KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh đó, Giáo sư Lương Văn Hy được bầu làm phó chủ tịch AAS, nhóm giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM chế tạo máy sản xuất khẩu trang hàng loạt cũng là tin tức KH&CN đáng chú ý tuần qua.

1. Giảng viên chế tạo máy sản xuất khẩu trang y tế

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế giữa mùa dịch Covid-19, nhóm giảng viên Khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) đã chế tạo hệ thống máy sản xuất khẩu trang đại trà. Theo thiết kế, năng suất một máy tự động tạo thân khẩu trang có thể đạt tối đa 90 cái/phút, trong khi năng suất máy hàn quai siêu âm đơn điểm chỉ đạt 15 cái/phút.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 1

PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc (giữa) và TS Nguyễn Thanh Hải (phải) bên máy tạo thân khẩu trang y tế. Ảnh: Cơ khí Bách Khoa.

PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc chia sẻ: “Trong thời gian rất ngắn nhưng các giảng viên Khoa Cơ khí đã triển khai xuất sắc dự án và đúng kế hoạch. Thiết kế này không chỉ tối ưu về chi phí, mà quan trọng hơn là đem lại sản phẩm đạt tiêu chuẩn y tế cho người dùng. Hãy tự nâng cao ý thức bằng việc đeo khẩu trang y tế để tự giác phòng bệnh cho chính mình và cho cộng đồng”.

2. Giáo sư Lương Văn Hy được bầu làm phó chủ tịch AAS

Ngày 27/3, GS.TS Lương Văn Hy – giáo sư nhân học Trường đại học Toronto (Canada) vừa được bầu làm phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu châu Á – AAS. Trong lịch sử hơn 70 năm của AAS, GS Hy là học giả thứ 2 ở ngoài nước Mỹ được bầu vào vai trò lãnh đạo AAS và là giáo sư người Việt Nam đầu tiên giữ vai trò này.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 2

GS.TS Lương Văn Hy – nguyên Trưởng khoa Nhân học, Đại học Toronto, Canada.

Theo quy chế của AAS, sau 1 năm ở cương vị phó chủ tịch, GS.TS Lương Văn Hy sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AAS trong nhiệm kỳ 2021-2022 và sẽ tiếp tục ở ban lãnh đạo 5 người của AAS thêm 2 năm nữa trong vai trò nguyên chủ tịch. AAS là một hội học thuật, phi chính trị và hiệp hội nghề nghiệp phi lợi nhuận có trụ sở tại Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.

3. Phân lập chất chống ung thư trong keo ong Việt Nam

Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bulgaria mới đây đã tìm kiếm và phân lập thành công một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ keo ong Việt Nam. Keo ong là hỗn hợp nhựa cây với chất tiết ra từ tuyến nước bọt của ong, được sử dụng để hàn kín tổ, giúp bảo quản mật, bảo vệ sự phát triển của ấu trùng, trứng khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 3

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 6 mẫu keo, đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và chống oxy hóa. Sau đánh giá, mẫu keo ong thu tại Bình Định có tác dụng tốt nên được nhóm lựa chọn nghiên cứu sâu. Có 8 hợp chất được phân lập và thử hoạt tính sinh học, trong số đó phát hiện hợp chất có tác dụng chống ung thư trên dòng tế bào ung thư phổi LU. Trong đó, có 2 chất thể hiện hoạt tính chọn lọc, mạnh nhất với giá trị 4.00 g/ml.

4. Sản xuất thịt tôm từ tế bào gốc

Công ty khởi nghiệp Shiok Meats do hai nhà khoa học Sandhya Sriram và Ka Yi Ling sáng lâp, đang phát triển công nghệ nuôi cấy thịt tôm và các loại hải sản khác trong cuộc cách mạng sản xuất protein trên toàn cầu. Đây là thịt nhân tạo sản sinh bằng cách nuôi cấy các tế bào cơ bắp trong một dung dịch huyết thanh dinh dưỡng và phát triển thành miếng thịt động vật.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 4

Thịt tôm này được cam kết sạch hơn, không chứa thuốc kháng sinh, kim loại nặng, vi nhựa hoặc bạo hành động vật. Công ty đang hướng tới phát triển công nghệ giảm chi phí chỉ còn bằng 1/100 so với giá thành hiện nay, tức là còn khoảng 50 USD/1 kg.

5. Thiết kế bề mặt chống bám băng

Nhận thấy những chiếc lá trong tự nhiên có phần băng hình thành tăng cường trên các đỉnh và giảm xuống ở vùng gân lá với thiết kế gợn sóng, các nhà khoa học đã tận dụng cấu trúc này vào thực tế.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 5

Video đang HOT

Theo đó, một bề mặt gợn sóng với một loạt các đỉnh và rãnh có kích thước cỡ milimet sẽ giúp giảm 60 – 80% sự hình thành sương giá. Thiết kế mới có tiềm năng giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng trong việc khử băng trên bề mặt thiết bị như cánh máy bay, làm giảm nguy cơ hoãn hoặc hủy chuyến.

6. Phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa sáu mang mới

Các nhà khoa học mới đây công bố phát hiện hai loài cá mập chưa từng được biến đến ở ngư trường ngoài khơi Zanzibar và Madagascar. Các loài mới có đặt gọi là Pliotremaannae và Pliotrema kajae, sinh sống dưới đáy biển phía tây Ấn Độ Dương.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 6

Chúng có tới 6 khe mang mỗi bên má, khác với hầu hết các loài cá mập lưỡi cưa thông thường chỉ có 5 khe mang. Phát hiện mới đã mở rộng chi Cá mập lưỡi cưa sáu mang (Pliotrema) lên thành ba loài.

7. Drone giao hàng tốc độ 240km/h

Mẫu drone giao hàng mới, trông giống một con chim én, được thiết kế có thể di chuyển với tốc độ lên tới 240 km/h và đạt tầm bay tối đa 120 km trong một lần sạc. Nó có thể hoạt động trong nhiều điều kiện địa hình và thời tiết khó khăn, bao gồm gió thổi mạnh trên 72 km/h.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 7

Thiết bị này do UPS và Wingcopter hợp tác phát triển có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng trong không gian chật hẹp và tăng tốc nhanh chóng. Mục tiêu của UPS là tạo ra một “đội quân” drone với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể đáp ứng một loạt tùy chọn giao hàng.

8. Kính quét thân nhiệt hàng trăm người trong 2 phút

Kính thông minh do công ty Rokid phát triển hiện đang giúp đội cảnh sát tại Hàng Châu, Trung Quốc phát hiện nhanh người bị sốt, giảm tình trạng xếp hàng dài và tăng cường cách ly xã hội. Mỗi chiếc kính thực tế ảo của Rokid nặng khoảng 100 g và có hình dáng giống kính chống nắng thông thường.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 8

Tuy nhiên, kính gắn kèm camera và dây cáp, sẽ phát ra cảnh báo tự động khi nhận dạng những người đang sốt và tạo bệnh án kỹ thuật số. Thiết bị cũng hỗ trợ nhận dạng gương mặt theo thời gian thực và thực hiện nhiệm vụ phối hợp từ xa. Công ty cho biết mỗi người sử dụng kính thông minh có thể kiểm tra thân nhiệt của hàng trăm người trong vòng hai phút, giúp tránh tình trạng xếp hàng dài ở lối vào công viên.

9. Kính áp tròng dành cho người mù

Các nhà khoa học ở Đại học Tel Aviv (Israel) đã phát triển loại kính áp tròng độc đáo cho những người bị mù màu, cụ thể là những trường hợp mắc tật phân biệt kém màu lục (deuteranomaly). Theo đó, họ đã tạo ra một loại màng sinh học siêu mỏng gồm các ô nano vàng hình elip có thể khúc xạ đúng cách sóng ánh sáng đi qua.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 9

Đồng thời, nhờ công nghệ tích hợp đặc biệt, các nhà khoa học Israel đã ứng dụng loại màng này trên kính áp tròng lồi mà không thay đổi tính chất quang học của màng. Hiện tại, họ đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng trước khi sản xuất hàng loạt.

