Khẩu pháo biết điều khiển thời tiết
Người dân tin rằng việc sử dụng khẩu pháo sẽ tạo ra sóng xung kích để làm gián đoạn sự hình thành mưa đá.
Vào thế kỷ 19, lần đầu tiên một thiết bị khoa học được cho là có thể thay thế những lời cầu nguyện, những điệu múa, những lần hiến tế,… để thay đổi thời tiết. Thiết bị này có tên gọi là “pháo thần công chống mưa đá”.
Khẩu pháo thần công là một thiết bị hình phễu, được cho là có thể gián đoạn sự hình thành mưa đá bằng cách tạo sóng xung kích. Một hỗn hợp nổ oxy axetylen được đốt cháy trong buồng dưới của khẩu pháo. Khi vụ nổ dẫn qua nòng pháo, nó sẽ tạo thành sóng xung kích hình nón, di chuyển với tốc độ âm thanh bắn vào những đám mây trên trời. Người dân tin rằng, sóng xung kích sẽ ngăn cản sự hình thành mưa đá.
Khẩu pháo thần công được sử dụng nhiều tại Mỹ để ngăn mưa đá.
Mỗi khi bão về, khẩu pháo sẽ được bắn liên tục 4 giây/ lần cho đến khi bão tan. Việc ngăn chặn mưa đá, mưa lớn từ những cơn bão sẽ góp phần giảm thiệt hại cho mùa màng.
Video đang HOT
Khẩu pháo đầu tiên được sáng chế vào thế kỷ 19 bởi người Italy. Ban đầu, pháo khá nhỏ, dùng nhiều thuốc súng làm nguyên liệu với công dụng chính là bảo vệ vườn nho và cây ăn quả. Cho đến nay, một công ty có trụ sở tại New England, Mỹ là nhà cung cấp pháo ngăn mưa trên thế giới với giá 50.000 USD/ khẩu.
Người sử dụng tin rằng, pháo khi hoạt động sẽ bắn sóng xung kích với tốc độ âm thanh để ngăn mưa đá hình thành.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng khẩu pháo ngăn mưa đá là không đúng. Các chuyên gia chỉ ra rằng, sấm sét cũng tạo sóng xung kích, thậm chí mạnh hơn rất nhiều nhưng không hề làm giảm mưa đá.
Nhà khí tượng học Steve Johnson, cho rằng cách duy nhất để ngăn mưa đá là bắn phôi tuyết vào giữa tâm bão. Khi đó, phôi tuyết sẽ hút nước xung quanh, ngăn sự hình thành đá. Như vậy, nó sẽ tạo thành những trận mưa rào tốt hơn mưa đá.
Những khẩu pháo đầu tiên được chế tạo từ thế kỷ 17.
Ban đầu, pháo mưa đá cũng được thử nghiệm bằng nguyên tắc bắn phôi tuyết. Ông M. Albert Stinger, người Áo, Thị trưởng khu tự trị Slovenska Bistrica, đã dựng một ống phễu thẳng đứng cao khoảng 2 mét. Khi hoạt động, khẩu pháo bắn ra vòng khói đường kính lên đến 300 mét.lên mây.
Sau khi sử dụng khẩu pháo, suốt 2 năm sau đó, cả khu vực không hề có mưa đá. Sáng chế của Stinger ngày càng được đồn đại khắp châu Âu. Đến năm 1899, đã có 2000 khẩu pháo chống mưa đá được trang bị khắp Italy. Đến năm 1900, con số này tăng lên 10.000 khẩu.
Trong nhiều năm, khẩu pháo vẫn được tin rằng có tác dụng để chống mưa đá. Mỗi khi thất bại, người dân thường cho rằng vì bắn không đúng cách. Đến những năm 1902 – 1904, người dân bắt đầu nghi ngờ khẩu pháo khi liên tiếp không phát huy tác dụng khiến mùa màng thất bát. Đến năm 1905, phần lớn các khẩu pháo bị phá bỏ.
Sau một thời gian bị tẩy chay vì nghi ngờ tác dụng, đến giữa thế kỷ 20, pháo thần công lại hoạt động tại Mỹ.
Đến cuối những năm 1940 – 1950, khẩu pháo một lần nữa được trưng dụng tại Mỹ. Tập đoàn xe hơi Nissan, đã sử dụng khẩu pháo để chống mưa đá, bảo vệ xe hơi của họ tại sân nhà máy. Nissan xác nhận những khẩu pháo thật sự có tác dụng.
Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới vẫn có nhiều luồng ý kiến tranh cãi về tác dụng của khẩu pháo. Việc chứng minh đúng hay sai rất khó, cũng giống như sự bất thường của thời tiết vậy.
Các nhà khoa học cho rằng, pháo thần công không thể ngăn nổi mưa đá.
Mặc dù vậy, người Mỹ vẫn rất tin dùng pháo thần công như một cách để bảo vệ mùa màng.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