Khâu nhục xứ Lạng, món đãi khách trong những ngày vui
Để làm nên một bát khâu nhục xứng tầm đặc sản, mọi thứ không chỉ đến từ nguyên liệu ngon. Nó đòi hỏi có tổng hòa của sự tinh tế, tỉ mỉ, cầu kỳ, đến mức nghe tả quá trình làm ra món ăn thôi cũng khiến thực khách trở nên tò mò muốn trải nghiệm cho bằng được.
Đặc sản biên viễn
Lạng Sơn là tỉnh biên giới địa đầu Tổ quốc, nơi nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon, độc, lạ như vịt quay mắc mật, lợn quay, phở chua… Trong đó phải kể đến sự ấn tượng của món khâu nhục. Món ăn này vốn xuất xứ của người Hoa, nhưng lại được những con người nơi đây biến tấu, sáng tạo trở thành món ăn rất được yêu thích của người Việt. Họ tự hào gọi nó là đặc sản khi giới thiệu với khách phương xa, thường gửi làm quà cho bạn bè nơi khác.
Nhiều người nói đây là món ăn của đồng bào dân tộc Nùng, Tày ở xứ Lạng biến tấu. Có lẽ họ nghĩ những người thuộc cộng đồng dân tộc này chiếm đa số, nhưng chính xác hơn nó là món của những người con xứ Lạng. Bởi đi đến đâu ở Lạng Sơn cũng có thể dễ dàng được giới thiệu thưởng thức nó một cách rất nhiệt tình. Khâu nhục có thể có hoặc không trong mâm tiệc đãi khách, trong mâm cỗ ngày lễ, Tết của gia đình… nhưng nó là món quan trọng không thể thiếu trong bất cứ mâm tiệc cưới hỏi của bất cứ gia đình nào ở vùng đất này. Bởi thế, nhiều người vẫn hay hỏi nhau khi đi ăn tiệc cưới về: “Cỗ hôm nay khâu nhục có ngon không?”
Thường thì tối hôm trước ngày đãi tiệc, lợn sẽ được mổ để chọn những phần thịt ba chỉ ngon và phù hợp nhất để chế biến. Một nhóm vài ba người sẽ được giao phó cho việc luộc thịt và xâm bì, nhóm khác sẽ tiến hành tẩm ướp và chao vàng thịt, nhóm còn lại làm nhân và xếp bát đem hấp. Có lẽ trong gian bếp của một bữa tiệc cưới thì khu vực làm món khâu nhục chiếm đông người nhất, cũng vui nhất và nhộn nhịp nhất. Tính quần thể, xóm làng của đồng bào dân tộc vùng cao xứ Lạng cũng thể hiện rõ qua cách mà những người hàng xóm vui vẻ cùng nhau làm, cùng nhau chia sẻ đủ thứ chuyện trên đời.
Chẳng có bí quyết nào mà phải giấu giếm, chẳng câu chuyện nào không được “nhỏ to” khi cùng thức xuyên đêm làm cỗ và canh nồi khâu nhục luôn luôn đỏ lửa. Trên bàn tiệc khâu nhục luôn là món được phục vụ đem ra cuối cùng và nó luôn luôn đặt ở chính giữa. Bởi ăn nóng là ngon nhất nên bát khâu nhục chỉ được phục vụ ngay sau khi bàn tiệc đủ người. Mâm cỗ cưới của người xứ Lạng thường có 8 người, chính vì thế đĩa khâu nhục khi mở ra cũng sẽ có 8 miếng vàng óng, thơm nức, đều tăm tắp để chia đủ cho tất cả.
Có lẽ vì cách chế biến quá cầu kỳ, thời gian lẫn công sức quá nhiều, nên thường người ta hay tếu táo với nhau rằng ăn món “khổ nhục”. Chứ ai lại đem cái khổ nhục đãi khách, trong khi nó ngon xứng tầm đặc sản cơ mà. Vậy khâu nhục được chế biến ra sao mà lại “khổ nhục” đến thế?
Muốn làm khâu nhục phải qua rất nhiều giai đoạn và mất hơn nửa ngày mới xong. Thường thì thịt để được chọn phải là phần ba chỉ ngon chỗ gần sườn, sau khi sơ chế sạch đem cắt thành từng miếng vuông to bản để luộc qua với nước được cho gừng, một số loại củ, hạt gia vị giúp làm thơm miếng thịt. Sau khi luộc sẽ vớt ra ngâm vào một chậu nước có gừng đập dập, chút muối, bia chai… rồi tiến hành xâm, rửa thịt cho thơm trước khi đem chao, giúp khâu nhục vừa thơm và khi chao dầu sẽ vàng giòn đẹp mắt.
