Khe nứt Mỹ – EU nới rộng
Liên minh với Mỹ tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định của châu Âu hơn 70 năm qua, nhưng mối quan hệ dưới thời Trump đang lung lay dữ dội.
Trong suốt hơn 7 thập kỷ qua, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tưởng như không gì lay chuyển nổi đã góp phần củng cố các giá trị của trật tự phương Tây do Mỹ dẫn dắt. Nhưng đến năm 2020, quan hệ này dường như đang được xem xét lại ở cả hai phía.
Hồi đầu tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) từ chối đưa Mỹ vào danh sách “các quốc gia an toàn” giữa đại dịch Covid-19, đồng nghĩa những người đến từ Mỹ sẽ không được khối này chào đón trong tương lai gần. Quyết định trên bắt nguồn từ thực tế là tình hình Covid-19 tại Mỹ vẫn chưa được kiểm soát. Trong khi đó, danh sách của EU có tên cả Trung Quốc, quốc gia được cho là nơi khởi phát dịch bệnh.
Từ trái qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham dự một sự kiện tại Khải Hoàn Môn ở Paris hồi tháng 11/2018. Ảnh: AFP.
Nhằm xoa dịu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người gần đây thường xuyên chỉ trích khối, giới chức EU cam đoan rằng quyết định họ đưa ra không mang tính chính trị mà hoàn toàn dựa trên bằng chứng dịch tễ học.
Tuy nhiên, nhiều người đã ngầm thừa nhận rằng trước đây, để “viên thuốc đắng” trở nên dễ uống hơn với công chúng Mỹ, Brussels đã bọc thêm bên ngoài “một lớp đường”.
Video đang HOT
“Nếu như trước đây, tôi có thể đoan chắc rằng EU sẽ không đưa Trung Quốc vào danh sách để làm hài lòng Mỹ”, một nhà ngoại giao EU giấu tên nói.
Đặt trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, hành động này có lẽ là bằng chứng dễ thấy nhất về mối rạn nứt trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, giới chuyên gia nhận định. Washington rõ ràng ngày càng ít quan tâm hơn đối với các vấn đề của châu Âu và các quốc gia châu Âu cũng không che giấu việc họ đang tìm cách giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ. Điều này đặc biệt đúng với 27 nước thành viên EU.
Một trong những cách Brussels nghĩ họ có thể tách rời khỏi Mỹ là tham gia nhiều hơn với Trung Quốc trên tư cách đối tác chiến lược và kinh tế, giảm phụ thuộc vào một trong những siêu cường toàn cầu bằng cách cân bằng mối quan hệ với siêu cường đối trọng.
“Nhìn vào các số liệu của Trung Quốc, cách họ đối phó với Covid-19 và nhìn sang lập trường của Nhà Trắng, tôi nghĩ chúng ta không thể tiếp tục xa rời họ”, nhà ngoại giao EU giấu tên nhận định.
Một quan chức giấu tên khác ở Brussels làm việc về chính sách đối ngoại của EU cho biết mục tiêu tách rời khỏi châu Âu đã trở thành ưu tiên địa chính trị của Mỹ từ thời tổng thống Barack Obama. “Obama không quan tâm sâu sắc tới Trung Đông như các tổng thống Mỹ đời trước và điều đó thực sự tạo ra vấn đề với EU. Ông ấy còn chuyển các ưu tiên từ châu Âu sang Trung Quốc và châu Á”, quan chức này nói.
Các nhà quan sát lâu năm đồng tình rằng mối quan hệ Mỹ – châu Âu đã trải qua quãng thời gian căng thẳng trong 4 năm qua và sẽ tiếp tục chia rẽ hơn nếu Trump tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào cuối năm nay.
“Trump coi EU, đặc biệt là Đức, là một đối thủ về kinh tế và thương mại, đồng nghĩa căng thẳng nhiều khả năng sẽ gia tăng nếu ông ấy tái đắc cử”, Velina Tchakarova, chuyên gia từ Viện Chính sách An ninh và châu Âu của Áo, bình luận.
Theo bà, EU đang thực hiện các bước để dần dần “xây dựng quyền tự chủ mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng”, song Trump lại tìm cách “làm suy yếu những nỗ lực đó bằng những đòn công kích nhằm vào các thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời thông qua cả những biện pháp về thương mại và kinh tế”.
Quan chức Brussels giải thích rằng việc Trump “xa rời chủ nghĩa đa phương” trước những vấn đề quốc tế như Iran, kết hợp với việc Mỹ “thu hẹp trách nhiệm đối với an ninh châu Âu” đã thúc đẩy châu Âu cân nhắc việc rời xa Mỹ và “tự làm theo cách của mình trên trường quốc tế”.