10. Lần đầu tiên phát hiện vật liệu siêu dẫn từ ngoài Trái Đất

Sau khi phân tích 15 mảnh vỡ từ sao chổi và tiểu hành tinh, các nhà nghiên cứu từ Đại học California, San Diego và Phòng thí nghiệm Brookhaven ở New York đã tìm thấy các hợp kim siêu dẫn bên trong hai thiên thạch, được đặt tên là Mund Mundillailla và GRA 95205. Phát hiện được công bố trong Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 23/3.

KHCN tuần qua: Phân lập chất chống ung thư trong keo ong, tạo thịt tôm từ tế bào gốc - Hình 10

Nhóm nghiên cứu mô tả các pha này là hợp kim của chì, thiếc và indium (kim loại không kiềm mềm nhất). Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học tìm thấy vật liệu siêu dẫn – chất dẫn điện không có điện trở – đến từ môi trường bên ngoài Trái Đất.

Bảo Uyên

Loại thịt tương lai, không chăn nuôi nhân tạo từ tế bào gốc, rau củ...

Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất các loại thịt nhân tạo từ tế bào gốc, khí CO2, rau nhằm thay thế cho thịt từ động vật.

Giải pháp thực phẩm cho tương lai?

Theo các nhà khoa học, thịt nuôi trong phòng thí nghiệm tốt hơn thịt tự nhiên, không chỉ bởi việc sản phẩm không chứa kháng sinh mà còn có thể được bổ sung vitamin hay sắt hoặc điều chỉnh mùi vị theo ý của khách hàng. Các nhà nghiên cứu công nghệ mới khẳng định đây là thức ăn bền vững về môi trường duy nhất để đáp ứng nhu cầu về thịt, mà theo dự đoán của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, sẽ tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2050.

Bên cạnh lợi ích về môi trường, thịt được nuôi trong phòng thí nghiệm cũng sử dụng ít tài nguyên đất, nước hơn và an toàn cho người sử dụng so với thịt truyền thống.

Loại thịt tương lai, không chăn nuôi nhân tạo từ tế bào gốc, rau củ... - Hình 1


Loại thịt trong phòng thí nghiệm

Hiện rào cản lớn nhất trong việc đưa thịt nhân tạo vào thương mại là chi phí sản xuất cao và mùi vị của sản phẩm.

Trên thế giới, nhiều nước như Nga, Mỹ, Israel hay Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy các nghiên cứu về thịt nhân tạo, nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm.

Thịt nhân tạo từ tế bào gốc của ngựa

Các nhà khoa học Nga vừa phát triển thành công loại thịt ngựa nhân tạo từ tế bào gốc của ngựa với sự trợ giúp của các lò ấp đặc biệt mà không cần sử dụng kháng sinh và các loại thuốc khác có thể gây hại cho sức khỏe con người

Loại thịt tương lai, không chăn nuôi nhân tạo từ tế bào gốc, rau củ... - Hình 2


Các nhà khoa học Nga vứa thành công trong việc chế tạo thịt ngựa nhân tạo. Ảnh minh họa

Ông Askar Latyshev, CEO của ArtMeat (đơn vị chủ dự án nghiên cứu), chia sẻ rằng, họ đã lấy các mẫu mô cơ từ những con ngựa non bằng cách sinh thiết, vì có thể tìm thấy số lượng tế bào gốc lớn nhất trong mô cơ để tạo thịt.

Sau khi phân lập, các nhà khoa học đưa vật liệu sinh học vào một lò ấp đặc biệt - kỹ thuật này đảm bảo chế độ nhiệt độ, thành phần của không khí chính xác và cũng cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng.

Theo kế hoạch của ArtMeat, phần thịt ngựa đầu tiên được nuôi cấy sẽ xuất hiện trong 3 năm tới. Và để có được một cục thịt hoàn chỉnh như sản phẩm thịt nuôi trồng thông thường, các nhà khoa học có thể phải cần tới 5-6 năm nữa.