Sau khi chao vàng cho phần bì được nổ giòn đều, tiếp tục đem ngâm nước lần 2 để phần bì nở đều đẹp mắt. Nước ngâm lần 2 cũng rất đặc biệt vì đây là nước của nấm hương ngâm, tiêu hạt và một số loại rễ cây thơm, gia vị nêm nếm để tạo sự đậm đà và độ thơm quan trọng. Đây là bước biến tấu rất khác so với cách sử dụng nhiều xì dầu tẩm ướp, tạo màu và chỉ ngâm miếng thịt chao bằng nước lạnh của người Hoa. Sự khác biệt này khiến miếng khâu nhục của người Lạng Sơn đậm đà, thấm đều hơn, màu vàng cánh gián óng ả, đẹp mắt hơn chứ không còn nâu đậm màu xì dầu.
Sau đó, xếp từng miếng thịt được thái dày độ 1,5cm vào bát và xếp ngược miếng bì xuống đáy còn phần trên là nhân. Nếu người Hoa làm phần nhân chủ yếu từ rau tàu soi (một loại rau cải muối), gừng băm và một số loại hạt gia vị tạo thơm thì người xứ Lạng dùng gừng và rau tàu soi chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Phần nhân chính sẽ là thịt, nấm hương, hành khô, tỏi, đậu phụ nhĩ, rau tàu soi và nhiều loại gia vị tẩm ướp khác. Đem hấp cách thủy trong vòng từ 10 – 12 tiếng, miếng khâu nhục ngon nhất khi phần thịt và nhân bám chặt lấy nhau sau khi hấp chín, nhưng lại tách miếng để ăn một cách dễ dàng mà không bị bở và vỡ. Khi ăn, miếng khâu nhục như tan trong miệng với hương vị rất đậm đà, chỉ cần mở bát ra thôi là hương thơm khiến thực khách không thể không đụng đũa.
Video đang HOT
Chúng ta có thể bắt gặp món ăn này ở nhiều nơi như Tiên Yên (Quảng Ninh), hay ở Cao Bằng, Bắc Giang và một số tỉnh Tây Bắc. Dù mỗi nơi có một phiên bản đặc trưng riêng và cách làm riêng, nhưng khâu nhục Lạng Sơn có vị ngon rất đặcg biệt được nhiều người yêu thích. Trở thành đặc sản, khâu nhục của người xứ Lạng giờ không còn chỉ phục vụ riêng cho những bàn tiệc cưới mà nó đã trở thành món ăn mang tính thương mại, được mang tới khắp mọi miền cả nước cho những bữa ăn gia đình.
Những món ngon xứ Lạng làm say lòng người
Vịt quay lá mắc mật, rau cải ngồng, măng ngâm tỏi ớt, phở chua và một số loại hoa quả đặc trưng của vùng đất Lạng Sơn là những món ngon thú vị khiến những ai từng đi qua đây đều khó có thể quên.
Vịt quay lá mắc mật
Đây là đặc sản mà bạn không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn. Lá mắc mật nhồi vào bụng vịt, đem nướng chín vàng thơm nức.Vịt quay ngon phải chọn giống vịt bầu Thất Khê vừa dầy mình xương nhỏ, thịt mềm. Kỹ thuật sơ chế tẩm ướp gia vị đến lúc quay để vịt vừa chín tới, tỏa mùi thơm ngậy của thịt vịt và lá mắc mật, da vịt căng bóng, có màu vàng sẫm của mật ong là bí quyết riêng của người xứ Lạng. Người Lạng Sơn ăn vịt quay không chấm nước mắm hay xì dầu mà tự chế loại nước lủ có đủ vị ngọt, chua, mặn, cay, thơm đặc trưng.
Phở vịt quay
Phở vịt quay Lạng Sơn hấp dẫn người ăn bởi cũng là phở nhưng món ăn có phần lạ miệng hơn khi thay bò, gà truyền thống bằng miếng vịt quay thơm lừng. Khi thưởng thức một bát phở vịt, nếu không quen và cảm thấy hơi ngấy, bạn hãy dùng thêm một vài lát măng muối chua. Mùi thơm của thịt vịt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn và thương hiệu đặc biệt trong lòng du khách thập phương.
Rau cải ngồng
Là loại rau đặc biệt phù hợp với khí hậu của Lạng Sơn. Rau cải ngồng có thân non mập, hoa màu vàng, ăn có vị ngọt. Rau cải ngồng được chế biến thành nhiều món ăn như luộc, xào tỏi, xào thịt bò, ăn lẩu...
Măng ớt
Cùng là trái ớt, những búp măng nhưng mỗi vùng miền lại có cách chế biến, cách ăn khác nhau. Ở vùng này nó chỉ là gia vị, nhưng ở vùng khác lại là món chủ lực "đưa cơm". Nếu ai đã từng đến Lạng Sơn, sẽ không thể "làm ngơ" trước một đặc sản của vùng này, đó là món măng ngâm ớt, mác mật tươi.
