Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
Những ngày sau Tết, rất mau chóng, giá vàng trong nước rớt về quanh mốc 33,5 triệu đồng/lượng (giá vàng bốn số chín SJC chiều ngày 16-2 mua vào 33,55 triệu đồng/lượng; bán ra 33,7 triệu đồng/lượng) sau khi có lúc đã lên gần 35 triệu đồng/lượng (giá các tiệm vàng bán ra).
Những kỳ vọng giá vàng trong nước tăng nhanh như giá quốc tế đã chỉ diễn ra ngắn ngủi, đơn giản vì người ta đã không còn đổ xô đi mua vàng khi giá lên như những năm trước đây. Thay vào đó, không ít người có vàng đã đợi giá lên để bán. Nắm được tâm lý này, các ngân hàng được phép kinh doanh vàng và các công ty vàng, bạc, đá quý đã để khoảng cách rất lớn giữa giá mua và bán. Giá mua vào thấp hơn giá bán có thời điểm tới cả triệu đồng/lượng.
Người ta không mặn mà mua vàng bây giờ là có lý do. Hai năm qua, giá vàng lình xình ở mức 33 triệu đồng/lượng bất chấp giá thế giới biến động. Không ai dại gì mua thứ hàng hóa như một kênh đầu tư mà giá cứ ù lì một chỗ. Nên giờ giá vàng trong nước lên theo giá quốc tế, người ta lại càng không mua. Người viết bài này làm một cuộc khảo sát “bỏ túi” với 20 người, 90% trả lời không mua vàng ở giá hiện tại. Tuy nhiên, một nửa nói rằng nếu giá về bằng hoặc dưới 30 triệu đồng/lượng, sẽ xem xét mua. Nếu tính theo giá thế giới, năm ngoái đã có lúc giá vàng về 30, thậm chí dưới 30 triệu đồng/lượng, song sự biến động ấy không hề ảnh hưởng đến giá trong
Các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp vàng đã không còn nhìn vào việc kinh doanh vàng miếng để tìm kiếm lợi nhuận. Thanh khoản của thị trường vàng ở mức thấp chưa từng thấy, có ngày giao dịch vài trăm lượng. Vàng chưa “chết”, song đất sống của nó ở Việt Nam đang ngày một eo hẹp.
Kể từ giữa tháng 1-2016 đến chiều ngày 16-2, khi giá vàng thế giới leo một mạch từ 1.080 (tương đương 29,1 triệu đồng/lượng) lên 1.212 đô la Mỹ/ounce (tương đương 32,7 triệu đồng/lượng), trong đó có ngày đã chạm 1.260 đô la Mỹ/ounce (tương đương 34 triệu đồng/lượng), sự chênh lệch giá vàng nội/ngoại đã rút xuống còn đâu đó 1 triệu đồng/lượng. Đây là mức chênh lệch thấp nhất trong 24 tháng trở lại đây. Một số ngân hàng canh chừng giá vàng trong nước xuống thấp hơn giá quốc tế để mua vào, xuất khẩu, nhưng điều này xem chừng khó xảy ra.
“Cuộc chơi” của vàng không còn hấp dẫn! Thay vào đó, giờ các chủ thể tập trung vào “cuộc chơi” ngoại tệ. Ngày 16-2 giá đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng chạy lên chạy xuống liên tục, từ 22.300-22.400 đồng/đô la Mỹ. Nhu cầu ngoại tệ sau Tết cao, điều đó có. Nhu cầu ngoại tệ từ cuối tháng 2 này trở đi được dự báo có thể cao, cũng không sai. Song quan trọng hơn hết là sau Tết, tiền đồng quay lại ngân hàng dồi dào. Cung tiền đồng nhiều, tăng trưởng tín dụng đầu năm mang tính chu kỳ thường chậm lại, dẫn đến lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng hạ. Thế là các ngân hàng lại đi mua ngoại tệ. Điều hành tỷ giá là việc của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), còn kinh doanh ngoại tệ, giá lên giá xuống, không loại trừ đầu cơ, là việc của các ngân hàng.