Thịt nhân tạo từ tế bào trên mô cơ của bò

Trước đó, vào tháng 10/2019, thông qua phòng thí nghiệm đặc biệt, các nhà khoa học Nga cũng đã sản xuất ra một viên thịt nhân tạo nặng 40g từ tế bào trên mô cơ bắp nhỏ của giống bò "Aberdeen Angus" ở độ tuổi 2-3 ngày.

Cụ thể, các nhà khoa học đã nuôi cấy tế bào gốc từ bắp bò trong thùng chứa vi sinh, tương tự quá trình lên men bia và sữa chua, để giúp các mô cơ mới phát triển. Môi trường nuôi cấy là loại gel đặc biệt bao gồm các axit amin, vitamin, muối, glucose, các yếu tố gắn kết và tăng trưởng.

Loại thịt tương lai, không chăn nuôi nhân tạo từ tế bào gốc, rau củ... - Hình 3


Nga sẽ bán thịt lợn nhân tạo trong 4 năm tới.

40g thịt nhân tạo đầu tiên thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm có giá 900.000 rúp (khoảng 328 triệu đồng).

Tới năm 2023, số thịt này sẽ xuất hiện trên các sạp thịt ở Nga. Theo tính toán, sau 5 năm nữa một kg thịt bò nhân tạo sẽ có giá bán lẻ vào khoảng 800 rúp (khoảng 290 nghìn đồng).

Sản xuất thịt lợn, thịt gà từ khí CO2

Tháng 11/2019, một công ty khởi nghiệp của Mỹ có tên Air Protein thông báo nắm trong tay công nghệ làm ra thịt từ khí CO2 - loại khí được xem là thủ phạm gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.

Loại thịt tương lai, không chăn nuôi nhân tạo từ tế bào gốc, rau củ... - Hình 4


Trước khi nấu, loại thịt do Air Protein có hình dạng bột.

Để tạo ra loại thịt từ không khí, Air Protein đã dựa vào vi khuẩn hydrogenotrophic, loại vi khuẩn có thể tổng hợp ra tế bào sợi từ khí CO2. Quá trình chuyển hóa này cũng gần giống quá trình lên men làm sữa chua hoặc ủ men bia.

Theo đó, với các bình ủ men có vi khuẩn, các nhà khoa học đưa vào đó khí CO2 cùng với nước và nhiều khoáng chất. Sản phẩm thu được là loại bột màu nâu nhạt chứa đến 80% protein nhưng không có mùi vị.

Từ nguyên liệu này, sau khi pha chế với những thành phần khác, nhà sản xuất có thể làm ra nhiều thực phẩm khác nhau như thịt lợn, thịt gà tây, bánh protein, nhân thịt cho bánh hamburger,...

Xét về mặt dinh dưỡng, loại thịt từ không khí này được tạo thành với 9 axit amin chính yếu như của "thịt thật". Loại thịt của Air Protein còn chứa nhiều vitamin như B12, hơn hẳn các loại "thịt chay" có thể gây thiếu chất cho những người chọn chế độ ăn chay.

'Trồng' thịt từ tế bào gốc

Ngày 19/2/2012, các nhà khoa học Hà Lan đã sử dụng tế bào gốc để sản xuất ra thịt nhân tạo nhằm thay thế thịt từ gia súc.

Nhóm của giáo sư Mark Post tại Đại học Maastricht, Hà Lan đã "trồng" những dải cơ nhỏ có chiều dài 2cm, rộng 1cm và dày 1 cm.

Loại thịt tương lai, không chăn nuôi nhân tạo từ tế bào gốc, rau củ... - Hình 5


Miếng thịt nhân tạo đầu tiên được chế biến vào năm 2013.

Chúng có màu trắng và trông giống như những dải thịt mực. Những dải cơ này sau đó sẽ được trộn với huyết thanh và được trồng nhân tạo, băm nhỏ để tạo ra một miếng thịt băm viên kẹp trong một chiếc bánh hamburger.

