“Khát” nước trong mùa khô nóng đỉnh điểm
Dù đã có 1-2 cơn mưa nhưng vùng Bảy Núi ( huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, An Giang) vẫn còn nóng hừng hực. Từ khoảng tháng 3, khô hạn ở vùng đất này được xem là đỉnh điểm; sông ngòi cạt kiệt, đất nứt nẻ, hoa màu khô héo,…
Về huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thời gian này mới hiểu người và động thực vật ở đây đang “khát” nước như thế nào. Đồng ruộng khô cằn, hoa màu thiếu nước khô héo, các con kênh phục vụ cho nông nghiệp trơ đáy,… Lúc này mỗi cơn mưa đều được ví như vàng.
Mùa khô hạn vùng Bảy Núi năm nào cũng diễn ra. Giữa cái nắng chói chang, chú bò gày tìm cái ăn trên đồng cỏ khô rang
Màu xanh của những tán cây thốt nốt giúp khung cảnh bởi khô cằn
Nhiều kênh trơ đáy thế này
Video đang HOT
Cạn nước…
Những cái giếng nhân tạo giúp người dân trồng rẫy trong mùa khô hạn
Một hai năm trở lại đây, những cây nước ngầm thế này là cứu cánh cho hàng trăm người dân trong mùa khô hạn
Một nhóm trẻ đi mót đậu giữa cái nắng như đổ lửa.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Nín thở theo chân "vua bò cạp" đi săn mật ong
Không cần dụng cụ rườm rà, chỉ cần một cây đuốc là anh Cương vào rừng săn mật ong rừng. Chỉ mất 10 - 15 phút "phù phép", anh Cương đã khiến hàng vạn con ong mật bay ra khỏi tổ; lúc này anh có thể "hồn nhiên" lấy mật.
Đến thị trấn Nhà Bàng hỏi thăm người bắt ong mật giỏi nhất vùng Bảy Núi, người dân sẽ giới thiệu ngay anh Nguyễn Văn Cương (cũng được người dân gọi là vua săn bò cạp ở vùng này). Anh Cương năm nay ngoài 40 tuổi, nước da ngăm đen và rất nhanh nhẹn - miệng nói, tay làm, không chần chừ những việc trong tầm tay của anh. Bởi thế khi chúng tôi đề cập đi săn ong mật, anh Cương "ừ" một tiếng là đi vội ra sau hè, cầm một cây đuốc to bằng bắp chân rồi nói gọn: Lên đường!
Vừa đi anh Cương vừa cho biết: "Tôi đã phát hiện một tổ ong mật to bằng cái nia ở sau lưng núi Vôi (xã Núi Vôi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), địa hình có hiểm trở những vẫn lấy được mật. Khi tới nơi các anh phải làm theo tôi và phải đi khom lưng, bám sát phía sau tôi, nhất là khi ong chít, chớ đập con ong, vì điều này làm cho "đồng đội" của chúng hung dữ thêm".
Chỉ cần cây đuốc, lá dừa khô và một số lá cây rừng, là anh Cương có thể bắt được tổ ong to thế này
Đến nơi, anh Cương chỉ cho chúng tôi thấy tổ ong mật to bằng cái nia treo lơ lửng trong hốc đá. Anh Cương đi đầu, kế đó là những người "ăn theo" như chúng tôi và cuối cùng là anh Ngô Văn Lên - một trợ thủ đắc lực của anh Cương, cả đoàn lần lượt tiếng vào "vùng nguy hiểm". Nhẹ nhàng, từng người bò sát vào tổ ong, lúc này chúng tôi chỉ cách tổ ong khoảng 2m, nghe rõ tiếng "xì xào" của đàn ong khi cảm nhận có gì đó bất ổn.
Sau khi "đội hình" đã vào vị trí an toàn, anh Cương ra lệnh đốt đuốc. Trong lúc anh Cương và anh Lên xông khói vào tổ ong, đoàn chúng tôi liên tục bấm máy. Lúc này, hàng vạn con ong bị ngạt khói, giận dữ túa ra tạo thành một "đám mây" đen ngòm ngay trên đỉnh đầu chúng tôi.
Và chỉ hơn 15 phút sau, tổ ong to bằng cái nia đã rơi vào cảnh "vườn không nhà trống". Lúc này anh Cương từ tốn chọn những phần sáp chứa mật để lấy. Riêng những phần sáp chứa ong non anh tuyệt nhiên không động đến. "Mình chỉ dùng khói để xua ong lấy mật nên có thể đàn ong bỏ tổ này nhưng chúng vẫn còn sống. Riêng những ong non, những con sắp trưởng thành sẽ có cơ hội lớn lên, tạo đàn tiếp tục xây tổ, cho mật", anh Cương chia sẻ nguyên tắc nghề nghiệp của mình.
Với "thương hiệu" bắt ong mật, 1 lít mật ong của anh Cương có giá lên tới 500.000 đồng
Xong công việc lấy mật, anh Ngô Văn Lên làm nhiệm vụ dập triệt để hai cây đuốc trên một mỏm đá. Anh Lên giải thích: "Đang là mùa nắng nóng, nếu mình làm việc này không cẩn thận, còn sót lại một hai đóm lửa nhỏ thôi là có thể gây ra cháy rừng như chơi".
Theo anh Cương, với lượng sáp này, anh có thể vắt được 4 lít mật, mỗi lít có giá 500.000 đồng. Như vậy ngày nào trúng mánh, bắt được 2 tổ ong thì coi như các anh có bạc triệu trong túi.
"Cũng vì giá ong mật tăng cao nên thời gian gần đây có nhiều người đổ xô đi bắt ong mật. Nhưng điều tôi lo lắng nhất là đa số họ dùng lửa hoặc thuốc để xông cho ong chết rồi lấy mật và bắt luôn cả ong non để chế biến thức ăn. Với cách bắt ong kiểu tận diệt này thì vài năm nữa thôi, ong mật sẽ không còn, ít nhiều cũng ảnh hướng đến núi rừng", anh Cương chia sẻ thêm.
Anh Cương chỉ cho chúng tôi thấy tổ ong trong hốc đá
Bắt đầu đốt đuốc để tiếp cận tổ ong
Tiếp cận tổ ong để bắt đầu xông khói
Ong mật bắt đầu bỏ tổ thoát thân
Anh Cương chỉ lấy mật, tuyệt đối không bắt ong non.
Theo Dantri
Chủ động phòng, chống cháy rừng Bộ NN&PTNT cho biết, mùa khô năm 2013-2014 tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu mùa khô đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng tại một số địa phương. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian tới tình trạng nắng nóng, khô hạn tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương....