Khen thưởng đột xuất ông lão 77 tuổi 6 năm vá đường không công
Lo ngại những “ổ gà” làm mất an toàn giao thông, nguy hiểm cho người đi đường, 5-6 năm qua, ông Cao Văn Long (81 tuổi) một mình với chiếc xe đạp và dụng cụ vá đường, đi khắp các tuyến đường TP Long Xuyên vá cho bằng phẳng.
Sáng 9/7, tại Ủy ban nhân dân phường Mỹ Xuyên, Ủy ban nhân tỉnh An Giang đã tổ chức tuyên dương, khen thưởng đột xuất ông Cao Văn Long (SN 1942, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên) – người đã miệt mài xách nhựa đường đi vá các “ổ gà” trên các tuyến đường lớn nhỏ ở thành phố Long Xuyên trong 6 năm qua.
Ông Đào Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên cho biết: “Hình ảnh chú Tư Long (ông Cao Văn Long) với chiếc xe đạp cà tàng và đồ nghề gồm dao, gạch, cây cọ, đá vụn, nhựa đường, dầu hỏa hàng ngày đạp xe đi tìm “ổ voi, ổ ga” trên trên các tuyến đường lớn nhỏ ở thành phố Long Xuyên để vá lại đã trở nên thân quen với mỗi người dân thành phố Long Xuyên. Việc làm của chú Tư Long tuy rất nhỏ nhưng mang ý nghĩa vô cùng lớn, có sức lan tỏa trong cộng đồng”.
Đại diện UBDN tỉnh An Giang, ông Đào Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho ông Cao Thanh Long
Trước đó, qua phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng, ông Cao Văn Long dù đã gần 80 tuổi, nhưng từ 5-6 năm nay, ông vẫn một mình cùng chiếc xe đạp, lỉnh kỉnh túi xách nhựa đường đi vá từng “ổ gà” trên các tuyến đường lớn, nhỏ ở thành phố Long Xuyên, để có những con đường phẳng phiu cho người dân đi lại êm thuận, an toàn…
“Hành động đẹp” của ông Cao Thanh Long đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể gửi thư khen ngợi. Trong thư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách dành cho duy tu, sửa chữa, nâng cấp và xây mới các con đường từ Trung ương và địa phương của nước ta còn nhiều hạn chế, việc làm của ông Long đã được cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong ngành Giao thông vận tải trân trọng ghi nhận, biểu dương. Việc làm, nghĩa cử cao đẹp nêu trên của ông là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo.
Từ 5 -6 năm qua, ông Cao Thanh Long thầm lặng đi khắp các tuyến đường ngỏ hẻm ở TP Long Xuyên để vá các “ổ gà” cho bằng phẳng
Video đang HOT
Dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cũng đã trao Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh An Giang cho ông ông Cao Thanh Long đã có thành tích xuất sắc trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chính Minh” năm 2018.
Việc làm thầm lặng cảu ông Long là một nghĩa cử cao đẹp, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, giúp người dân đi lại thuận tiện; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang.
Theo Nguyễn Hành (Dân Trí)
Người mẹ tình nghĩa quyết bán đất, gồng gánh nuôi 6 đứa con người ta
Chị cầm nải chuối lên rồi bỏ xuống. Rồi một nải khác được chọn. Chị nói thật lớn, "con lấy nải này bà nhé". Nét mặt bà thật vui. Bà nở nụ cười một tay trao cho khách chiếc bao nhựa, một tay đón lấy tiền khách trả.
Cái số đơn côi
Chúng tôi đứng thật lâu tại một ngã ba trong con hẻm 308 Nguyễn Tri Phương (P.4, Q.10 TPHCM). Buổi xế chiều, hẻm vắng. Ở góc ngã ba, một sạp bán chuối và cà phê vẫn nhộn nhịp. Người ngồi, người đứng ai nấy cùng vây quanh một bà cụ với những câu chuyện bâng quơ.
Bà già lắm rồi. Người bà gầy nhom. Tai bà không còn nghe một cách bình thường được nên muốn nói chuyện với bà ai cũng phải nói thật lớn. Gương mặt bà trầm buồn nhưng rất phúc hậu. Đôi mắt bà thật sáng, thật long lanh.
Đến sát bên bà, chúng tôi nói chuyện và được bà cho biết bà tên Huỳnh Thị Điểu, năm nay tròn 90 tuổi. Cũng như bao người phụ nữ khác, bà cũng có một gia đình với đầy đủ tiếng cười của trẻ thơ. Vậy mà qua bao nhiêu năm đến cuối đời bà cô đơn một mình. Niềm vui của bà bây giờ là sạp bán chuối sống qua ngày bên cạnh những tình cảm thân thương mà bà con trong xóm dành cho.
Bà Huỳnh Thị Điểu, 90 tuổi.
Bà tỉ tê với chúng tôi, bà có chồng năm 19 tuổi. Chồng bà là một thanh niên xốc vác làm những công việc nặng nhọc trong một đội mai táng. Vợ chồng cùng nhau mưu sinh xây dựng gia đình hạnh phúc ấm êm. Năm bà 24 tuổi, bà mang thai lần đầu tiên. Đứa con gái mang nặng đẻ đau sống với bà vỏn vẹn 1 tháng 20 ngày rồi vĩnh viễn ra đi. Nhiều năm sau đó, cả ông bà đều muốn có thêm một đứa con nhưng vẫn không được toại nguyện...
