“Khép”, “siết”, “bóp” và những chiếc barie
Khi Luật Thủ đô được các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ, chúng tôi nảy ra ý định sẽ không ngồi ở nơi họp của Đoàn ĐBQH Hà Nội, mà đi “tỉnh lẻ” để xem các đại biểu nghĩ sao, nói sao về thủ đô.
Theo ý kiến của một số đại biểu QH, Luật Thủ đô mới chú trọng vào việc xử phạt, thu phí, nhập cư
Câu trả lời: Mối quan tâm của các vị đại biểu hóa ra là ở câu chuyện hình ảnh biểu tượng của thủ đô. Mà không chỉ là Khuê Văn Các.
Một đặc điểm dễ nhận là Luật Thủ đô ôm đồm quá nhiều thứ, từ vấn đề “vĩ mô tên lửa” như “cơ chế tài chính đặc thù”, “thể chế đặc biệt cho chính quyền”, cho đến “cây kim”: “Xét tặng danh hiệu Công dân thủ đô”, “chất lượng công dân”. Cóp nhặt đến nỗi có vị đại biểu nói thẳng ra là “chép ở mỗi luật một tí”.
Nhưng điều gì khiến cho người dân nhận biết “cả nước chỉ có một thủ đô”? Điều gì sẽ khiến Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, như Seoul của Hàn, Tokyo của Nhật, Moscow của Nga, hay London của Anh, Washington của Mỹ?
Video đang HOT
Rất ít, thậm chí là không có, ngoài một chữ mà báo chí đã dùng cực chuẩn là “siết”, trong việc nhập cư. Và “phạt nặng” trong mọi lĩnh vực, từ giao thông, môi trường, đất đai, đô thị… Nói như một đại biểu xứ Nghệ- cũng là một quan chức Quốc hội- là Luật Thủ đô đang chỉ loay hoay xem đường sá thế nào, xử phạt ra sao, rồi thu phí, rồi nhập cư- tức là chỉ nói đến cái đô (thị), mà chẳng có cái gì để rõ về cái thủ (tức là cái đầu não) của cả nước. Tóm lại, nơi nào “bồ câu khó vào thóc” nhất, thì đó là thủ đô.
50 ngàn người nhập cư mỗi năm, dân số toàn TP đã tăng 9% so với năm 2008, với mật độ trung bình 2.129 người/km2, gấp 8 lần bình quân cả nước và tình trạng đường sá ùn tắc triền miên, mà muốn đến họp đúng giờ, thậm chí xe của các vị đại biểu phải có “xe ò oe” dẫn đường. Con số và tình trạng này được đưa ra trong báo cáo giải trình dự án luật, như một gánh nặng mà thủ đô ngàn năm tuổi phải gánh. Như một nguyên cớ để dự thảo luật đưa ra với các điều luật chủ yếu hướng tới mấy chữ “khép”, “siết” và “bóp”. Nhưng thực ra, lỗi đâu có thuộc về người dân- những người, cũng từ cả ngàn năm nay- đang bằng mồ hôi và máu của mình khiến cái thế “rồng cuộn hổ ngồi” của Thăng Long thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Một ĐBQH của đất Sài Gòn – Gia Định- khi bàn về dự án luật- đã tỏ ra băn khoăn với cái biểu tượng Khuê Văn Các: “ Thế giới chỉ biết đến Hà Nội với chùa Một Cột, với hồ Gươm, chứ mấy ai biết đến Khuê Văn Các”.
Có lẽ nỗi lo đó hơi thừa. Bởi khi Luật Thủ đô được thông qua, người dân cả nước, cũng như thế giới, sẽ biết đến đất Thăng Long- thủ đô ngàn năm Hà Nội như là nơi phạt nhiều nhất và nặng nhất, hạn chế quyền tự do cư trú được quy định rành rành trong Hiến pháp, không lưu tâm đến sinh kế của hàng vạn người nhập cư sẽ khó khăn.
Theo laodong
Vẫn nhiều băn khoăn về luật Thủ đô
Nhiều ĐB vẫn băn khoăn về cơ chế đặc thù của một thủ đô chưa thể hiện rõ trong dự thảo luật Thủ đô khi thảo luận tại tổ chiều 27.10.