“Vấn đề đặt ra là các quan chức ở Washington vẫn muốn làm việc với châu Âu lại không nhận được sự ủy nhiệm của chính phủ để tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào”, ông này nói và thêm rằng nếu Trump đắc cử nhiệm kỳ hai, tình hình sẽ càng trở nên trầm trọng.
Đây là lý do “các tổ chức của EU và lãnh đạo các quốc gia thành viên muốn Joe Biden đắc cử vào tháng 11… Ông ấy ủng hộ chủ nghĩa đa phương và điểm khác biệt còn nằm ở việc ông ấy sẽ củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu”, Tchakarova nhận xét.
Một số nhà ngoại giao ở cả hai bờ Đại Tây Dương thừa nhận họ có chung quan điểm với Tchakarova, dù phần lớn từ chối bình luận về vấn đề này. Một nhà ngoại giao châu Âu nói: “Chúng tôi sẽ nhảy với bất kỳ ai, nhưng không cần phải là thiên tài mới có thể nhìn thấy rằng mối hợp tác giữa EU và Mỹ đang kém hiệu quả”.
Dù vậy, chiến thắng của Biden cũng không thể mang đến giải pháp tức thời cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, giới phân tích đánh giá. “Câu hỏi không phải là liệu bạn có thể đưa mối quan hệ quay về như ban đầu hay không mà là bạn có thể thuyết phục Mỹ tái gia nhập trật tự phương Tây không”, nhà ngoại giao EU giấu tên bình luận.
Đức đặt mục tiêu EU thông qua gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro
Đức đặt mục tiêu sẽ thông qua được gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro tại Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong hai tuần nữa.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron chiều 29/6 tại lâu đài Museberg, ngoại ô thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai nước Đức và Pháp sẽ quyết tâm thúc đẩy tất cả các thành viên khác của EU đạt được đồng thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro được Uỷ ban châu Âu đề xuất hồi đầu tháng 6/2020.
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters
Hiện tại, sau 2 phiên thảo luận cấp cao trực tuyến, các nước vẫn chưa đạt được thoả thuận, do nhóm 4 nước phản đối là Áo, Đan Mạch, Thuỵ Điển và Hà Lan vẫn chưa đồng ý với phương thức phân bổ gói phục hồi 750 tỷ euro. Các nước này cho rằng việc một số nước nhận được tiền trợ giúp từ EU mà không có nghĩa vụ cụ thể về việc trả nợ là không hợp lý. Các nước này cũng phản đối việc đồng nhất nợ của khối.
Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, các cuộc họp trực tuyến hạn chế không gian thảo luận nên Hội nghị Thượng đỉnh EU vào hai ngày 17 và 18/7 tới tại Brussels sẽ là cơ hội tốt để nguyên thủ các nước trực tiếp thảo luận với nhau về gói phục hồi. Đây cũng sẽ là Thượng đỉnh EU đầu tiên mà các nguyên thủ trực tiếp có mặt ở Brussels sau hơn 3 tháng các nước châu Âu đóng cửa biên giới và thực hiện phong toả để ngăn đại dịch Covid-19.
Hiện Đức và Pháp đang tập trung nỗ lực thuyết phục Hà Lan, nước được cho là cứng rắn nhất trong nhóm phản đối. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lần lượt có các cuộc thảo luận trực tiếp với Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte trong hai ngày 22/6 và 23/6.
Đối với ưu tiên hành động sắp tới của EU trong 6 tháng nước Đức giữ chức Chủ tịch luân phiên, bắt đầu từ 1/7, phía Đức cho biết 3 ưu tiên lớn nhất là nhanh chóng thông qua gói hồi phục và ngân sách châu Âu, giải quyết hồ sơ Brexit với Anh và điều chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định, trong bối cảnh này, sự đoàn kết Đức-Pháp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với châu Âu: "Các kỳ vọng vào châu Âu là rất cao và chúng tôi biết rất rõ rằng châu Âu không nhất thiết là luôn đoàn kết khi hai nước Đức Pháp nhất trí với nhau, nhưng nếu Đức và Pháp chia rẽ thì sự đoàn kết của châu Âu đặc biệt không tốt. Vì thế, khi Đức-Pháp đồng ý với nhau về nhiều vấn đề, chúng tôi sẽ đóng góp một động lực tích cực để châu Âu có một hướng đi đúng đắn trong tương lai"./.
Thách thức với chính sách đối ngoại Mỹ hậu Covid-19 Mỹ đang đối mặt với sức ép lớn từ đối thủ lẫn đồng minh trên trường quốc tế, Covid-19 càng khiến thách thức đó thêm trầm trọng. Trước khi Covid-19 tấn công, Mỹ đã đối mặt với nhiều thách thức và khó có thể hoàn thành các cam kết quốc tế. Khi đại dịch xuất hiện, những khó khăn này tăng lên gấp...