Nói đến đây, gương mặt bà chùng xuống. Giọng nói của bà đứt quãng. Bà buồn lắm. Rồi bà tiếp, nhà tôi hồi đó rộng lắm. Tôi bàn với ông nhận con nít về nuôi cho vui cửa vui nhà.
Thế là sau đó, lần lượt bà nhận nuôi cả 6 đứa trẻ sơ sinh gồm 3 trai 3 gái. Cha mẹ chúng hầu hết là những người lao động nghèo. Bà nói, buồn lắm anh ơi. Những tháng đầu cha mẹ chúng trả tiền rất sòng phẳng nhưng dần dần họ lẳng lặng bỏ con đi biệt tích. Thế là một mình bà ôm trọn 6 đứa con thơ còn đỏ hỏn.
Nhiều người khuyên tôi nên đưa chúng vào các cơ sở từ thiện xã hội nhưng tôi không đành. Thế là cả 2 vợ chồng nai lưng ra làm nuôi 6 đứa con. Hàng ngày tôi lấy rau, chuối, hoa quả về bán để có thêm thu nhập. Cọng với tiền lương của chồng, chúng tôi đủ sức nuôi chúng.
Thế nhưng trời không chiều lòng người, năm 1982 ông nhà tôi ra đi sau một cơn bạo bệnh. Một mình tôi bơi giữa chợ đời rất gian truân vất vả trong khi 6 đứa trẻ ngày một lớn, đòi hỏi chúng tôi phải chi tiêu nhiều hơn nữa.
Căn nhà thật rộng giờ đành phải cắt ra bán bớt để có tiền trang trải. Sau nhiều lần cắt bán, đến hôm nay nhà tôi chỉ còn rộng khoảng 2m dài chừng 8m. Với tôi, ở một mình cũng là quá rộng.
Con hẻm nghĩa tình
Những đứa con ở với bà Điểu lớn nhanh theo thời gian. Chúng đều thất học bởi bà chỉ có thể lo cho miếng ăn là quá sức rồi. Cũng vì thế nên tất cả đều khổ không ai có được việc làm ổn định. Bà dựng vợ gả chồng cho từng đứa để rồi chúng ra riêng tìm sinh kế bỏ bà bơ vơ trơ trụi một mình.
Trong số 6 người con đó, có lần bà gả chồng cho một cô con gái. Trước ngày về nhà chồng, bà hỏi con có muốn cha mẹ ruột con đứng ra gả không ? Cô gái bật khóc, ôm bà và nói "con chỉ biết má là má của con thôi. Con không cần ai ngoài má cả".
Câu nói làm bà thắt lòng. "Nó biết ơn mình như vậy là vui rồi", bà trải lòng với chúng tôi. Bà cho biết thêm, hiện nay 6 đứa chỉ còn 4. Hai đứa con trai đã mất vì bệnh. Chúng đều ở xa thỉnh thoảng cũng về thăm bà cho trọn vẹn nghĩa tình. Ghé vào căn nhà của bà, chúng tôi không khỏi nao lòng khi nhìn trên vách hình ảnh những đứa con của bà và trên bàn thờ, chồng bà với khói hương nghi ngút. Một bức ảnh thời bà còn trẻ bên cạnh những lời mừng thọ có lẽ cũng đã nói lên hết những vui buồn của một đời người.
U buồn khi vắng khách.
Chị Bùi Thị Thành, 77 tuổi người bán cà phê cạnh bà cho biết, hiểu hoàn cảnh bà cả xóm ai cũng thương. Hiện giờ mỗi lần bà lấy 10 nải chuối về bán. Có khi 2,3 ngày mới hết mà mỗi nải chỉ lời có 2.000đ. Có khi ế chuối chín bà con chung quanh phải mua giúp bà.
Bà Điểu đã cao tuổi không còn khả năng lo cho chính mình. Bà con trong xóm đã chung tay lo cho bà từng miếng ăn, giấc ngủ. Chị Thành cho biết thêm, ăn trưa ăn tối đều có người mang đến cho bà. Cả cuộc đời bà sống vì tình thương đến cuối đời sống trong đơn độc nhưng bà không cô đơn. Chung quanh bà luôn có những tấm lòng sẵn sàng cưu mang bà trong những lúc khó khăn nhất.
Nụ cười của bà Điểu khi khách ghé mua nải chuối.
"Bà đã nuôi sống 6 mạng người mà không đòi hỏi một sự báo đáp. Giờ đây bà có thể vui với những người đã bao năm cùng bà chung sống trong con hẻm đầy ắp nghĩa tình này", chị Thành vui vẻ giãi bày với chúng tôi ...
*Tiêu đề bài viết do Dân Việt đặt lại
Theo Trần Chánh Nghĩa (Vietnamnet)
Đi phụ hồ về, nam sinh nhảy xuống cứu bé trai chìm gần đáy sông Nghe tiếng kêu cứu thất thanh, Nam lao ngay xuống dòng nước sâu 3m kéo bé Hòa lên bờ không một chút đắn đo. Mẹ Hòa bảo, nếu không có Nam, chắc chị đã mất con. Trước đó, vào chiều muộn ngày 19/6, Trần Văn Nam (thôn Cù Lạc 1, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đang trên đường đi phụ...