Video đang HOT
Giới quan sát nhìn thấy lãi suất tiền đồng, chứ không phải tỷ giá đang giữ vai trò chủ chốt trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Cả thế giới đang theo đuổi chính sách lãi suất âm để kích thích tiêu dùng và lạm phát. Mặt bằng lãi suất cho vay ở Việt Nam vẫn thuộc loại cao nhất nhì thế giới, từ 7-10%/năm tùy thời hạn và điều kiện, lĩnh vực vay.
Ngoài ra, lãi suất còn phải gánh thêm nhiệm vụ đứng ở mức vừa phải để Bộ Tài chính phát hành được trái phiếu chính phủ. Năm ngoái, tổng giá trị trái phiếu chính phủ phát hành được 183.103 tỉ đồng. Kế hoạch phát hành năm nay 220.000 tỉ đồng, trong đó chỉ tiêu phát hành trong quí 1 là 76.000 tỉ đồng. Từ đầu năm đến nay, giá trị trái phiếu phát hành mới đạt 14.629 tỉ đồng, chưa đầy 20% chỉ tiêu. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm đã cán mức 6,6%/năm. Nhà điều hành mong muốn thanh khoản tốt, các tổ chức tín dụng sẽ vác tiền đồng đi mua trái phiếu, nhưng không, họ lại đi mua ngoại tệ. Kỳ vọng tiền đồng mất giá 3-4% trong năm 2016 so với đô la Mỹ vẫn còn đó, làm sao “lòng tham” ngoại hối kiềm chế được! Chắc chắn NHNN sẽ chẳng ngồi yên nhìn các tổ chức tín dụng “lộng hành”. Các biện pháp kiểm tra, chấn chỉnh gắt gao đã và đang được tiến hành, đặc biệt trạng thái ngoại hối. Các ngân hàng cũng tính toán cả. Họ biết 1 tỉ đô la Mỹ mà NHNN bán kỳ hạn ba tháng cho các tổ chức tín dụng vào ngày 31-12-2015 sẽ phải giao dịch vào cuối quí này. Lúc ấy, kiều hối chuyển về cũng không còn dư dả như trước Tết. Nhu cầu thanh toán nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa cũng thường rơi vào cuối quí 1. Cầu ngoại tệ có thể “dâng” lên ở những khúc quanh đó.
Cái nút của mọi vấn đề ngoại tệ tựu trung lại vẫn ở quỹ dự trữ ngoại hối. Với con nhà nghèo, thì chi ra hay thu vào đều phải sử dụng cách thức giật gấu vá vai. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, sự khéo léo liệu có tồn tại trong mọi điều kiện, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế đang ở khởi nguồn của một cuộc “chiến tranh tiền tệ”, nơi thiên hạ thi nhau phá giá đồng nội tệ?
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Đầu năm nói chuyện giá vàng
Giá vàng đã tăng ấn tượng trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán theo diễn biến của giá vàng thế giới. Đáng chú ý giá bán vàng trong nước ngày 11-2 tăng hơn 1 triệu đồng/lượng, đó cũng là ngày giá vàng thế giới tăng một mạch 42 đô la Mỹ/oz. Tuy nhiên sự tăng giá mạnh này dường như không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu mua vàng tìm sự may mắn của đại bộ phận dân chúng và cả nhu cầu đầu tư vàng. Nhưng liệu vàng có còn là một tài sản sinh lời hấp dẫn?
Những năm qua, thị trường vàng ngày càng mất đi tính hấp dẫn, trong khi rủi ro lại tăng. Ảnh: Tuệ Doanh
Có còn là kênh đầu tư an toàn số 1?
