Khi AFF Cup thành phao cứu sinh của các đội Đông Nam Á
Sau những thất bại ở vòng loại World Cup, ba đội tuyển hàng đầu Đông Nam Á Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đều cần chức vô địch AFF Cup 2020 để tìm lại sự tự tin.
Chỉ một tháng sau trận gặp Saudi Arabia ở vòng loại thứ ba World Cup 2022, tuyển Việt Nam lại bước vào hành trình bảo vệ ngôi vương Đông Nam Á. So với sân chơi đẳng cấp châu lục, AFF Cup 2020 là đấu trường “dễ thở” hơn dành cho thầy trò HLV Park Hang-seo.
Trong cuộc phỏng vấn với Zing, tân HLV Alexandre Polking của tuyển Thái Lan nhận định tuyển Việt Nam hơn đội bóng của ông một bậc. Thuyền trưởng tuyển Malaysia Tan Cheng Hoe cũng cho rằng thầy trò HLV Park là ứng cử viên số một cho chức vô địch.
Nhưng những điều đó không đồng nghĩa việc tuyển Việt Nam có thể dễ dàng giành chức vô địch AFF Cup 2020. Bởi cả Thái Lan lẫn Malaysia cũng rất quyết tâm và khao khát danh hiệu vốn bị nhiều người hâm mộ xem nhẹ với biệt danh “ao làng”. Với cả 3 đội bóng này, AFF Cup 2020 đang có ý nghĩa rất quan trọng.
Từ “bệ phóng” thành “phao cứu sinh”
Năm 2018, tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup sau 10 năm chờ đợi. Kể từ đó, những cầu thủ như Đặng Văn Lâm, Quế Ngọc Hải, Nguyễn Quang Hải, Đỗ Hùng Dũng, Phan Văn Đức… trưởng thành hơn và tiếp tục giúp tuyển Việt Nam tiến xa ở Asian Cup 2019. Tiếp theo đó, thầy trò HLV Park chơi ấn tượng ở vòng loại thứ hai World Cup và có lần đầu giành vé dự vòng loại cuối. Có thể nói, chức vô địch AFF Cup 2018 như một bệ phóng cho thành công của tuyển Việt Nam trong 3 năm qua.
Đến vòng loại thứ ba, khi đã bay đủ cao, tuyển Việt Nam như chơi vơi giữa khoảng không gian rộng lớn. Ở đó, thầy trò HLV Park chưa giành được một điểm số nào trước những đội bóng hàng đầu châu lục. Chiến lược gia người Hàn Quốc còn phải thốt lên rằng việc giành điểm chưa bao giờ khó đến thế.
Video đang HOT
Tuyển Việt Nam đạt nhiều thành công sau chức vô địch AFF Cup 2018. Ảnh: Thuận Thắng.
Trước những đội bóng nhiều lần dự World Cup như Nhật Bản, Australia, Saudi Arabia, tuyển Việt Nam đã chơi tốt, gây nhiều khó khăn cho đối thủ. Tuy nhiên, mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Khi cần gây nhiều áp lực hay đẩy nhanh tốc độ trận đấu nhằm tìm kiếm bàn thắng, tuyển Việt Nam không thể chơi như ý muốn. Đó là khoảng cách về trình độ.
Khi chạm trán các đối thủ “vừa miếng” hơn như Trung Quốc, Oman, tuyển Việt Nam cũng chơi không tệ. Tiến Linh cùng các đồng đội tạo được nhiều cơ hội và ghi được bàn thắng. Song, những sai lầm cũng đã khiến tuyển Việt Nam mất điểm đáng tiếc. Đó là khoảng cách về kinh nghiệm.
6 trận thua trước những đối thủ mạnh không phải điều quá tồi tệ. Tuy nhiên, nó cũng để lại gánh nặng tâm lý cho thầy trò HLV Park. Chính ông và Văn Đức thừa nhận bản thân gặp nhiều áp lực trong quá trình tham dự vòng loại thứ ba World Cup 2022. Áp lực cũng được thể hiện qua việc HLV Park có ý định gọi Hùng Dũng, cầu thủ chỉ vừa trở lại sau chấn thương nặng.
Vì vậy, tuyển Việt Nam cần coi AFF Cup 2020 là “phao cứu sinh” khi đang bơi giữa vô vàn áp lực. Nếu bảo vệ thành công ngôi vương, thầy trò HLV Park sẽ giải tỏa được rất nhiều và hướng đến các trận còn lại ở vòng loại World Cup với sự tự tin cao nhất.
Vô địch để phá vỡ những hoài nghi
Nằm cùng bảng đấu với tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ hai World Cup 2022, song Thái Lan cũng như Malaysia đều không chơi tốt. Sau đó, họ đều có những thay đổi.
Tuyển Thái Lan quyết định sa thải HLV Akira Nishino và bổ nhiệm ông Polking. Dù tân thuyền trưởng “Voi chiến” am hiểm bóng đá Thái Lan, đội tuyển này vẫn vấp phải những hoài nghi.
Các đội tuyển Thái Lan thường có tâm lý “xem nhẹ” đấu trường khu vực. Năm 2018, họ không gọi 4 ngôi sao thi đấu ở nước ngoài là Chanathip Songkrasin, Teerasil Dangda, Theerathon Bunmathan và Kawin Thamsatchanan để thi đấu tại AFF Cup. Khi đó, HLV Milovan Rajevac nói rằng ông cần họ ở Asian Cup 2019 hơn.
Đến SEA Games 30, HLV Akira Nishino cũng không triệu tập những cầu thủ giỏi nhất để giúp U22 Thái Lan giành huy chương vàng. Chiến lược gia người Nhật Bản coi vòng chung kết U23 châu Á 2020 quan trọng hơn.
