Khi bạn gái chỉ thích yêu, không muốn cưới
Yêu nhau đến gần 5 năm rồi nhưng mỗi lần nói chuyện cưới xin là bạn gái lại giãy nảy lên vì không muốn cưới.
Đến Tuấn cũng chẳng hiểu nổi vì sao người yêu lại có thái độ như vậy. Như những người con gái khác, khi yêu, chỉ mong sớm được lấy người mình yêu, được về chung một nhà. Nhiều người còn sợ người yêu mình &’ăn ốc đổ vỏ’ không muốn cưới rồi mình sẽ ế dài vì bị kìm hãm tuổi xuân. Thế mà người yêu của Tuấn lại hành động hoàn toàn ngược lại.
Tuấn quen bạn gái từ khi hai người còn học đại học. Từ thuở sinh viên, tình bạn thật vĩ đại, rồi dần dần thành tình tri kỉ rồi yêu nhau. Trải qua bao nhiêu vui buồn, Tuấn càng trân trọng và yêu người con gái đó hơn. Đó là một cô gái rất đỗi bình thường nhưng sống nội tâm, tốt bụng, lúc nào cũng biết yêu thương và lo lắng cho người khác. Tuấn cảm thấy mãn nguyện vì đã có một người yêu như thế.
Nhưng chính cái cách sống nội tâm của bạn gái lại là nguyên nhân khiến cô ấy sợ kết hôn. Yêu nhau, Tuấn không có gì phải phàn nàn về người cả. Cô ấy rất biết cách chăm sóc bạn trai, làm bạn trai vui và đặc biệt, biết lo lắng cho từng bữa ăn của bạn trai. Cô ấy có tài nấu nướng, biết cách sắp xếp món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng. Tất cả những điều đó ở người con gái Tuấn yêu, Tuấn đều rất hài lòng. Ban đầu yêu nhau, cả hai đứa cùng hứa hẹn, sau đó khoảng 3 năm sẽ tính chuyện cưới xin khi mà công việc đã ổn định. Nhưng đến cả năm thứ 3, rồi năm thứ 4, thứ 5, Tuấn cũng không hề thấy người yêu nhắc tới chuyện cưới xin. Nhiều khi Tuấn có hơi nghi ngờ bạn gái, hay là cô ấy có người khác mà không thiết tha gì lấy chồng, nhưng nghĩ lại thì không phải. Nếu có người khác thì biểu hiện của người yêu phải khác, Tuấn cũng đã tìm hiểu, cô ấy chẳng có mối quan hệ nào mờ ám, chỉ đi làm kiếm tiền, về nhà chơi cùng người yêu và chăm sóc người yêu. Thế nên Tuấn càng thấy lạ. Nhiều khi đùa là, &’tại sao em không tính chuyện cưới xin’ thì cô ấy lại cười bảo rằng, &’cưới rồi coi như chấm hết’.
Cô ấy luôn nói với Tuấn, &’yêu nhau như thế này thì thích thật, được người yêu quan tâm, lo lắng, suốt ngày chăm sóc hẹn hò lãng mạn. (ảnh minh họa)
Câu nói đùa ấy của người yêu thật ra có thâm ý. Đúng là cô ấy sợ khổ, sợ cảnh lấy chồng, sợ bị gò bó, ép buộc. Nhất là sau lần về ra mắt gia đình Tuấn, biết là phải sống cùng với bố mẹ chồng nếu về quê, hoặc là thuê nhà trên này, sau này khi có con cũng phải đón bố mẹ chồng lên ở cùng. Không phải người yêu Tuấn không có tình cảm với bố mẹ anh, chỉ là cô ấy luôn bị ám ảnh bởi cuộc sống gia đình nhà chồng, cảnh chung đụng rồi nảy sinh những phức tạp. Cuộc sống vợ chồng nhiều khi cũng khó nói trước được điều gì huống chi là có sự chen ngang của những người khác.
Video đang HOT
Cô ấy luôn nói với Tuấn, &’yêu nhau như thế này thì thích thật, được người yêu quan tâm, lo lắng, suốt ngày chăm sóc hẹn hò lãng mạn. Nhưng lấy nhau về rồi, mọi thứ thay đổi. Hôn nhân không phải màu hồng, rồi bao nhiêu thứ phải lo toan, đối đãi với hai bên gia đình, nhất là đằng nội, không hay không phải còn bị anh chị nhà chồng, họ hàng nhà chồng chê bai. Rồi mẹ chồng con dâu chưa chắc đã hòa thuận. Cuộc sống khi có chồng là phải thể hiện phong thái của một nàng dâu. Rồi làm cái gì cũng phải giữ ý, xin phép, để ý người này, người kia. Sau này có con cái ra rồi, còn mệt nữa”. Người yêu Tuấn nói không sai, có nhiều cô gái rơi vào áp lực tương tự như vậy. Vì họ sợ cuộc sống gia đình, sợ phải gánh vác trách nhiệm, sợ không còn vô tư và sợ tình yêu sẽ mờ nhạt dần khi họ kết hôn. Chỉ khi yêu, con người ta mới thật sự cảm thấy hạnh phúc, sống hết mình với hoài bão và tuổi trẻ. Kết hôn là mọi thứ chấm dứt, nhất là chấm dứt cái gọi là tự do.