Người dân từ lâu đời đã có thói quen dành dụm tiền mua vàng như là một cách tiết kiệm và tích trữ tài sản. Trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời, nhiều người nhận ra rằng chỉ có vàng mới giúp họ bảo toàn tài sản. Với một nền kinh tế phát triển còn non kém như Việt Nam, người dân bình thường chủ yếu chỉ có ba kênh đầu tư chính là mua vàng, gửi ngân hàng và mua đất. Tuy nhiên, với thị trường bất động sản còn lắm rủi ro, gửi tiết kiệm ngân hàng còn nhiều nghi ngại và lãi suất không thật sự hấp dẫn, thì người dân vẫn có thói quen mua vàng dành dụm và tích trữ như là kênh đầu tư an toàn số 1.
Những năm qua, thị trường vàng ngày càng mất đi tính hấp dẫn, trong khi rủi ro lại tăng. Giai đoạn 2006-2009 nhiều sàn vàng ồ ạt ra đời cùng với sự tăng giá không mệt mỏi của thị trường vàng thế giới đã cuốn phăng nhiều nhà đầu tư của thị trường này, cả nhà đầu tư vàng tài khoản lẫn vàng vật chất. Không chỉ nhà đầu tư cá nhân, các tiệm vàng, các ngân hàng với đội ngũ mua bán hùng hậu cũng thiệt hại đáng kể khi dính vào vàng.
Kể từ khi thị trường vàng thế giới đạt đỉnh cao kỷ lục 1.920 đô la Mỹ/oz vào ngày 6-9-2011, còn giá vàng trong nước lên mốc 49 triệu đồng/lượng, thì từ đó thị trường vàng cả trong nước và thế giới đã chìm trong xu hướng sụt giảm. Bất chấp những nỗi lo khủng hoảng kinh tế hay bất ổn địa chính trị, giá vàng cứ rớt dần xuống những mức thấp hơn. Đối với nhà đầu tư vàng trong nước, không những phải đối mặt với rủi ro xuống giá của vàng, mà còn lo sợ vàng giả, vàng nhái, vàng không đạt chuẩn, những chính sách chống vàng hóa của Nhà nước, hay thậm chí là rủi ro đến từ mức chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới quy đổi.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn duy trì ở mức cao
Trong những năm gần đây, giá vàng thế giới và giá vàng trong nước luôn giữ chênh lệch ở mức độ lớn. Khi mà giá thế giới tăng thì các đơn vị kinh doanh vàng thường tăng giá nhanh và tăng theo biên độ rộng, ngược lại khi giá thế giới giảm thì các đơn vị sẽ giảm chậm và giảm theo biên độ hẹp. Việc Ngân hàng Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng từ tháng 5-2008 hoặc chỉ cho nhập hạn chế ở một số thời điểm khi giá trong nước bị thổi cao quá mức được xem là một trong những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước gần như không liên thông được với giá vàng thế giới.
Mặc dù chênh lệch giá luôn ở mức cao 2-3 triệu/lượng, hoặc có thời điểm lên đến 4 triệu đồng/lượng, nhưng cung cầu vàng vẫn ở mức độ cân bằng, hay nói cách khác người mua vàng vẫn chấp nhận. Chính điều này khiến động lực thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế gần như không có, vì dễ thấy rằng với mức chênh lệch cao như thế mà vẫn có nhiều người sẵn sàng chấp nhận mua thì nếu để giá vàng trong nước gần như liên thông với giá vàng thế giới ắt cầu sẽ tăng đột biến và gây ra những cơn sốt vàng như một số thời điểm trước đây.
Hay nói cách khác việc cố tình duy trì một mức chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế quy đổi sẽ duy trì một rủi ro nhất định, từ đó hạn chế nhu cầu đầu tư và dập tắt nhu cầu đầu cơ của thị trường vàng trong nước.
