Khẩu trang không ngăn được “virus suy giảm” trong ngành dệt may
Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang căng thẳng, nhiều nhà đầu tư nhìn thấy điểm tích cực ở những doanh nghiệp dệt may có thể nhanh chóng xuất khẩu khẩu trang, vải kháng khuẩn… để có được dòng tiền, ít nhất là có đầu ra khi hầu hết các lĩnh vực khác đều đang bị ngưng trệ vì dịch.
Mọi yếu tố về tài chính tạm được để sang một bên, bởi vậy, những cổ phiếu như TCM, TNG, MSH, STK, VGT… đã có những đợt tăng khá tốt. Và sự kỳ vọng hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA chính thức được Nghị viện Châu Âu thông qua là những thông tin hỗ trợ cho giá cổ phiếu nhóm này.
Tuy nhiên, do không có dòng tiền mới vào thị trường, còn dòng tiền hiện hữu không quá mặn mà với nhóm này, nên sóng tăng trên thực tế khá yếu. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu nhìn nhận kỹ hơn về lợi thế cạnh tranh ở từng doanh nghiệp dệt may, tác động cụ thể dịch bệnh vào kế hoạch kinh doanh năm 2020… để cân nhắc đầu tư.
Đến thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp đã công bố kế hoạch kinh doanh sụt giảm khoảng 15% so với thực hiện năm 2019.
CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) báo lãi sau thuế 4 tháng đầu năm giảm phân nửa do dịch Covid-19, đạt 2 triệu USD. Công ty đã cố gắng tìm kiếm đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế bù đắp cho thiếu hụt đơn hàng truyền thống.
Nhu cầu khẩu trang vải kháng khuẩn ở các nước vẫn rất cao, nên Công ty sẽ gia tăng công suất để xuất sang các thị trường như EU và các thị trường khác.
Năm 2020, TCM lên kế hoạch doanh thu 3.779,6 tỷ đồng, tăng gần 3% so thực hiện năm trước nhưng chỉ tiêu lãi trước thuế giảm 14%, với 236 tỷ đồng.
Theo nhìn nhận của TCM, 2020 có thể là năm rất khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng do dịch bệnh Covid-19.
Tháng 11 năm ngoái, Công ty dự kiến doanh thu tăng khoảng 20% trong năm 2020 nhưng khi dịch bệnh xảy ra, Công ty phải điều chỉnh lại mục tiêu.
CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh – Gilimex (GIL) doanh nghiệp được đánh giá có lợi thế riêng biệt, có được đơn hàng của khách hàng “khó tính” IKEA cũng lên kế hoạch lợi nhuận sụt giảm sâu 38% trong năm nay.
Video đang HOT
Cụ thể, GIL đặt kế hoạch doanh thu 1.900 – 2.000 tỷ đồng, giảm khoảng 21% so với 2019; lãi sau thuế dự kiến từ 95-105 tỷ đồng, trong khi năm 2019 lãi ròng gần 161 tỷ đồng.
Đáng chú ý, GIL có tờ tình về việc sửa đổi ngành nghề kinh doanh bất động sản, chi tiết thành đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, địa ốc, dịch vụ cho thuê văn phòng, cửa hàng, cho thuê nhà xưởng.
Đồng thời, GIL trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tại CTCP Khu công nghiệp Gilimex ở mức tối thiểu 255 tỷ đồng (51% vốn điều lệ) và tối đa 475 tỷ đồng (chiếm 95% vốn điều lệ).
Chưa có kế hoạch chi tiết cho năm 2020, CTCP Thương mại May Sài Gòn (GMC) chỉ đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân 20%/ năm cho giai đoạn phát triển 5 năm (2020 – 2024) và đến năm 2024 đạt mức doanh thu trên 200 triệu USD, 150 chuyền may.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, GMC cho biết tùy theo tình hình thực tế sẽ quyết định điều chỉnh kế hoạch ngắn hạn trong năm 2020.
Theo ghi nhận của Đầu tư Chứng khoán, chi phí mặt bằng và chi phí lao động (vốn là ngành thâm dụng lao động) là gánh nặng cho các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt ở các doanh nghiệp chỉ gia công đơn giản.
Báo cáo của JLL cho biết, giá thuê đất khu công nghiệp trung bình trong quý I/2020 tại khu vực phía Bắc đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà xưởng xây sẵn vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0 – 5,0 USD/m2/tháng và đều đã được lấp đầy. Tại khu vực miền Nam, giá đất trung bình trong quý I/2020 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Bài toán dịch chuyển cơ sở sản xuất ra xa thành phố lớn để có được hai chi phí trên rẻ hơn được nhiều doanh nghiệp thực hiện vài năm trước và đến nay, tốc độ càng được đẩy nhanh hơn.
Hiệp định EVFTA: Tăng năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đang được Quốc hội xem xét phê chuẩn, đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Sản xuất tại Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương. Ảnh: TTXVN
Thống kê từ Bộ Công Thương, tính cả EVFTA Việt Nam đã có 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực; trong đó có các FTA thế hệ mới với kỳ vọng không chỉ giảm thuế mà cả phát triển đầu tư, dịch vụ và khoa học công nghệ.
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các FTA, các biện pháp phòng vệ thương mại gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp.
Đây là các công cụ hợp pháp, hiệu quả hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước khi phải cạnh tranh với sự gia tăng của hàng nhập khẩu cũng như hàng nhập khẩu phá giá, trợ cấp.
