Khát vọng Lý Sơn
H. Lý Sơn là địa phương nằm trong quy hoạch “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″ đã được Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ hội để Lý Sơn phấn đấu trở thành “hạt nhân” của Khu du lịch Quốc gia.
Khách du lịch đến Lý Sơn ngày càng đông.
Tiềm năng vượt trội
Phó Chủ tịch UBND H. Lý Sơn Lê Văn Ninh cho biết: Đến cuối tháng 9-2019, Lý Sơn đón khoảng 240 nghìn lượt khách đến tham quan du lịch. Kết quả này cho thấy, du lịch Lý Sơn đang là điểm đến thu hút du khách.
Huyện đảo xinh đẹp này diện tích gần 10km2, nhưng chứa trong lòng một kho tàng di sản văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh, địa chất, địa mạo đặc sắc. Trải qua hàng triệu năm kiến tạo, Lý Sơn khoác lên mình một tuyệt tác thiên nhiên làm mê hoặc lòng người.
Trên địa bàn huyện có 10 miệng núi lửa đã tắt, độc đáo nhất là hai miệng núi lửa Giếng Tiền và Thới Lới. Ngoài ra, còn có trầm tích núi lửa, cổng đá và cả “nghĩa địa” tàu cổ đắm dưới nước.
Lý Sơn còn là mảnh đất hội tụ, giao thoa của các nền văn hóa lớn là văn hóa Chămpa, Sa Huỳnh và Đại Việt. Dấu tích xưa vẫn còn lưu giữ qua rất nhiều di tích văn hóa, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và nhiều loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc.
Trong đó, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nơi đây còn lưu giữ những tài liệu, bằng chứng quý giá khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Ngoài ra, Lý Sơn còn được mệnh danh là “Vương quốc tỏi”, với sản phẩm tỏi có hương vị rất riêng…
Video đang HOT
Với những tiềm năng hội tụ, Lý Sơn được xác định là vùng lõi của Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh và đang thực hiện các bước để trình UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
Phát huy thế mạnh du lịch
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Thị Phương Hoa cho hay: Lý Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong quy hoạch “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″. Đây là cơ hội để tỉnh và huyện đầu tư hạ tầng, đồng thời kêu gọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Lý Sơn thành Khu du lịch quốc gia.
Ông Lê Văn Ninh cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ H. Lý Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, từng bước đưa H. Lý Sơn trở thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp, văn minh, mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; bảo vệ môi trường bền vững. Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Lý Sơn sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá đến khách du lịch vẻ đẹp, đặc trưng về thiên nhiên, văn hóa và con người đất đảo; thay đổi nhận thức của cộng đồng dân cư, cùng chung tay phát triển du lịch, đưa hoạt động du lịch đi vào nền nếp, hướng tới phát triển du lịch bền vững; chú trọng gìn giữ tài nguyên, môi trường, bảo tồn các di sản văn hóa, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch.
Huyện đang kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các sản phẩm du lịch sạch trên đảo, đầu tư các hạng mục du lịch trên cơ sở giữ nguyên vẹn giá trị di sản địa chất, địa mạo…
Theo cadn.com.vn
Thủ tướng dự kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn manh, Khu đền tháp Mỹ Sơn là nơi hội tụ và giao thoa nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử và tâm linh, đến từ các nền văn minh cổ đại: Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Chăm Pa, Sa Huỳnh...
Tối qua 8/9, tại huyện Duy Xuyên, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa (DSVH) thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Tham dự, có Ủy viên Bộ Chính, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng hàng ngàn người dân địa phương.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Quảng Nam là vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi sinh ra các bậc anh kiệt như Phan Chu trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Võ Chí Công...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn.
"Hiêm co nơi nao trên cung môt đia phương vơi hơn 10.000km2 ma co đên hai di san văn hóa thê giơi đôc đao, huyên bi như Hôi An, Khu Đền Tháp My Sơn, khu dự trữ sinh quyên thế giới Cù Lao Chàm và hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa tự nhiên khác. Đây cũng là nơi hội tụ và giao thoa nhiều giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử và tâm linh, đến từ các nền văn minh cổ đại: Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Chăm Pa, Sa Huỳnh" - Thủ tướng phát biểu.