Tuy nhiên có một luận điểm khác cũng cần lưu ý đó là vì sao mức chênh lệch giữa giá vàng bán trong nước và giá vàng quốc tế quy đổi cao như thế nhưng nhiều người vẫn chấp nhận mua để tích lũy hoặc đầu tư. Có thể thói quen mua vàng của đại bộ phận dân chúng đã có từ lâu và khó xóa bỏ, tuy nhiên, với giới đầu tư vốn rất coi trọng suất sinh lời thì lại khác.
Theo công thức tính quy đổi giá vàng, với mức giá thế giới sáng ngày 15-2 vào khoảng 1.223 đô la Mỹ/oz, tỷ giá VCB mua vào là 22.280 đồng, tổng các loại phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế, phí dập vàng vào khoảng 4,3 đô la Mỹ/oz thì giá quy đổi có tính phí ở khoảng 32,9 triệu/lượng.
Tuy nhiên, giá trong nước bán ra tại thời điểm này khoảng 34 triệu đồng/lượng, cao hơn 1 triệu đồng/lượng so với giá thế giới quy đổi. Nếu tính theo công thức ngược lại với giá vàng ở 34 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá tự do dùng để quy đổi phải ở mức 22.981 đồng. Hay nói cách khác những nhà đầu tư chấp nhận mua vàng ở mức giá 34 triệu đồng/lượng cũng đang chấp nhận tỷ giá tiền đồng/đô la Mỹ ở mức cao hơn so với thời điểm hiện tại.
Xu hướng thị trường vàng sắp tới
Thị trường vàng thế giới đã phục hồi đáng kể trong nửa đầu tháng 2, kéo theo sự tăng mạnh của giá vàng trong nước. Nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo bắt nguồn từ Trung Quốc đã đẩy giới đầu tư chạy vào vàng như là kênh trú ẩn an toàn.
Thực tế thị trường vàng suy yếu trong ba năm trở lại đây chủ yếu do sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ, do giá vàng niêm yết theo đồng tiền cơ sở là đô la Mỹ. Tuy nhiên, những dấu hiệu gần đây cho thấy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khó lòng tăng thêm lãi suất trong năm 2016 trước những lo ngại về một cuộc khủng hoảng mới đã kích thích các nhà đầu tư nhảy lại vào thị trường vàng. Một điểm đáng lưu ý nữa là tuy giá vàng tính theo đô la Mỹ cho thấy sự sụt giảm, nhưng nếu so với các đồng ngoại tệ khác vẫn có sự tăng trưởng.
Ngoài ra, với việc thị trường dầu đang chìm sâu vào khủng hoảng, thị trường chứng khoán toàn cầu đang chịu cảnh bán tháo, thì có vẻ như vàng đang là tài sản đầu tư được lợi nhất trong thời điểm này. Nguy cơ khủng hoảng nợ công tại các quốc gia với việc nợ toàn cầu đã vượt quá 200.000 tỉ đô la Mỹ hay những bất ổn địa chính trị trên thế giới càng khuyến khích giới đầu tư tìm đến vàng. Với những quốc gia đã phá giá đồng nội tệ và niềm tin vào nền kinh tế suy yếu như Trung Quốc, thì người dân sẽ tìm cách giữ những tài sản an toàn như vàng hoặc đô la Mỹ. Cần nhớ rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia nhập khẩu vàng hàng đầu trong những năm qua, do đó nếu nhu cầu nắm giữ vàng của nước này tăng mạnh trong thời gian tới sẽ hỗ trợ đáng kể cho sự tăng giá của thị trường vàng.
Theo Thơi bao kinh tê Sai Gon
Phiên giao dịch chiều 16/2:Tiền đổ vào CP vừa và nhỏ HNG đã có phiên giảm sàn thứ 11 liên tiếp và vẫn ở trong tình trạng đóng băng thanh khoản, với lượng dư bán giá sàn lên tới gần 13,4 triệu đơn vị. Về cuối phiên giao dịch, lực cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh ở một số cổ phiếu lớn và giúp nới rộng sắc xanh của hai chỉ số. Đáng chú...