ĐB Nguyễn Bá Thanh phát biểu thảo luận tại tổ - Ảnh: Ngọc Thắng
Luật cho Hà Nội hay thủ đô ?
ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) đặt vấn đề: luật này mới phục vụ TP.Hà Nội chứ chưa có tính đặc thù của thủ đô nói chung. Nếu di dời thủ đô vào Huế hay TP.HCM thì luật Thủ đô vẫn phải có giá trị chứ? Nếu chỉ cần hạn chế dân hay tạo bộ mặt cho thủ đô thì chỉ cần nghị định là được, cần gì luật.
ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) phát biểu: có nhiều điều trong dự luật có thể quy định cho các TP khác, có những quy định trên cả Hiến pháp thì không ổn. Hà Nội muốn có cơ chế tài chính đặc thù và hạn chế nhập cư. Nhưng trong luật không thể hiện rõ và chúng tôi không chắc là luật này sẽ thúc đẩy sự thay đổi tích cực. Do vậy, ĐB Hải đề nghị nên soạn lại luật.
Khó "siết" người nhập cư
Không vi hiến
Cũng theo ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, dù sửa Hiến pháp hay xây dựng luật Đô thị thì cũng không thể bao chứa hết được các yêu cầu của một thủ đô. Trong khi những luật đã thông qua thiếu các điều kiện cho việc phát triển Hà Nội thì việc xây dựng luật này là để hoàn thiện hệ thống pháp luật của ta hiện nay chứ không hề vi hiến.
Nhiều ĐB cho rằng, quy định siết nhập cư liệu có giảm được mật độ dân số khi mà chỉ siết nhập khẩu thường trú trong khi nhu cầu tạm trú của người dân vẫn rất nhiều.
ĐB Huỳnh Ngọc Ánh bày tỏ lo ngại: giảm dân như quy định trong dự luật cũng không thực chất, vì chỉ giảm trên giấy tờ. Chúng ta phải tính đến hai mặt của vấn đề vì thực tế người ta vẫn vào nội thành ở mà không cần nhập khẩu và Hà Nội cũng vẫn cần người nhập cư.
ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng: quy định siết người nhập cư vào nội đô là cần nhưng phải bàn kỹ, dân gian có câu "thóc đến đâu bồ câu đến đấy" và người dân có quyền cư trú bất cứ đâu, Hiến pháp đã quy định như vậy. Nhưng "nếu cứ để như hiện nay, thêm hồi nữa chúng tôi ra họp là không có đường đi, nên quy định chặt là chính xác, lớp học còn có sĩ số đừng nói là thủ đô. Nếu vênh luật Cư trú thì phải sửa cả luật này", ông Thanh ủng hộ việc "siết" nhập cư.
ĐB Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu quan điểm: siết nhập cư xét cho cùng cũng là để đảm bảo cuộc sống cho người mới nhập cư cũng như người ở cũ phù hợp với hạ tầng. Q.Hoàn Kiếm diện tích 4,5 km2, nhưng có đến 22 vạn dân. Ông Nghị cũng khẳng định: quy định này không tác động lên người lao động tự do, họ vẫn làm việc và đăng ký tạm trú, chỉ có điều không được đưa cả gia đình, con cái lên định cư, học hành thôi. "Không phải chúng tôi là những người đã an cư lạc nghiệp rồi thì không muốn ai vào thêm nữa nên tìm cách ngăn cấm. Ai vào sống ở đây cũng phải được chăm lo về những điều kiện sống hợp lý", ông Nghị tiếp tục lý giải về việc vì sao phải siết nhập cư vào nội thành.
Theo TNO
"Phiếu thuận" cho đề xuất siết điều kiện nhập cư Hà Nội Người muốn nhập cư phải "có biên chế", tạm trú 3 năm, mua được nhà hoặc nhà thuê diện tích tối thiểu 5m2/người... Những điều kiện thắt chặt nhận được sự ủng hộ của cơ quan thẩm tra dự án luật Thủ đô, dù xác định đó chưa phải biện pháp tối ưu. "Siết" toàn diện để giãn bớt dân nội thành Bản...