Khẩu chiến dữ dội vì “rồng lửa” S-400, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn mong Mỹ “hồi tâm chuyển ý”
Ankara khẳng định S-400 sẽ không gây ra mối đe dọa cho liên minh và tiếp tục chống lại áp lực của Mỹ trong việc hủy bỏ các đơn đặt hàng, nhấn mạnh rằng hợp đồng với Nga là một thỏa thuận không thể từ bỏ.
Thổ Nhĩ Kỳ tái khẳng định giải pháp xử lý vấn đề S-400 với Mỹ.
Người phát ngôn của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin khẳng định, đề xuất thành lập hội đồng chung nhằm đánh giá khả năng tương thích của máy bay chiến đấu F-35 với hệ thống phòng không S-400 hiện vẫn còn hiệu lực.
Video đang HOT
“Ý tưởng thành lập một hội đồng như vậy đã được tổng thống của chúng tôi khởi xướng vào tháng 10 năm ngoái. Vì Mỹ đang có lập trường cứng rắn nên mọi thứ vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, đề xuất của chúng tôi vẫn còn hiệu lực”, ông Kalin nói với các phóng viên hôm 7/2, cảnh báo rằng việc Mỹ đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ S-400 là điều không thể chấp nhận được.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhắc lại đề xuất này tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020 vào cuối tháng 1 vừa qua.
Ông Cavusoglu khi đó tuyên bố, Mỹ hãy thành lập một nhóm làm việc chung và NATO có thể chủ trì hoặc lãnh đạo nhóm này. Nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng hãy để các chuyên gia kiểm tra và đánh giá tranh cãi về S-400 có đúng hay không.
Mỹ đã nhiều lần phản đối động thái mua hệ thống phòng thủ do Nga sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ, điều mà Washington tuyên bố là không tương thích với các tiêu chuẩn an ninh của NATO, đặc biệt là gây lộ bí mật của chiến đấu cơ F-35.
Ankara khẳng định S-400 sẽ không gây ra mối đe dọa cho liên minh và tiếp tục chống lại áp lực của Mỹ trong việc hủy bỏ các đơn đặt hàng, nhấn mạnh rằng hợp đồng với Nga là một thỏa thuận không thể từ bỏ.
Moscow và Ankara đã ký thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD cho việc giao bốn tổ hợp S-400 vào tháng 12/2017. Quá trình giao tất cả các thành phần của hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được hoàn thành vào năm 2019.
Theo nguoiduatin.vn
Thổ Nhĩ Kỳ: Hành động của Mỹ đang thúc đẩy mối quan hệ Nga Thổ
Những hành động không thân thiện của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy nước này tiến tới mối quan hệ hợp tác với Nga, phát ngôn viên của tổng thống nước Cộng hòa - Ibrahim Kalyn cho biết.
Tổng thống hai nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ngân sách quốc phòng cho năm 2020, trong đó bao gồm lệnh cấm vận chuyển máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi Ankara từ bỏ các hệ thống S-400 của Nga.
"Ai đang đẩy chúng tôi đến bước đường này (về phía Nga)? Mỹ đang thực hiện các hành động nhằm tạo vành đai khủng bố ở biên giới nước chúng tôi, mà không tính đến Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này, buộc chúng tôi phải tìm một giải pháp thay thế, rồi sau đó lại nói: "Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại tiến về phía Nga mà không phải Mỹ?". Mỹ muốn mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga giữ khoảng cách hơn, nhưng các lệnh trừng phạt chỉ thúc đẩy nó xảy ra nhanh hơn. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thay thế", ông Kalyn nói với Tele7.
Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ nên đa dạng hóa không chỉ các nguồn năng lượng, mà cả các nguồn mua vũ khí.
Việc chuyển giao các hệ thống phòng không S-400 mới nhất của Nga, đã gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, đã bắt đầu vào giữa tháng Bảy. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, S-400 sẽ hoàn thiện vào tháng 4 năm 2020. Washington yêu cầu nước Cộng hòa từ chối thỏa thuận và đổi lại sẽ có được các hệ thống Patriot của Mỹ, đe dọa trì hoãn hoặc thậm chí hủy việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt theo CAATSA (Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt). Tuy nhiên, Ankara từ chối nhượng bộ.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Ria.ru
Thổ Nhĩ Kỳ dọa sẽ điều quân tới Libya Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cảnh báo sẽ điều quân tới Libya nếu lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đóng tại Beghazi không dừng các cuộc tấn công vào Tripoli. Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ibrahim Kalin Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 24-12, Người phát ngôn của Tổng thống...