Khát vọng đường cao tốc nối hai đầu Tổ quốc
Cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo 2 tỉnh Cao Bằng và Cà Mau cho thấy quyết tâm, chủ động thực hiện đường cao tốc nối hai đầu Tổ quốc làm động lực phát triển kinh tế – xã hội cho cả nước
Cao Bằng và Cà Mau – hai vùng đất cách mạng ở hai đầu đất nước – đang quyết tâm làm đường cao tốc. Lãnh đạo 2 tỉnh vừa có cuộc gặp tại Cao Bằng để trao đổi kinh nghiệm, cùng xây dựng hạ tầng giao thông. Chứng kiến cuộc làm việc đặc biệt này, PGS-TS Trần Đình Thiên – thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – chia sẻ: “Hai tỉnh nghèo nhất “xung phong” làm đường trong bối cảnh đầu tư đường cao tốc gặp khó. Chuyện đó là có đặc thù. Khó khăn nhưng cùng đương đầu thì tạo nên sức mạnh”.
“Chỉ bàn tiến, không bàn lùi”
Ngày 21-8, trước cuộc gặp vài giờ, Ban Chỉ đạo (BCĐ) dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã tổ chức cuộc họp lần thứ 9. Ông Lại Xuân Môn – Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, Trưởng BCĐ dự án dường cao tốc này – mở đầu: “Hôm nay, chúng ta chỉ bàn tiến, không bàn lùi”.
Lãnh đạo 2 tỉnh Cao Bằng, Cà Mau đã có cuộc gặp để trao đổi kinh nghiệm, cùng xây dựng hạ tầng giao thông
Tinh thần “chỉ bàn tiến” không phải bây giờ mà khi dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư thì ở những cuộc họp trước của BCĐ dự án, ông Lại Xuân Môn đã nêu ra. Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn dẫn tới hạ tầng giao thông của tỉnh gặp khó khăn. Mạng lưới giao thông liên kết với Cao Bằng chỉ có 2 tuyến, Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4A. Vì thế, tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ kết nối Cao Bằng vừa nhằm bảo đảm an ninh – quốc phòng vừa gỡ nút thắt cho việc phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh. Bí thư Lại Xuân Môn từng bày tỏ: “Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là khát vọng từ lâu của người dân, của nhiều khóa lãnh đạo tỉnh”.
Tuy đã cấp “giấy khai sinh” nhưng với một dự án có tổng vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng ở một địa phương còn nghèo như Cao Bằng, việc hoàn thành còn muôn trùng khó khăn. Vì thế, tinh thần “chỉ bàn tiến” của Bí thư Cao Bằng thể hiện quyết tâm rất lớn của lãnh đạo và đồng bào các dân tộc tại tỉnh này.
“Kiên trì 2 năm qua, có những lúc nản lòng, có những lúc tưởng như thất bại nhưng chúng ta thể hiện khát vọng, quyết tâm đúng với bản lĩnh quê hương cách mạng và có kết quả bước đầu khi ngày 10-8, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án” – ông Lại Xuân Môn nói.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ, UBND tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn Đèo Cả – nhà đầu tư đề xuất đầu tư dự án – đã có biên bản làm việc, chủ động triển khai ngay việc khảo sát địa hình, địa chất công trình và địa vật lý để tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, lập hồ sơ cắm mốc phân giới. Đến nay, khối lượng công việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã hoàn thành. Tỉnh cũng phối hợp với doanh nghiệp mời đối tác là Tập đoàn Leonhardt, Andr und Partnernghiên cứu, khảo sát thực hiện thiết kế kiến trúc cảnh quan một số công trình trên tuyến đường.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, ông Lại Xuân Môn yêu cầu các sở – ngành, địa phương trong tỉnh nêu những khó khăn, vướng mắc để khắc phục; lập các tổ công tác, lên kế hoạch hành động sẵn sàng khởi công công trình đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh trong đầu tháng 10 tới.
