Khen, chê Facebook Graph Search
Thế giới ảo chỉ ra không ít thách thức cho việc mạng xã hội Facebook cung cấp ứng dụng Graph Search để bành trướng sang mảng tìm kiếm trực tuyến.
Ngày 15.1, Facebook chính thức giới thiệu ứng dụng tìm kiếm mang tên Graph Search cho người dùng. Trước đây, công cụ tìm kiếm trên Facebook chỉ đơn giản cung cấp thông tin về tên thành viên hay trang riêng, nhóm thuộc mạng xã hội này và những kết quả còn lại trên mạng thì được dẫn từ dịch vụ Bing của Microsoft. Trong khi đó, Graph Search giờ đây cung cấp kết quả tìm kiếm nhấn mạnh vào thông tin cá nhân mà người dùng Facebook công khai để khai thác lợi thế mạng xã hội này đang có hơn 1 tỉ thành viên. Ví dụ, khi người dùng gõ đoạn từ khóa tìm kiếm là “những người bạn làm chung với tôi và thích bơi lội”, Graph Search kết nối nội dung các thành viên trong danh sách bạn bè trên Facebook để phân tích rồi cho kết quả. Tương tự, thành viên của mạng xã hội này cũng có thể tìm kiếm thông tin về những ý kiến, hình ảnh trên Facebook chia sẻ về một địa điểm du lịch nào đó. Ngoài ra, đối với những cụm từ khóa tìm kiếm khác trên mạng, Graph Search sẽ cung cấp kết quả dựa trên Bing như lâu nay. Đến nay, chỉ những ai đăng ký thì Facebook mới cho phép sử dụng bản dùng thử.
Không ít ý kiến chỉ trích Facebook Graph Search xâm phạm đời tư người khác để kiếm tiền
- Ảnh:Cmgdigital.com, Tehnopol.ro
Mặc dù vẫn chưa rõ thời điểm cụ thể để Facebook tích hợp Graph Search cho tất cả thành viên nhưng công cụ tìm kiếm này tạo ra vô số ý kiến trên thế giới ảo. Không ít cư dân mạng lẫn giới chuyên gia nhận định đây là một kế hoạch để Facebook tăng doanh thu từ thị trường quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều thành viên cộng đồng mạng nhận định Facebook sẽ khó đạt thành công với kế hoạch này vì Graph Search khó có thể theo kịp Google. Nhận định trên trang Yahoo! phiên bản quốc tế, thành viên tên Ganesh viết: “Nếu cần tìm kiếm, tôi sẽ chọn Google. Facebook nên tập trung vào lĩnh vực chính của mình hơn là “bành trướng” sang các mảng mới”. Tương tự, cư dân mạng Heavy Rain nhận xét trên CNN: “Tôi đồng ý với Larry Page (nhà đồng sáng lập Google – NV) rằng các sản phẩm của Facebook đang sai đường”. Đây cũng là ý kiến của một số thành viên trên diễn đàn Tinhte, ví dụ như người có tên Michaelmanhhung đánh giá đầy châm biếm: “Vẫn không thể thay thế được Google. Cái này chắc hữu ích cho việc tán gái thôi”. Nhẹ nhàng hơn, BryanNagy nhận xét trên diễn đàn của CNET rằng: “Tôi nghĩ rằng đây là một công cụ thú vị nhưng nó sẽ không thể thay thế Google”.
Graph Search còn bị chỉ trích là xâm phạm thông tin cá nhân người dùng Facebook. Cư dân mạng có tên Incognito cảnh báo trên Yahoo! là: “Hãy cẩn thận với những gì bạn đưa lên Facebook. Quá nguy hiểm cho tất cả chúng ta”. Giống như vậy, bạn Shami đăng ý kiến trên Tinhte: “Càng ngày càng bá đạo, đã đến lúc hạn chế post like tùm lum trên Facebook rồi”. Vì thế, một số cư dân mạng cho rằng những người dùng Facebook sẽ hạn chế công khai thông tin vì lo sợ đời tư bị xâm phạm nên Graph Search khó cung cấp nhiều kết quả tìm kiếm hữu ích.
Thế nhưng, vẫn có nhiều người dùng tỏ ra hài lòng với công cụ tìm kiếm mới của Facebook. Trong đó có thành viên iBBphone của Tinhte nhận xét: “Công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội và những thứ liên quan đến các thành viên mạng này. Vẫn hữu dụng và khác biệt so với google”. Giữa hai làn ý kiến khen chê thì chỉ thời gian mới trả lời được liệu Facebook sẽ thành công với Graph Search hay không.
* Vấn đề bảo mật cá nhân sẽ bị xâm phạm (Shami/Tinhte)
Video đang HOT
* Vô hình trung, chúng ta tự cho thiên hạ biết mọi thông tin của chúng ta trên các mạng xã hội. (MrZero/Tinhte)
* Sao có nhiều người phản ứng thái quá như thế, thật điên rồ. (Pat/Yahoo)
* Tôi sẽ chẳng đưa thông tin nào lên Facebook nữa. Tôi sẽ chỉ chia sẻ với bạn bè của mình (Sam/CNN)
* Thông tin cá nhân của mọi người là mỏ vàng đối với Mark Zuckerberg (Tổng giám đốc Công ty Facebook – NV). Ông ấy xâm phạm đời tư người khác để kiếm tiền. (Freeindi/CNN)
Theo TNO
Google "dính đạn" do xâm phạm quyền riêng tư của người dùng
Sau khi vi phạm thỏa hiệp về quyền riêng tư (privacy settlement) của Cơ quan Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) hồi năm ngoái, Google bị phạt 22.5 triệu USD vì hành vi theo dõi người dùng thông qua cookies tích hợp trên trình duyệt Safari của Apple.
