11,9% trong năm 2020.
Các chỉ tiêu này được đặt ra phần lớn là sau khi dịch đã được kiểm soát trong thời gian gần đây.
FiinGroup cho rằng báo cáo tài chính quý I/2020 của các ngân hàng vẫn chưa phản ánh đầy đủ chi phí dự phòng có thể gia tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như những khó khăn về lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí dự phòng/dư nợ chỉ tăng nhẹ từ mức 0,32% lên 0,42%.
"Số liệu từ cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008 cho thấy chi phí dự phòng phát sinh thường có độ trễ rất dài do việc xác định các ảnh hưởng đòi hỏi thời gian đánh giá và phân tích cũng như do sự thay đổi về các chính sách hạch toán kế toán để thích ứng của ngành", chuyên gia của FiinGroup cho hay.
Đối với khối doanh nghiệp phi ngân hàng, đã có 426/1644 công ty đại chúng, chiếm 71% tổng vốn hóa, được cập nhật kế hoạch kinh doanh 2020 và phần lớn được cập nhật từ tài liệu hay nghị quyết đại hội cổ đông sau khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Năm nay, họ vẫn tự tin duy trì mức tăng doanh thu 2,5% so với 2019 bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 vừa qua. Một số ngành vẫn đặt kế hoạch doanh thu khá cao như Bất động sản ( 26,2%); Thực phẩm và đồ uống ( 24,5%); Tài nguyên cơ bản ( 13,3%); và Công nghệ Thông tin ( 14,7%).
Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 lại giảm ở mức 12,1% so với 2019.
FiinGroup đánh giá, đây là mức giảm khá lớn nếu so với số thực tế tăng trưởng 14,7% trong năm 2019 và 18,2% trong năm 2018 của 426 doanh nghiệp này.
Mục tiêu lợi nhuận sau thuế cũng có sự phân hóa khá mạnh. Ngoài Tài nguyên Cơ bản ( 35,1%) do HPG và Công nghệ Thông tin ( 18%) do FPT thì các ngành còn lại hầu hết là đặt kế hoạch tăng nhẹ hoặc giảm mạnh so với 2019.
Được biết, trước khi đại dịch xảy ra, FiinGroup đã đưa ra dự báo tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của khối phi ngân hàng ở mức 15% cho năm 2020.
"Điều đó cho thấy, nếu như các ngành bị hưởng bởi Covid-19 này có sự đột biến nào đó về kết quả hoạt động kinh doanh nhờ sự khởi động trở lại các tuyến bay, du lịch nội địa sôi động và các nhân tố vĩ mô khác thì bức tranh về kết quả kinh doanh sẽ cải thiện đáng kể. Bởi theo kinh nghiệm theo dõi và phân tích dữ liệu của chúng tôi nhiều năm qua thì lãnh đạo doanh nghiệp thường có xu hướng xây dựng kế hoạch kinh doanh "an toàn" hoặc thấp hơn họ đạt được sau đó", báo cáo của FiinGroup nhấn mạnh.
Giảm sai lệch số liệu tài chính: Cần mở rộng giám sát kiểm toán và doanh nghiệp niêm yết Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến đầu năm 2020, Việt Nam có đến 193 công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Trong số này, có 37 công ty được chấp nhận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng năm 2020. Nhiều công ty kiểm toán cùng cung cấp dịch vụ tạo nên...