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, các cơ quan chức năng và địa phương liên quan cần có những nghiên cứu sâu sắc, nhằm phục vụ cho mục đích, sứ mệnh và nhiệm vụ chiến lược lâu dài.
"Tại buổi lễ hôm nay, chúng ta hãy cùng tưởng nhớ đến vị kiến trúc sư tài hoa người Ba Lan, ông Kazik, cùng với các cộng sự, đã có những cống hiến to lớn, bền bĩ và cả những hi sinh nhân mạng vì sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Việt Nam.
Với việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, Quảng Nam đang từng bước trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, với 6,5 triệu lượt du khách năm 2018, trong đó gồm 3,5 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu từ du lịch đạt khá cao và không ngừng tăng lên.
Cùng với phát triển kinh tế, việc bảo vệ và phát huy các di sản là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhân tố góp phần thúc đẩy chiều sâu, quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện như văn hóa, chính trị, kinh tế" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Lễ kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn.
Ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vào ngày 4/12/1999, tại hội nghị lần thứ 23 ở TP.Ma-ka-res, thủ đô Ma rốc, Tổ chức Khoa học, Giáo dục, Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã vinh danh Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn là DSVH thế giới. Sau đó 10 năm, ngày 26/5/2009, Cù Lao Chàm -Hội An được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
"Trải qua hành trình 20 năm, các di sản quý báu trên vùng đất Quảng Nam phải tiếp tục chống chọi với thời gian, thời tiết và thiên tai khắc nghiệt để đứng vững, để được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và mỗi ngày càng trở nên lung linh nhiều sắc màu trong mắt của bè bạn năm châu.
Từ một tỉnh rất nghèo khi mới tái lập vào năm 1997, nhưng với tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào của vùng đất có hai di sản văn hóa và một khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO vinh danh, suốt nhiều năm qua, các cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã năng động, liên tục đề xướng và thực hiện có kết quả các chủ trương, chính sách về bảo vệ và phát huy các giá trị di sản.
Trong thời gian qua, tỉnh đã dành nguồn lực đáng kể cho việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích, và phát triển Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, quảng bá giá trị của các di sản được UNESCO công nhận; xây dựng điểm đến du lịch văn hóa và sinh thái nổi tiếng mang tầm quốc tế. Nhờ những nỗ lực ấy, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An được quản lý và bảo tồn ngày càng tốt hơn các di sản vật thể kiến trúc, cùng cảnh quan sinh thái và không gian văn hóa. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An đã trở thành một trong những điển hình bảo tồn đa dạng tài nguyên sinh thái, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao" - ông Thu nhấn mạnh.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao 300 suất quà (mỗi phần gồm 1 triệu đồng và 1 lồng đèn, 1 bánh trung thu) cho 300 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên có thành tích học tập xuất sắc trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Chiều cùng ngày, tại Trường THCS Phù Đổng, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đến chung vui với trẻ em trong chương trình Vui Tết Trung thu năm 2019.
Tại đây, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao tặng 50 chiếc xe đạp, 200 suất quà (mỗi suất 1 triệu đồng) cho 250 trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, trao tặng sách tham khảo cho 5 Trường THCS trên địa bàn huyện Duy Xuyên, với tổng trị giá hơn 350 triệu đồng từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Theo Danviet
Đề xuất hai núi lửa triệu năm ở đảo Lý Sơn là Di tích quốc gia Miệng núi lửa Thới Lới cao 149 m, Giếng Tiền cao 86 m được ví như những "đài quan sát" biển đảo ở Lý Sơn. Nơi đây vừa được đề xuất là Di tích Thắng cảnh quốc gia. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng đã đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, công nhận...