Khép lại 2020 Bitcoin tiến sát 30.000 USD
Năm 2020 đầy biến động chuẩn bị khép lại với màn “chạy nước rút” của Bitcoin và các đơn vị tiền ảo khác. Sự sôi động hứa hẹn sẽ tạo một “cơn bão” ngay dịp đầu năm mới.
Bitcoin tiếp tục tăng giá mạnh vào sáng 31/12/2020.
Rạng sáng ngày cuối cùng của năm 2020, giá Bitcoin trên sàn CoinDesk chạm mức 29.154 USD, tăng mạnh 5.69%, tương đương gần 2.000 USD so với hôm qua.
Như vậy chỉ trong tháng 12, Bitcoin đã tăng xấp xỉ 50% giá trị, từ mức 19.000 USD ghi nhận hôm 1/12, và tới nay đã tiệm cận cột mốc 30.000 USD.
Đây được xem là “món quà tưởng thưởng” cho những nhà đầu tư mạnh tay rút ví để mua Bitcoin vào thời điểm đồng tiền này đang “trồi sụt”. Với những nhà đầu tư khác, sự nuối tiếc là không thể tránh khỏi, khi giá của Bitcoin liên tục thiết lập những kỷ lục mới.
Video đang HOT
Thống kê từ CoinMarketCap cho thấy lượng giao dịch Bitcoin trong 24 giờ qua vẫn tăng rất mạnh, đạt xấp xỉ 51.2 tỷ USD. Cùng với đó, giá trị vốn hóa của đồng Bitcoin ghi nhận đạt 613.4 tỷ USD, cao hơn gần 100 tỷ USD so với chỉ 1 ngày trước đó.
Các đồng tiền ảo khác nằm trong top 5 gồm Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Tether (USDT) cũng chưa có dấu hiệu “quay đầu”. Càng bất ngờ hơn khi số liệu thống kê cho thấy mặc dù vẫn giữ giá trị cao nhất, nhưng Bitcoin không phải đồng tiền ảo tăng mạnh nhất.
Cụ thể theo thống kê của CoinMarketCap trong 7 ngày qua, Ethereum mới là đơn vị tiền ảo tăng mạnh nhất với 27.29% giá trị, đứng thứ 2 là đồng Litecoin với 26.32%. Bitcoin chỉ đứng ở vị trí thứ 3 với 24.86%.
Sự sôi động của thị trường tiền ảo cho thấy trong bối cảnh rủi ro lạm phát gia tăng, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tin rằng Bitcoin sẽ tăng giá trị và ồ ạt mua vào như một biện pháp phòng ngừa đồng USD mất giá.
Dẫu vậy, giới đầu tư vẫn chia rẽ quan điểm về Bitcoin – bất chấp việc đồng tiền này đã tăng gấp 3 lần giá trị giao dịch trong năm 2020.
Theo đó, một bộ phận giới đầu tư cho rằng Bitcoin là “nơi trú ẩn” an toàn cho tài sản của họ lúc đồng USD yếu đi vì dịch bệnh và nguy cơ lạm phát nhanh hơn khi chính phủ Mỹ tung ra các gói cứu trợ lớn.
Tuy nhiên một bộ phận khác lại nghi ngờ về tính thanh khoản của đồng tiền điện tử này và cả những đợt tăng giảm giá trị thất thường của nó. Họ viện dẫn những đợt tăng giá điên cuồng của Bitcoin vẫn thường kéo theo những màn “vỡ bong bóng” cũng nhanh chóng không kém sau đó. Trên thực tế, ngay sau giai đoạn “đỉnh” cuối tháng 12/2017, Bitcoin đã liên tục sụt giảm, và chỉ đạt giá trị phân nửa trong suốt 3 năm, trước khi tăng sốc trở lại.
Tại Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không được pháp luật công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, kể từ ngày 1/1/2018. Do đó, việc phát hành, cung ứng và sử dụng bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Năm 2020 ngạo nghễ của Bitcoin: Tăng giá 224%, đánh bại mọi hoài nghi
Mức giảm 80% được chào đón như cơ hội mua vào.