Tính đến nay, EU đã điều tra 14 vụ việc phòng vệ thương mại gồm 6 vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ 5 trong số các nước điều tra và chiếm khoảng 8% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam.
Các sản phẩm bị điều tra bao gồm giày mũ da, ống thép, ốc vít, xe đạp, sợi, thép, xe tay nâng, bật lửa ga, vòng khuyên kim loại, đèn huỳnh quang, ô xít kẽm, mỳ chính. Hiện nay, chỉ có biện pháp tự vệ với thép (2018) là đang còn hiệu lực.
Cùng với đó, chương về các biện pháp phòng vệ thương mại tại Hiệp định EVFTA bao gồm các điều khoản liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại truyền thống trong WTO (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ).
Về cơ bản, nội dung phòng vệ thương mại dựa trên các quy định của WTO, đồng thời bổ sung các nguyên tắc mang tính tiến bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại giúp cho nền kinh tế, các ngành sản xuất trong nước có công cụ "phòng vệ" hợp pháp, tiến bộ, đảm bảo hiệu quả của việc tham gia Hiệp định.
Đáng lưu ý, điểm mới của phòng vệ trong EVFTA tập trung vào việc bổ sung các quy định giới hạn việc sử dụng các công cụ này để tránh lạm dụng và đảm bảo công bằng, minh bạch. Các quy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngoài ra, EVFTA quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (trong khi WTO không bắt buộc sử dụng quy tắc này).
Một điểm đáng lưu ý là theo cam kết EVFTA, hai bên sẽ không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu việc này không phù hợp với lợi ích công cộng. Tức là bên cạnh việc xem xét tình hình của ngành sản xuất trong nước thì nước điều tra cũng cần xem xét tình hình, quan điểm của nhà nhập khẩu, hiệp hội ngành hàng, tổ chức đại diện người tiêu dùng và các doanh nghiệp hạ nguồn.
Hơn nữa, EVFTA cũng quy định về cơ chế tự vệ song phương. Để đảm bảo việc cắt giảm thuế quan theo Hiệp định không gây ra các cú "sốc" đối với các ngành sản xuất trong nước, Hiệp định EVFTA quy định cơ chế tự vệ song phương trong thời gian chuyển đổi là 10 năm. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý đảm bảo được quyền lợi của các bên được sử dụng công cụ tự vệ chính đáng trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước nếu có thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại do việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định.
Theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, đánh giá được yêu cầu về việc tăng cường năng lực phòng vệ thương mại khi gia nhập các Hiệp định thương mại thế hệ mới, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động chuẩn bị tích cực.
Cụ thể, việc kiện toàn bộ máy cơ quan điều tra, tháng 8 năm 2017, Bộ Công Thương đã thành lập Cục Phòng vệ thương mại chuyên trách các hoạt động về lĩnh vực phòng vệ thương mại để có điều kiện triển khai mạnh mẽ hoạt động này hơn so với giai đoạn trước đó. Cơ quan điều tra cũng ngày càng được hoàn thiện, cơ cấu tổ chức để đảm bảo việc thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý, với sự ra đời của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn về các biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại và Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại), Việt Nam đã hoàn thiện tương đối đầy đủ, toàn diện cơ sở pháp lý cho các hoạt động điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, Bộ Công Thương dự kiến sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo EVFTA.
Không những thế, việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã và đang lên kế hoạch triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về pháp luật phòng vệ thương mại nói chung và các quy định về phòng vệ thương mại theo Hiệp định EVFTA nói riêng.
Nhằm tiếp tục đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tháo gỡ khó khăn đối với các rào cản xuất khẩu và nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, ngày 19 tháng 5 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT triển khai một số hoạt động nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương dự kiến sẽ xây dựng Cẩm nang thông tin về phòng vệ thương mại trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực để cung cấp thông tin một cách rộng rãi và có hệ thống tới các doanh nghiệp.
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại của Việt Nam qua việc đào tạo và tư vấn hỗ trợ pháp lý đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sử dụng và ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại.
Cùng với đó, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên Bộ nhằm tăng cường hiệu quả điều tra và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, Bộ cũng triển khai Đề án "Đẩy mạnh áp dụng Hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại", tạo cơ sở dữ liệu cảnh báo hiệu quả cho doanh nghiệp về khả năng bị điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, danh sách cảnh báo được xây dựng và cập nhật thường xuyên để doanh nghiệp có thể linh hoạt xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trên cơ sở theo dõi, cập nhật số liệu xuất khẩu của Việt Nam, các vụ việc phòng vệ thương mại EU tiến hành điều tra với các nước, Bộ nghiên cứu dự báo các nguy cơ về tranh chấp thương mại, các hoạt động gian lận thương mại, gian lận xuất xứ đối với một số sản phẩm có nguy cơ bị điều tra.
Mặt khác, Bộ tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và EU trong các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan.
Vinatex thông tin về quy trình sản xuất khẩu trang kháng khuẩn Theo lãnh đạo Vinatex, trong 30 năm gần đây, Công ty Đông Xuân thường xuyên sản xuất loại vải theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của khách hàng truyền thống Nhật Bản. Vải kháng khuẩn của Đông Xuân duy trì được tỷ lệ kháng khuẩn này sau 30 lần giặt. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết trước...