Mặc dù đã cam kết không theo đõi người dùng nhưng "ông vua tìm kiếm" vẫn tiếp tục "tìm kiếm" thông tin người dùng thông qua các cookies trên Safari nhằm mục đích quảng cáo và chính hành động trên khiến Ủy ban FTC quyết định đưa Google trở lại tòa án.
Ủy ban FTC quyết định đưa Google trở lại tòa án
Giơ cao... đánh có quá khẽ?
Theo một đại diện của FTC cho biết "Thỏa hiệp về vấn đề riêng tư của người dùng là một phần trong các nỗ lực của FTC nhằm đảm bảo các công ty [như Google] tuân thủ các chính sách cam kết với khách hàng và [số tiền 22.5 triệu USD] là mức phạt cao nhất dành cho các công ty vi phạm cam kết trên. Ngoài mức phạt cảnh cáo, chúng tôi cũng yêu cầu Google gỡ bỏ các cookies theo dõi (tracking cookies) tích hợp trên máy tính của khách hàng."
Google phải gỡ bỏ các tracking cookies đối với người dùng.
Mặc dù bị phạt 22.5 triệu USD - tương đương với 0.06% lợi nhuận của Google trong năm 2011 nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất xảy đến với gã khổng lồ Internet. Vấn đề nảy sinh sau vụ vi phạm trên chính là thái độ của khách hàng đối với uy tín của hãng và điều này đã để lại một "vết nhơ" của Google đối với người sử dụng.
Tuy nhiên, một số người sử dụng Google và Safari lại không đồng tình với giải pháp trên của FTC. Họ lên tiếng phản đối phán quyết của FTC tại tòa án Hoa Kỳ và cho rằng lệnh yêu cầu Google vô hiệu hóa các cookies của tòa là không thỏa đáng và chỉ có tính chất nhất thời. Bên cạnh đó, mức phạt quá nhỏ so với một ông lơn như Google và tòa nên có thời gian thử thách đối với "ông vua tìm kiếm" nếu họ có ý định tái phạm.
22.5 triệu USD quá nhỏ so với Google và hãng nên có thời gian thử thách.
John Simpson, một trong những người phản đối quyết định của tòa cho biết "Kì thực, tôi đang nghĩ tới việc Google và FTC liên kết chống lại khách hàng và họ tương trợ lẫn nhau theo một thỏa thuận bí mật đã được thông qua trước đó."
Mặc dù Google phải vô hiệu hóa các cookies tích hợp trên trình duyệt của người dùng nhưng họ vẫn được phép giữ lại các thông tin thu được trước đó. Google biện luận rằng họ sẽ không sử dụng thông tin thu được mà chỉ lưu giữ và "để đó"; Ủy ban FTC chấp thuận yêu cầu trên.
Bình luận về động thái trên của cả hai phía, ông Simpson tiếp tục "Mặc dù tôi cũng có thất vọng với quy tắc ứng xử của FTC nhưng tôi lại thấy vui khi tiếng nói của chúng tôi cũng có tầm ảnh hưởng và điều này sẽ tạo đà cho những người khác lên tiếng khi xảy ra các vụ việc tương tự. Thu hút chú ý của dư luận mới là mục tiêu chính của chúng tôi."
Quy tắc ứng xử của FTC không tạo được đồng thuận trong xã hội.
"Phát súng" cảnh cáo dành cho Google
Ông Simpson cho rằng, quyết định trên của tòa đã làm sáng tỏ 2 điều: "Thứ nhất, nếu khách hàng có bất cứ vấn đề gì liên quan tới quyền riêng tư và nhận thấy mình bị thu thập dữ liệu, hãy kiểm tra và tận dụng các điều khoản trong quy định Do Not Track."
"Thứ hai, FTC cần tập hợp những vụ kiện chống độc quyền liên quan tới Google và gửi nó lên Tòa án tối cao của Hoa Kỳ (U.S. District Court). Bên cạnh đó, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ cũng nên tìm cách buộc Google loại bỏ Motorola Mobility, tách biệt tìm kiếm với quảng cáo và phải chịu sự kiểm soát của những quy định như những công ty khác trong cùng lĩnh vực".
Vụ lùm xùm của Google và Motorola Mobility vẫn còn tiếp diễn.
Theo genk
Thiếu gia "cưỡng hiếp" đối mặt với 209 năm tù Mặc dù đã bị xử 14 năm tù ở phiên tòa sơ thẩm nhưng Lý Tông Thụy vẫn đang đứng trước nguy cơ bị tăng án phạt do các nạn nhân kháng cáo và sự phẫn nộ của dư luận. Theo thông tin mới nhất có được, văn phòng công tố viên Đài Bắc đã chính thức công khai bản cáo trạng của...