Khau nhục (khâu nhục)
Khau nhục là món ăn không thể thiếu trong các đám cưới hỏi, lễ tết của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn. Nếu thắc mắc về cái tên lạ tai này, bạn sẽ được trả lời rằng "khau" nghĩa là hấp chín đến mềm gục, "nhục" là thịt". Một số nơi còn gọi là nằm khau.
Khau nhục có thể ăn kèm cơm, bánh mì và các loại rau trong bữa sáng hoặc bữa chính. Thịt heo mềm nhừ, ngấm vị khoai môn cùng gia vị đậm đà, phần bì hơi ngòn ngọt vị mật ong, phần mỡ ngậy nhưng không hề tạo cảm giác ngấy. Tất cả hòa quyện trong một món ăn khiến người thưởng thức thấy ấm lòng hơn giữa tiết trời xứ lạnh.
Bánh cuốn trứng thịt
Có một món điểm tâm mà buổi sáng người dân Lạng Sơn đều thích đó là món bánh cuốn trứng. Nói đến bánh cuốn địa phương nào cũng có, thế nhưng người dân Xứ Lạng dùng nước pha chế lại khác với địa phương khác. Dùng thịt băm nhỏ xào cho săn thịt với đầy đủ gia vị vừa phải, trứng gà ta bỏ lòng trắng vừa chín tới cuộn trong bánh tráng, thêm một chút rau thơm...Bánh cuốn vừa nóng, vừa ngọt, vừa ngon và rất bổ dưỡng.
Phở chua
Lạng Sơn có một món ăn khá độc đáo mà ít người bỏ qua đó là món: Phở chua.
Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua gồm hai phần: nguyên liệu khô và phần nước.
Phở chua gồm bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn... Phần nước dùng hay được gọi là nước lèo vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay. Khi ăn trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó, vì có tính hàn nên món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.
Gà sáu cựa
Gà sáu cựa là giống gà quý hiếm được phát hiện ở Bản Khao, một bản của người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn nên còn được gọi là gà Lục Trảo Đán Khao (gà sáu cựa vùng Đán Khao).
Thoạt nhìn gà sáu cựa có hình dáng giống như loài gà ri, gà rừng. Tuy nhiên nét riêng là có sáu móng có màu vàng óng, dài và có vuốt nhọn. Thịt gà rất chắc và thơm ngon thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: luộc, nướng cùng mật ong, nấu cháo... Do đặc tính chỉ sống trên vùng núi cao quanh năm sương mù bao phủ như ở Mẫu Sơn nên gà sáu cựa đã trở thành đặc sản của vùng núi Công Mẫu Sơn.
Na Chi Lăng
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc mùa na Chi Lăng chín ngọt. Lạng Sơn được coi là một trong những vựa na lớn nhất cả nước. Vùng núi đá vôi Hữu Lũng và Chi Lăng là nơi tập trung nhiều lượng na nhất nơi đây. Du khách đi đến du lịch Lạng Sơn mùa na chín bao giờ cũng mua vài cân về làm quà cho người thân ở nhà.
Nem nướng Hữu Lũng
Nem Hữu Lũng được làm từ thịt sống, sau khi lên men khoảng 2 đến 3 ngày được nướng trên bếp than hoa cho lá chuối cháy xém. Nem được ăn kèm với lá đinh lăng cùng nước chấm chua, ngọt, tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn. Ngày lạnh được nhâm nhi nem nướng cùng ly rượu Mẫu Sơn thì không gì bằng.
Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng gần xa thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị chua nồng thơm đặc trưng khi nướng lên.
Hồng Bảo Lâm
Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Hồng Bảo Lâm rất đặc biệt bởi không có hạt, thịt quả ăn giòn, thơm, ngọt đậm, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 - 12 cánh đều nhau, nên hình thức quả vô cùng hấp dẫn.
Quýt Bắc Sơn
Quýt Bắc Sơn được trồng trên các khe núi, thung lũng hay trên sườn đồi của huyện Bắc Sơn, nổi tiếng bởi màu sắc hấp dẫn, quả căng mọng, ít hạt có vị ngọt đậm hơi chua, hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được. Quýt ở đây có hai loại là quýt ròn và quýt dẹt.
Rượu Mẫu Sơn
Rượu Mẫu Sơn là thứ rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng nghìn năm trước từ nguồn nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000 m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm. Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, rót ra chén sủi tăm, khi uống không có cảm giác gắt, êm dịu, đậm đà đặc trưng.
Đào Mẫu Sơn
Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm mịn, vừa to, vừa ngọt, cùi lại giòn tan và chắc thịt nên từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Chính hương thơm tự nhiên và hương vị ngọt ngào của trái đào tươi mà hàng năm cứ đến mùa đào Mẫu Sơn, du khách lại tấp nập đổ về.
Top những món ăn đặc sản ngon nhất ở Lạng Sơn bạn nên thử khi đặt chân đến Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản hay những đồ ăn vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây. Hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản điểm qua những đặc sản ngon của vùng đất...