“ Phải c họn nhà đầu tư giàu khát vọng”
Trở lại cuộc trao đổi kinh nghiệm triển khai làm đường cao tốc giữa Cao Bằng và Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải – Bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau – cho biết: “Đối với vùng ĐBSCL, Cà Mau hết sức khó khăn về giao thông khi gần như chỉ có 1 tuyến độc đạo. Quốc lộ 1 từ TP HCM về Cà Mau rất hẹp, lưu lượng xe cộ đông trong khi vùng này là vựa lúa, trái cây, thủy hải sản của cả nước. Trong những năm qua, đoạn tuyến TP HCM – Trung Lương xuống cấp. Đoạn tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận chậm tiến độ đã 10 năm. Đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ về Cà Mau, theo kế hoạch ban đầu thì sau năm 2030 mới làm. Điều đó gây khó khăn cho Cà Mau”.
Trong cuộc làm việc với Thủ tướng hồi đầu tháng 8, Cà Mau đã mạnh dạn đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện, cần thiết phải kéo về giai đoạn 2021-2025 và Thủ tướng đã đồng ý. Trước đó, ngày 31-7, tận mắt chứng kiến những khởi sắc tại Trung Lương – Mỹ Thuận (tỉnh Tiền Giang), Thủ tướng đã có những chỉ đạo vượt khuôn khổ dự án này. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải tiếp tục triển khai cầu Mỹ Thuận 2 sớm nhất vì đã có tiền. Bộ Giao thông Vận tải đảm nhận việc triển khai công trình từ Mỹ Thuận đến Cần Thơ, giải ngân hết số vốn, đồng thời nghiên cứu tuyến Cần Thơ – Cà Mau, đưa vào kế hoạch 2021 – 2025 để hoàn thiện tuyến TP HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ – Cà Mau.
Không lâu sau, ngày 18-8, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Thủ tướng tại hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, giao UBND tỉnh Cà Mau là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đoạn Bạc Liêu – Cà Mau của dự án đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Trong đó, nghiên cứu phương án xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP. Theo kết luận này, đoạn cao tốc Cần Thơ – Bạc Liêu sẽ thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Cà Mau đã có những bước khởi đầu triển khai dự án khá thuận lợi khi được sự quan tâm của Chính phủ. Song, PGS-TS Trần Đình Thiên nhìn nhận: “Phương án tài chính cho dự án vùng chưa phát triển là khó. Cà Mau cần tìm cho được doanh nghiệp “yểm trợ”, phải chọn được nhà đầu tư và cần phải có một nhà đầu tư có kinh nghiệm, giàu khát vọng song hành bên mình mới được”.
Cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai địa phương ở hai đầu đất nước càng cho thấy quyết tâm, chủ động của Cao Bằng và Cà Mau không lúc nào hơn lúc này, tất cả cho tuyến cao tốc làm động lực phát triển kinh tế – xã hội, cho Cà Mau gần hơn với Cao Bằng và mọi vùng Tổ quốc, về một giấc mơ xây dựng Việt Nam hùng cường.
Bộ NNPTNT lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau dừng thực hiện một quyết định
Bộ NNPTNT vừa có công văn lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng việc sắp xếp Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Liên quan đến vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau, trong đó có nội dung chuyển một số nhiệm vụ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sang Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, ngày 14/7, theo nguồn tin của phóng viên, Bộ NNPTNT vừa có công văn lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng thực hiện quyết định này.
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 6/1/2019 (gọi tắt là Quyết định 22) đưa một số chức năng, nhiệm vụ, con người của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thuộc Sở Y tế.
Tuy nhiên, Bộ NNPTNT 2 lần có văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị Cà Mau dừng thực hiện Quyết định 22 và gửi phản hồi về Bộ NNPTNT.
Sau đó, UBND tỉnh Cà Mau đã phải ban hành Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 22/6/2020 (gọi tắt là Quyết định số 1134) sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22.