Chi phí để sản xuất ra miếng thịt này lên tới 200.000 bảng Anh (gần 6 tỷ đồng), song giáo sư Post cho biết giá thành sẽ hạ khi công nghệ sản xuất được cải thiện.

Thịt làm từ rau

Chịu ảnh hưởng từ nhiều phong trào như 'ăn xanh' vì sức khỏe, bảo vệ môi trường và động vật, tại nhiều nước phát triển, nhất là Mỹ, các loại thịt có nguồn gốc thực vật (rau) đang thực sự bùng nổ.

Loại thịt tương lai, không chăn nuôi nhân tạo từ tế bào gốc, rau củ... - Hình 6


Một sản phẩm thịt làm từ rau của Công ty Beyond Meat.

Hãng Beyong Burger bán thực phẩm này tại hơn 35.000 điểm, trong đó có nhiều khu ăn uống tại các siêu thị. Với thành phần chính là đậu, gạo, củ dền,... Beyond Meat không chỉ thơm ngon mà còn có mùi vị, dưỡng chất, "rỉ máu" như những miếng thịt thượng hạng.

"Chúng tôi xác định thịt dựa trên protein, carbohydrate, lipit, khoáng chất và vitamin, tất cả những chất có thể tìm được ở thế giới thực vật", chuyên gia sinh học Rebecca Miller của Beyond Meat nói.

Từ thành công vang dội của Công ty Beyond Meat, nhiều hãng chuyên sản xuất thịt thông thường cũng gia nhập thị trường "thịt chay".

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?
15:08:29 07/11/2024
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả
14:03:10 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Bức ảnh khiến ông Donald Trump nhận "cơn mưa" lời khen về cách dạy dỗ con cháu
14:09:04 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân chính thức lên tiếng về bức ảnh hẹn hò tình cảm cùng trai lạ ở quán cafe
13:30:41 07/11/2024
Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương
15:10:46 07/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz

Sao châu á

19:19:23 07/11/2024
Ngoại hình thay đổi cộng với việc ăn mặc thiếu chăm chút khiến Tống Tổ Nhi bị nhận xét già trước tuổi, trông như bà thím .

"My Sói" Thu Quỳnh không còn thích trai hư, từng nhận cát-xê 90.000 đồng

Sao việt

19:16:01 07/11/2024
Tình yêu chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ của chúng tôi thôi. Người đó vừa là bạn, vừa là người yêu, là một người mà tôi có thể chia sẻ được.

Trương Ngọc Ánh và chồng cũ Trần Bảo Sơn bất ngờ trở lại

Hậu trường phim

19:08:58 07/11/2024
Trần Bảo Sơn bắt tay khởi động lại bộ phim Con đường vô tận (Endless Road) do anh sản xuất kiêm biên kịch, đạo diễn và diễn viên.

Profile gây choáng của Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024

Netizen

19:08:04 07/11/2024
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, cô Trần Ngọc Mai quay trở về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng. Cô nhận bằng Tiến sĩ vào năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội).

Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc

Sức khỏe

19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Israel rối ren giữa chia rẽ nội bộ

Thế giới

18:50:45 07/11/2024
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bất ngờ bị cách chức gây ra làn sóng phản đối trong nước đối với chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.

CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa 'cơn lốc đường biên' của Nam Định lên tuyển

Sao thể thao

17:51:39 07/11/2024
Nhiều CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024. Tối 6/11, CLB Nam Định đã có màn ngược dòng ấn tượng trước Tampines Rovers tại Cúp C2 châu Á.

Cảnh nóng điên rồ đến mức bị cắt trong bom tấn 18+ hot nhất hiện tại

Phim âu mỹ

17:27:09 07/11/2024
Ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức đổ bộ các rạp chiếu trên cả nước, đem tới một bữa tiệc kinh dị máu me cực kỳ mãn nhãn tới người hâm mộ.

Thi thể Liam Payne đã được đưa về Anh

Sao âu mỹ

16:39:31 07/11/2024
Theo nguồn tin từ Page Six, thi thể của Liam Payne cuối cùng cũng được đưa từ Argentina về Anh để an táng vào hôm nay.