Khẩu trang vải có khả năng phòng dịch COVID-19 tốt hơn khẩu trang y tế?
Khẩu trang được làm bằng sợi cotton, tạm gọi là khẩu trang vải này trở thành sự lựa chọn hoàn hảo hơn so với khẩu trang y tế trong việc ngăn chặn sự lan rộng của đại dịch COVID-19.
Theo một nghiên cứu của Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ, khẩu trang được làm bằng sợi cotton, tạm gọi là khẩu trang vải khi bị làm ẩm có khả năng lưu giữ các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn khi ở trong tình trạng khô ráo. Điều này khiến loại khẩu trang này trở thành sự lựa chọn hoàn hảo hơn so với khẩu trang y tế trong việc ngăn chặn sự lan rộng của đại dịch COVID-19.
Khẩu trang cotton. (Ảnh minh họa: Peace with the wild)
Nghiên cứu cho thấy, khẩu trang vải có khả năng hấp thụ một lượng nước thông qua hơi thở của con người, tạo ra môi trường ẩm ướt bên trong khẩu trang.
Các hạt bụi có kích cỡ cực nhỏ khi đi qua khẩu trang sẽ hấp thụ độ ẩm này, khiến kích cỡ của chúng trở lên lớn hơn và bị kẹt lại trên khẩu trang.
Trong khi các khẩu trang y tế lại không có khả năng ngăn chặn các hạt bụi này khi bị làm ẩm ướt. Bản thân khẩu trang y tế vốn không “ưa nước” và cũng không thể hấp thụ độ ẩm.
Điều này có nghĩa là hiệu quả trong việc lọc bụi và các phân tử nhỏ của khẩu trang y tế không thay đổi trong điều kiện ẩm ướt. Kết quả nghiên cứu này với việc khẩu trang vải có khả năng phòng dịch và ngăn chặn bụi hiệu quả hơn so với khẩu trang y tế./.
Video đang HOT
Điều gì xảy ra khi đeo khẩu trang sai cách?
Tái sử dụng, giặt không sạch, chạm tay vào mặt ngoài... có thể khiến khẩu trang thành nơi chứa mầm bệnh, gây hại cho người dùng.
Đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng được Bộ Y tế khuyến cáo nhằm tránh lây virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khẩu trang có thể trở thành nguồn lây khi không được dùng đúng cách.
Trao đổi với Zing, bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM), cảnh báo những nguy cơ có thể gặp.
Nguy cơ tiềm ẩn
- Khẩu trang y tế có thể tái sử dụng không?
- Khi đeo tới nơi công cộng, bề mặt ngoài của khẩu trang sẽ tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, virus, các tác nhân bên ngoài môi trường và giọt bắn của người khác. Mặt trong của khẩu trang cũng nhận toàn bộ dịch tiết từ miệng chúng ta khi nói chuyện, hắt hơi, ho cùng bụi bẩn, chất nhờn trên da mặt. Do đó, việc tái sử dụng khẩu trang làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Khẩu trang y tế có thể trở thành nguồn lây lan nếu sử dụng sai cách. Ảnh: Business Insider.
Bên cạnh đó, việc đặt khẩu trang ở nơi không đúng quy định khiến vi khuẩn có thể bám vào mặt bên trong. Nếu dùng lại, đây sẽ là tác nhân gây bệnh khi vi khuẩn bám vào da, mũi, miệng và lan sang tay hoặc những đồ dùng xung quanh.
Khẩu trang bị nhàu, nát cũng ảnh hưởng tới tính lọc, thấm. Việc sử dụng khẩu trang trong trường hợp này trở nên vô nghĩa.
- Sử dụng khẩu trang y tế không đúng cách sẽ gây tác hại gì?
- Khẩu trang y tế thường có nhiều lớp. Mỗi lớp có công dụng khác nhau để bảo vệ chúng ta khỏi vi khuẩn, virus. Trong đó, lớp ngoài có tính chất chống nước, ngăn cản giọt bắn khi hắt hơi, ho, thở mạnh... Lớp giữa cũng giúp ngăn giọt bắn và lọc bụi, vi khuẩn. Lớp trong cùng mềm mịn tạo cảm giác thoải mái cho người dùng và thấm hút mồ hôi thông qua tính chất hút ẩm.
Việc đeo ngược khẩu trang, liên tục di chuyển chúng giữa mặt và cổ sẽ tạo điều kiện cho virus phát tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể. Người tiêu dùng cần lựa chọn khẩu trang còn hạn dùng, có ít nhất 3 lớp kể trên để đảm bảo công dụng.
Giặt khẩu trang vải phải đúng cách
- Khẩu trang vải kháng khuẩn có thể ngăn ngừa lây nhiễm virus và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng cần lưu ý những gì?
- Dù có độ che phủ bề mặt không cao bằng chất liệu không dệt, khẩu trang vải vẫn có khả năng ngăn cản dịch hô hấp từ người dùng, giúp họ hạn chế đưa tay trực tiếp lên miệng.
Khẩu trang vải có thể trở thành nguồn lây nếu không tuân thủ những quy tắc trong tái sử dụng. Ảnh: CNBC.
Việc vệ sinh khẩu trang vải không sạch sau khi đeo làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus cho người dùng và cộng đồng. Do đó, khi tái sử dụng khẩu trang vải, chúng ta nên đảm bảo loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Nên giặt qua một lượt trước khi sử dụng.
- Ngâm xà phòng diệt khuẩn 15 phút ở 100 độ C rồi giặt lại.
- Sau khi giặt, phơi khẩu trang ở nơi có ánh nắng mặt trời, tránh tạo điều kiện để virus ẩn náu và lan rộng.
- Không là khẩu trang, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
- Không sử dụng khẩu trang ướt. Hành động này sẽ làm khẩu trang dễ bám bụi, virus.
Khẩu trang vải chỉ nên tái sử dụng với 30 lần giặt để đảm bảo công dụng tốt nhất.
Các biện pháp phòng tránh lây lan SARS-CoV-2 trong trường học Để phòng tránh lây lan SARS-CoV-2 trong trường học, học sinh-sinh viên thường xuyên đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về; thường xuyên rửa tay với xà phòng, sát khuẩn.