Bộ NNPTNT lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau dừng thực hiện Quyết định 22.
Ngày 10/7, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng thực hiện Quyết định 22.
Theo đó, Bộ NNPTNT cho rằng việc thay đổi, sắp xếp lại bộ máy cần tuân thủ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương trong đó có nội dung "Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển" và "Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính".
"Việc sắp xếp đổi mới cũng cần phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là phù hợp với thực tế đảm bảo không gây ách tắc, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong quá trình sắp xếp, các địa phương cũng cần tiếp thu ý kiến của cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động liên quan trên phạm vi cả nước", văn bản của Bộ NNPTNT nêu rõ.
Bộ NNPTNT cũng khẳng định, Quyết định số 1134 của UBND tỉnh Cà Mau không những chưa giải quyết triệt để được các vướng mắc mà còn tiếp tục tạo ra nhiều bất cập hơn nữa.
Bộ NNPTNT khẳng định, Quyết định số 1134 của UBND tỉnh Cà Mau không những chưa giải quyết triệt để được các vướng mắc, mà còn tiếp tục tạo ra nhiều bất cập hơn nữa. Ảnh: Chúc Ly.
Cụ thể, các sản phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 15) là danh mục các sản phẩm hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NNPTNT; việc phân cấp quản lý các sản phẩm nông lâm thủy sản trong danh mục này thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ NNPTNT, được quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định 15 và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV (Thông tư 14).
Liên Bộ NNPTNT và Nội vụ chưa phân cấp cho các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp quản lý an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản.
Do vậy, việc giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATNSTP) Cà Mau thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản là không phù hợp với Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15 và Thông tư 14.
Bên cạnh đó, Quyết định số 1134 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22 đã chia nhỏ, phân công nhiều đơn vị quản lý đối với một đối tượng.
"Việc phân công này không những gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định rõ đối tượng quản lý đối với cơ sở hoạt động nhiều loại hình mà còn gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản", văn bản của Bộ NNPTNT nhận định.
Theo đó, Bộ NNPTNT cho rằng, việc tổ chức lại Chi cục ATVSTP của UBND tỉnh Cà Mau đi ngược lại xu hướng phân công quản lý của Luật An toàn thực phẩm, quy định của Chính phủ, liên Bộ NNPTNT, Nội vụ, không những không giảm đầu mối quản lý mà còn phân tách, chia nhỏ đối tượng quản lý, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp...
Do vậy, Bộ NNPTNT một lần nữa đề nghị UBND tỉnh Cà Mau dừng thực hiện Quyết định số 22/QĐ-UBND, tổ chức tham vấn với các Bộ, ngành liên quan trước khi thực hiện.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 13/7, UBND tỉnh Cà Mau đã có Quyết định về việc sắp xếp các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở NNPTNT, trong đó có việc thí điểm giải thể Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8.
Cụ thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối sang Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế; về chất lượng nông sản và cơ sở sản xuất, chế biển muối sang Chi cục Nông nghiệp; về chất lượng thủy sản sang Chi cục Thủy sản.
Bên cạnh đó, chuyển chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về chất lượng thủy sản và an toàn thực phẩm đối với đối tượng/loại hình thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý; kiểm tra, đánh giá, phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu và thẩm tra lô hàng sau sơ chế sang Thanh tra Sở; chuyển chức năng, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường nông, lâm, thủy sản và muối sang Phòng kế hoạch - Tài chính thực hiện.
Khó khăn khi triển khai các công trình khẩn cấp Hết sụt lún do khô hạn rồi đến mưa bão, nước biển dâng... là thực trạng của tỉnh Cà Mau hiện nay. Trong khi muốn triển khai các dự án tu sửa vướng trăm đường. Cà Mau gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các công trình khẩn cấp. Ảnh: Trọng Linh. Cà Mau là là một trong những tỉnh chịu ảnh...