HLV Polking từng thất bại ở Việt Nam vì xây dựng một đội hình thiếu cân bằng. Ảnh: Quang Thịnh.
Nhưng giờ đây, HLV Polking cùng Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) đã nỗ lực đàm phán với các CLB Consadole Sapporo và Yokohama F. Marinos để Songkrasin, Bunmathan được thi đấu ở AFF Cup 2020. Rõ ràng, tuyển Thái Lan cần chức vô địch này để phá vỡ những hoài nghi sau thất bại ở vòng loại thứ ba World Cup.
Với HLV Polking, ông cũng bị hoài nghi. Khoảng thời gian làm việc gấp rút với FAT và cầu thủ Thái Lan là không đủ để ông đưa ra những lựa chọn về con người, chiến thuật tối ưu nhất. Bên cạnh đó, sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự trong triết lý bóng đá của chiến lược gia này cũng bị đặt dấu hỏi. Ông hướng đến lối chơi tấn công hiện đại nhưng không giỏi xây dựng hàng thủ, điều được coi là điểm yếu của ông khi làm việc ở Bangkok United và CLB TP.HCM.
Giống tuyển Thái Lan, Malaysia cũng phải thay đổi sau vòng loại thứ ba World Cup 2022. Họ không sa thải HLV Tan Cheng Hoe nhưng phải dừng lại chính sách nhập tịch.
Ban đầu, Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) lên kế hoạch nhập tịch để cải thiện sức mạnh cho đội tuyển. Tuy nhiên, khi chứng kiến màn trình diễn của Guilherme de Paula hay Liridon Krasniqi, FAM phải gác lại kế hoạch đó. Thậm chí, Krasniqi còn không được gọi lên tuyển Malaysia dự AFF Cup 2020.
Lúc này, tuyển Malaysia cần đặt niềm tin vào những nhân tố trẻ. HLV Tan Cheng Hoe chia sẻ: “Các cầu thủ trẻ sẽ tự tin hơn nếu được thi đấu quốc tế nhiều. Đó là điều chúng tôi cần làm vì mục tiêu lâu dài. Những cựu binh thi đấu tốt sẽ tiếp tục được chơi ở đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi cần chuẩn bị cho tương lai bằng cách ra mắt những gương mặt mới”.
Cả ba đội bóng hàng đầu Đông Nam Á đều đang trải qua khoảng thời gian khó khăn sau hành trình ở vòng loại World Cup 2022. Giữa thời điểm đó, AFF Cup 2020 xuất hiện như một chiếc phao cứu sinh để Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia hướng đến mục tiêu vùng vẫy khỏe hơn ở “biển lớn”.
U23 Việt Nam dự giải tiền SEA Games ở Campuchia
U23 Việt Nam sẽ tham dự giải U23 Đông Nam Á tại Campuchia vào tháng 2/2022. Đây được xem là giải đấu chuẩn bị cho SEA Games 31.
"Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) tính toán giải đấu này sẽ là sự kiện tiền SEA Games. Giải ban đầu lên lịch vào cuối năm 2021. Nhưng do SEA Games lùi lịch sang tháng 5/2022, giải đấu này cũng đẩy lịch theo", Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn chia sẻ với Zing. Hai vấn đề của Việt Nam khi dự giải Đông Nam Á là người dẫn dắt và lực lượng.
U23 Việt Nam có một năm 2022 với giải Đông Nam Á vào tháng 2, SEA Games vào tháng 5, giải châu Á vào tháng 6 và Asian Games trong tháng 9. Ảnh: VFF.
Về người dẫn dắt, U23 Đông Nam Á diễn ra trùng thời điểm V.League 2022 khởi tranh. Đây cũng là thời điểm giữa hai đợt FIFA Day. Đội tuyển Việt Nam chơi những trận cuối cùng tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 châu Á. Bởi vậy, VFF đang tính toán xem có để HLV Park Hang-seo trực tiếp dẫn dắt đội U23 không.
Trước đó, ở U22 Đông Nam Á 2019, ông Park cũng không trực tiếp dẫn đội mà chỉ quản lý từ xa. HLV trưởng U22 Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Quốc Tuấn. Ở nhiều sự kiện khác của tuyển trẻ, các trợ lý cũng thay mặt HLV Park dẫn đội tuyển.
Về lực lượng, U23 Việt Nam chưa chắc đã cử quân số mạnh nhất dự giải bởi nhiều trụ cột của đội sẽ phải tập trung cho V.League. Một số cầu thủ U23 đang có suất đá chính tại các CLB như Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Xuân, Nguyễn Văn Toản... Việc họ được cạnh tranh ở V.League quan trọng không kém cơ hội ra sân tại giải khu vực.
Tại giải năm 2019, U22 Việt Nam thua Indonesia ở bán kết rồi thắng chủ nhà Campuchia tại trận tranh hạng 3. Nhiều cầu thủ U22 khi đó đang góp mặt trong đội hình U23 Việt Nam hiện tại.
Đây là lần thứ hai liên tiếp, Campuchia đăng cai tổ chức giải U22/U23 Đông Nam Á. Đây cũng là bước chuẩn bị của quốc gia này cho việc tổ chức SEA Games 32 vào năm 2023.
Chuyên gia cảnh báo đội tuyển Việt Nam Chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế cho rằng đội tuyển Việt Nam (VN) sẽ gặp nhiều khó khăn ở đấu trường AFF Cup khởi tranh vào đầu tháng 12, sau những trận thua tại vòng loại thứ ba World Cup 2022. Ông Huế viết: Báo đài, mạng đã bắt đầu gióng lên nhiều hồi chuông, bằng cách chỉ ra những hạn chế,...