Tuấn cứ thắc mắc tại sao người yêu không chịu cưới nhưng lại không tìm hiểu nguyên nhân kĩ càng. (ảnh minh họa)
Tâm lý của bạn Tuấn không sai, nhiều cô gái cũn có suy nghĩ như vậy. Nhiều người sợ áp lực làm dâu, sợ gia đình chồng, sợ phải làm vợ. Họ thích sống vô tư, thích làm gì thì làm, đi đâu thì đi khi họ chưa là con dâu của một gia đình nào đó. Nhưng Tuấn có thể sẽ không hiểu được cảm giác này, vì đàn ông luôn nghĩ người phụ nữ yêu là phải lấy chồng, làm vợ và làm tròn trách nhiệm của một người con dâu. 5 năm nay rồi, người yêu Tuấn không nhắc chuyện cưới xin, đúng là thật là điều Tuấn không ngờ tới!
Tuấn cứ thắc mắc tại sao người yêu không chịu cưới nhưng lại không tìm hiểu nguyên nhân kĩ càng. Có thể Tuấn chưa thực sự tạo được niềm tin cho bạn gái và chưa khiến cô ấy tin tưởng vào cuộc hôn nhân này trong tương lai. Có rất nhiều người chỉ thích yêu không thích cưới và với bất cứ người phụ nữ nào họ cũng đều mơ một cuộc hôn nhân giống như ngày còn yêu nhau. Nhưng điều đó là xa vời bởi khi đã kết hôn, trách nhiệm còn nặng gấp mười lần khi yêu nhau…
Theo VNE
4 cách để quyết định nên chia tay hay không?
Chia tay hay không là một câu hỏi, một quyết định mà nhiều người phải vật lộn trong cuộc sống hàng ngày.
Chia tay hay không là một câu hỏi, một quyết định mà nhiều người phải vật lộn trong cuộc sống hàng ngày. Chia tay với một người trở nên khó khăn vì rất nhiều lí do như sợ cô đơn, sợ tai tiếng hay không muốn làm tổn thương người kia... Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng khi bạn nhận thấy cần phải chia tay với ai đó thì nên quyết định sớm vì điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Dưới đây là một số cách để giúp bạn quyết định có nên chia tay hay không.
1. Tạm chia tay một thời gian để nhận ra cảm xúc của mình
Nếu bạn đang nghĩ tới việc chia tay một ai đó, hãy tạm chia tay một thời gian. Đây là lúc để bạn thử nghiệm cuộc sống không có người đó, nếu bạn thấy thoải mái thậm chí thưởng thức cuộc sống như vậy thì có lẽ đã đến lúc bạn nên nói cho người ấy biết bạn muốn thoát ra khỏi mối quan hệ này rồi.
Để lại bạn trai, vị hôn phu hoặc chồng của bạn phía sau và đi du lịch một mình. Bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều về bản thân và mọi người khi bạn đi du lịch. (ảnh minh họa)
2. Thử ích kỷ trong một thời gian
Nếu bạn không phải là người ích kỷ, hãy cố gắng trở thành người ích kỷ một trong một thời gian. Đôi khi bạn chỉ cần suy nghĩ về bản thân mình và cho chính mình thôi. Khi bạn tự cho mình là trung tâm, bạn sẽ có suy nghĩ rõ ràng hơn về chính mình. Điều đó sẽ giúp bạn quyết định khi nào nói lời chia tay. Quyết định của bạn phải đảm bảo không được ảnh hưởng bởi những gì người khác muốn hoặc cần từ bạn.
3. Đi du lịch một mình
Để lại bạn trai, vị hôn phu hoặc chồng của bạn phía sau và đi du lịch một mình. Bạn sẽ nhận ra rất nhiều điều về bản thân và mọi người khi bạn đi du lịch. Đôi khi ở một mình sẽ giúp bạn có những suy nghĩ đúng đắn. Và bạn cũng có thể quyết định điều mình muốn làm là gì.
4. Nói chuyện với một người đáng tin hoặc một người bạn tốt nhất
Nếu bạn nghĩ rằng mình không thể tự quyết định, hãy nói chuyện với một người có thể giữ bí mật cho bạn hoặc một người bạn thân nhất mà có thể cho bạn lời khuyên khách quan. Hãy lắng nghe họ nhưng cố gắng đưa ra quyết định của chính mình. Bằng cách này bạn sẽ không thể đổ lỗi cho người bạn mình nếu bạn đưa ra bất kỳ quyết định sai lầm nào.
Chia tay không phải là việc dễ dàng với người trong cuộc, vì vậy hãy suy nghĩ thấu đáo về quyết định của mình. Đừng bao giờ chia tay vì những lý do ngớ ngẩn nào đó, hoặc chia tay khi bạn đang tức giận. Quyết định đưa ra trong lúc tức giận hiếm khi tốt và bạn sẽ hối tiếc sau đó. Hãy quyết định khi bạn bình tĩnh và không quá căng thẳng.
Theo VNE
Một ngày nào đó, chúng ta sẽ gặp lại nhau Cuộc sống này rốt cuộc cũng chỉ là cõi tạm, một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ gặp lại nhau mà thôi phải không anh? Đọc xong bài "Cô ấy hiểu anh hơn cả vợ anh" bỗng có một sự đồng cảm lạ kỳ! Khi viết lên được những dòng này chứng tỏ người vợ mới là người hiểu chồng mình hơn...