Năm 2020, một lần nữa đồng tiền số lớn nhất thế giới - Bitcoin - lại khiến các nhà bình luận hoài nghi về loại tài sản này phải ngậm ngùi thừa nhận mình đã sai. Giờ là lúc chấp nhận Bitcoin sẽ không sớm tiêu tan như nhiều dự báo, thậm chí còn có sức sống rất mãnh liệt.
Những người tin vào Bitcoin coi những đợt giá lao dốc không phanh chỉ là những "vết thương nông" không gây ra nhiều đau đớn mà trái lại sẽ thúc đẩy giá tăng mạnh hơn nữa. Mức giảm 80% được chào đón như cơ hội mua vào. Và kể từ đầu năm đến nay, Bitcoin đã tăng giá 224%, nhắc nhớ về cơn sốt năm 2017.
Nguồn cung cố định ở mức 21 triệu (mà dự báo sẽ đạt được vào năm 2140) là một trong những lý do thường được đưa ra để lập luận giá chắc chắn sẽ tăng. Tuy nhiên, chừng đó là không đủ để đảm bảo giá bitcoin sẽ bền vững trong dài hạn. Trong lịch sử đã có rất nhiều tài sản có nguồn cung hạn chế một cách giả tạo mà những vụ lừa đảo Ponzi là ví dụ điển hình.
Điều tạo nên sự thành công là cách nhà đầu tư phản ứng với các cú rớt giá. Có thể coi Bitcoin là 1 tài sản được thiết kế đơn thuần dựa trên thuyết về kẻ ngốc hơn (Greater Fool Theory - lí thuyết cho rằng có thể kiếm tiền bằng cách mua chứng khoán, cho dù chúng có bị định giá cao hay không, bằng cách bán chúng cho kẻ ngốc hơn), mà trong phần lớn trường hợp các tài sản như vậy sẽ không bao giờ hồi phục. Nhưng điều đó không đúng đối với đồng tiền nào.
Xét đến vai trò là 1 phương tiện thanh toán, về cơ bản Bitcoin chưa có bước tiến nào đáng kể. Đồng tiền này cũng cách rất xa việc được sử dụng rộng rãi như 1 loại tiền tệ.
Kể từ khi giá trị thị trường của Bitcoin chạm mốc 1 tỷ USD vào tháng 3/2013, đồng tiền này đã có 2 chu kỳ lập đỉnh kỷ lục mà đều là sau khi giảm một nửa số tiền thưởng mà các thợ đào nhận được và trước khi mất 80% giá trị. Chu kỳ thứ nhất vẫn có thể được coi là bình thường, chu kỳ thứ hai có thể là 1 sự trùng hợp. Tuy nhiên với việc quá trình phân đôi sẽ diễn ra vào tháng 5/2021 và chu kỳ lại đang lặp lại, không thể coi đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên được nữa.
Giống như các mạng xã hội, giá trị của tiền số phụ thuộc rất lớn vào lượng người dùng. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng 1 mạng xã hội có chất lượng ngang bằng, hoặc thậm chí tốt hơn Facebook, nhưng để đạt được quy mô như vậy là điều rất khó.
Tiền số vẫn là 1 tài sản mang tính đầu cơ và cần rất đạt được rất nhiều yếu tố để khẳng định giá trị của chúng sẽ vững bền qua thời gian. Trước tiên mức độ biến động giá cần phải giảm xuống và cần có mối liên hệ chặt chẽ với lạm phát. Tuy nhiên, nếu như đặt cược chống lại kịch bản Bitcoin hồi phục sau cú lao dốc sắp tới, bạn đã đi ngược lại lịch sử. Và sức sống mãnh liệt của Bitcoin chính là lý do xác đáng nhất để thuyết phục nhà đầu tư rằng đồng tiền này cuối cùng sẽ trở thành nơi cất giữ giá trị tuyệt vời.
Bitcoin vượt 28.000 USD, có thể chạm ngưỡng 50.000 USD? Các chuyên gia tin tưởng rằng làn sóng tăng giá có thể đưa Bitcoin phá vỡ hàng loạt kỷ lục trong thời gian sắp tới. Đầu ngày 30/12, giá Bitcoin trên CoinDesk đứng mức 27.586 USD, tăng mạnh xấp xỉ 3%, tương đương mỗi coin thêm 114.9 USD. Trong 24 giờ qua, giá Bitcoin đã có lúc ghi nhận tăng đột biến lên...