Khen người trên phố, ‘ông chú’ kiếm 1,6 triệu đồng mỗi ngày
NHẬT BẢN – Nổi tiếng với biệt danh “ Uncle Praise” (ông chú khen ngợi), một người đàn ông 43 tuổ.i đã kiếm sống trên đường phố Tokyo suốt 3 năm qua bằng việc liên tục khen ngợi, tán dương người khác.
Uncle Praise bắt đầu được biết tới rộng rãi hơn từ tháng 9/2024, sau khi đài truyền hình Fuji TVlàm một bộ phim tài liệu ngắn về “ nghề nghiệp” độc đáo của ông.
Người đàn ông 43 tuổ.i này từng làm việc cho một công ty ở quê nhà Tochigi. Tuy nhiên, do thích cờ bạc nên ông đã đán.h mất cả gia đình lẫn công việc.
Thất nghiệp, bị gia đình từ mặt, Uncle Praise phải sống lang thang khắp nơi. Cú sốc lớn đã khiến ông vượt qua được cơn nghiệ.n cờ bạc và nhìn nhận lại cuộc đời.
Từng mơ ước trở thành nghệ sĩ đường phố nhưng ông không có kỹ năng đặc biệt nào. Do đó, ông nghĩ ra cách khen ngợi, tán dương người khác để kiếm thêm tiề.n.
“Nhiều người nhận lời khen để họ cảm thấy tốt hơn”, ông chia sẻ trên tờ Asahi Shimbun.
Video đang HOT
Từ đó, Uncle Praise bắt đầu đi khắp Tokyo với tấm biển “Tôi sẽ dành cho bạn những lời khen tuyệt vời”.
Ông tin rằng ai cũng thích được khen ngợi và đôi khi là lời động viên để tốt hơn, dù nó đến từ người lạ. Bí quyết của Uncle Praise là không làm mọi thứ quá đà.
Khi gặp khách lần đầu, ông sẽ khen ngợi về ngoại hình của họ trước và sau đó trò chuyện, tìm thêm những chi tiết mới để khen.
“Tôi rất hạnh phúc khi thấy mọi người thích những gì tôi nói ra”, Uncle Praise chia sẻ lý do làm công việc độc đáo này suốt 3 năm qua.
Uncle Praise thường phải đứng hàng giờ liền với tấm biển mà không có ai ghé vào.
Tuy nhiên, ông cũng có những vị khách quen, thường xuyên gọi đến để nhờ ông khen. Họ cần được động viên.
Sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội, Uncle Praise bắt đầu thực hiện các chuyến “công tác” quanh Nhật Bản.
Tới nay, ông đã đi được 31 tỉnh thành để khen ngợi mọi người. Uncle Praise khen ngợi trung bình 30 người mỗi ngày, kiếm được khoảng 10.000 Yen (1,6 triệu đồng).
Hành trình hiến tặng tế bào gốc đầy cảm xúc của chàng trai làm lay động cộng đồng mạng: "Cuộc gặp gỡ định mệnh" với tỷ lệ phù hợp 1/50.000
Hành trình đặc biệt này không chỉ là một món quà cuộc sống cho người bệnh mà còn là câu chuyện cảm động về sự sẻ chia và tình người.
Câu chuyện hiến tặng tế bào gốc của một chàng trai trẻ đã lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ và bình luận tán dương.
Mới đây, câu chuyện về hành trình hiến tặng tế bào gốc của anh Mac T. Chutipong (sống tại Thái Lan) đã gây xúc động cộng đồng mạng. Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân vào ngày 30/12, anh Chutipong đã tường thuật lại trải nghiệm hiến tặng tế bào gốc cho một bệnh nhân mắc bệnh má.u ác tính. Anh ví von cuộc gặp gỡ này như một "cuộc gặp gỡ định mệnh" bởi tỷ lệ trùng khớp HLA (kháng nguyên bạch cầu) chỉ 1/50.000.
Hiến tế bào gốc - một phần của tế bào gốc má.u - cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến má.u nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, teo tủy xương hoặc các bệnh má.u nghiêm trọng khác... không dễ dàng như hiến má.u nói chung. Phải có sự trùng khớp của các gen HLA, mà ở người bình thường, cơ hội trùng khớp này rất nhỏ - chỉ 1/50.000.
Bài chia sẻ của Mac T. Chutipong về hành trình hiến tặng tế bào gốc của mình.
Hành trình hiến tặng tế bào gốc này bắt nguồn từ 5 năm trước. Trong 1 lần đi hiến má.u, anh Chutipong đã đăng ký hiến tặng tế bào gốc tại Hội Chữ thập đỏ Thái Lan. Và anh không ngờ rằng mình sẽ có cơ hội trải nghiệm một hành trình ý nghĩa như vậy. Vào đúng ngày sinh nhật của mình trong năm nay, anh Chutipong bất ngờ nhận được cuộc gọi từ Hội Chữ thập đỏ thông báo về một bệnh nhân có khả năng phù hợp với tế bào gốc của anh.
Thông tin của bệnh nhân sẽ không được tiết lộ. Bác sĩ chỉ thông báo cho chúng tôi rằng cô ấy là phụ nữ và sống ở nước ngoài. Nhưng Chutipong đã không ngần ngại đồng ý và nhanh chóng đến làm các xét nghiệm cần thiết. Sau khi có kết quả trùng khớp, anh tiếp tục được kiểm tra sức khỏe tổng quát, bao gồm xét nghiệm má.u, điện tâm đồ và chụp X-quang phổi. Tuy nhiên, anh gặp phải một thử thách nhỏ khi tĩnh mạch ở cánh tay không đủ tiêu chuẩn để tiến hành hiến tặng. Điều này đồng nghĩa với việc anh sẽ phải tiến hành phẫu thuật để đặt ống dẫn vào tĩnh mạch ở cổ.
Dù bác sĩ thông báo về quyền được từ chối, anh Chutipong vẫn kiên quyết tiếp tục hành trình hiến tặng. Anh chia sẻ rằng, anh hiểu việc bỏ cuộc giữa chừng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội sống của bệnh nhân. Trước khi phẫu thuật đặt ống dẫn, anh đã được tiêm thuố.c kích thích tủy xương trong 3 ngày liên tiếp. May mắn là anh không gặp phải tác dụng phụ nào đáng kể.
Ảnh minh họa
Quá trình hiến tặng tế bào gốc diễn ra trong 2 ngày. Anh Chutipong được tiêm thuố.c vào buổi sáng và sau đó nằm nghỉ trong khoảng 5 tiếng để máy móc tách chiết tế bào gốc từ má.u. Anh cũng được theo dõi sát sao bởi các y tá và bổ sung canxi để tránh tình trạng bị chuột rút hay tê bì. Rất may, lượng tế bào gốc thu được đã đạt yêu cầu ngay trong ngày đầu tiên. Anh cũng tiết lộ, việc tháo ống dẫn không hề đau như anh tưởng tượng.
Anh Chutipong hy vọng rằng người nhận được món quà này sẽ sớm bình phục và có một cuộc sống khỏe mạnh. Anh cũng mong muốn câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người đăng ký hiến tặng tế bào gốc, mang đến hy vọng sống cho những bệnh nhân đang chờ đợi. Anh nhấn mạnh rằng ngay cả nếu không thể trực tiếp hiến tặng, việc chia sẻ thông tin này cũng là một hành động ý nghĩa.
Cứ 5h20 sáng, người phụ nữ thức dậy để làm đúng 1 việc: Suốt 30 năm không đổi, thứ có được vô giá Người mẹ đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các con. Khi bước chân vào thế giới của người lớn, chúng ta càng nhận ra sự hi sinh của bố mẹ lớn đến cỡ nào. Những việc như thức khuya dậy sớm, đi làm lao động chân tay... đến khi chúng ta thực sự trải qua thì mới biết nghị lực của cha...