Khảo sát thực trạng Đông Nam Á 2021: Những thách thức lớn đối với ASEAN năm 2021
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và những tác động của nó vẫn là thách thức lớn nhất với khu vực Đông Nam Á trong năm 2021 – đó là kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore công bố ngày 10/2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia ngày 1/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, cuộc khảo sát do Viện ISEAS tiến hành tại 10 nước thành viên ASEAN, với 1.032 người tham gia, chủ yếu trong giới học giả, cộng đồng doanh nghiệp và truyền thông. Khảo sát năm 2021 có sự tham gia nhiều nhất từ Việt Nam (17%), tiếp đến là Singapore (15,3%) và Myanmar (15,1%).
Có tới 76,0% số người được hỏi cho rằng mối đe dọa của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe của con người hiện là thách thức cấp bách nhất của khu vực. Trong khi đó, 63% nhận định thất nghiệp và suy thoái kinh tế là những vấn đề lớn; 40,7% đánh giá khoảng cách về kinh tế – xã hội và chênh lệch thu nhập là thách thức lớn của ASEAN trong năm 2021.
Video đang HOT
Khảo sát cũng cho thấy đa số người dân Đông Nam Á (60,7%) tán thành phản ứng của chính phủ họ đối với đại dịch COVID-19. Về khả năng lãnh đạo khu vực ASEAN ứng phó với đại dịch COVID-19, những người được hỏi bỏ phiếu gần như ngang nhau cho Singapore (32,7%) và Việt Nam (31,1%).
Khảo sát cũng đề cập cạnh tranh Mỹ – Trung đang diễn ra, theo đó 76,3% số người được hỏi đánh giá Trung Quốc vẫn là cường quốc kinh tế có ảnh hưởng không thể tranh cãi trong khu vực và 72,3% quan ngại về ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong khi đó, tỷ lệ tin tưởng Mỹ như một đối tác chiến lược và an ninh khu vực tăng từ mức 34,9% năm 2020 lên 55,4% trong năm nay. Có 68,6% dự đoán chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden sẽ nâng cao mức độ gắn bó của Mỹ với khu vực này.
Khảo sát của Viện ISEAS cũng cho thấy đa số tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, theo đó ủng hộ áp dụng nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế trong vấn đề này.
Thủ tướng Séc kêu gọi đoàn kết, kiên trì ứng phó với dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 1/1, trong bài phát biểu nhân dịp Năm mới 2021 được nhiều cơ quan truyền thông sở tại đưa tin, Thủ tướng Séc Andrej Babis cảm ơn các tầng lớp trong xã hội đã nỗ lực tham gia vào công cuộc ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của quốc gia Trung Âu này, đồng thời kêu gọi người dân đoàn kết và kiên trì ứng phó với dịch bệnh.
Thủ tướng Sec Andrej Babis. Anh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Babis nhấn mạnh năm 2020 là một trong những năm khó khăn và tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của CH Séc khi phải đối mặt với đại dịch COVID-19, song đây cũng là năm ghi nhận nhiều tấm gương đã tình nguyện hành động hỗ trợ tại những nơi cần thiết, góp phần tạo ra sự lan tỏa trong xã hội, tích cực tham gia đóng góp vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 thông qua nhiều hình thức khác nhau như chủ động may khẩu trang, trợ giúp người cao tuổi, quyên góp nhu yếu phẩm, cung cấp đồ ăn cho các lực lượng trong tuyến đầu chống dịch, dạy trẻ em học từ xa ...
Ông Babis đánh giá vai trò và đóng góp quan trọng của các lực lượng trong tuyến đầu chống dịch như lực lượng y tế, cảnh sát, cứu hỏa, quân đội cũng như sự hỗ trợ quý báu của từng thành viên trong xã hội đối với cuộc chiến chống dịch COVID-19, đồng thời cảm ơn và mong muốn người dân tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của chính phủ. Bên cạnh đó, ông cũng thừa nhận những hạn chế của chính phủ trong ứng phó với dịch bệnh và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế này.
Thủ tướng Séc cho rằng năm 2021 tiếp tục là năm khó khăn với quốc gia Trung Âu này khi dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được khống chế và kêu gọi người dân hưởng ứng tiêm vaccine vì đây là giải pháp duy nhất để đưa đất nước quay trở lại cuộc sống bình thường. Do đó, việc triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quốc gia Trung Âu này trong năm 2021.
Trước đó, sau khi tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng Pfizer và BioNTech ngày 27/12, Séc đã bắt triển khai chương trình tiêm vaccine, trong đó giai đoạn đầu ưu tiên cho các bác sĩ, y tá, người cao tuổi, người có bệnh nền. Chính phủ Séc đã đặt mua hơn 15 triệu liều vaccine để phục vụ chương trình tiêm vaccine đại trà dự kiến kéo dài tới hết mùa Hè năm 2021.
Theo thông báo của Bộ Y tế Séc, trong những ngày qua, quốc gia Trung Âu này luôn được đặt trong mức cảnh báo cao nhất theo hệ thống cảnh báo về rủi ro của dịch COVID-19 trên toàn quốc gồm 5 cấp (PES), trong đó riêng ngày 29 và 30/12 lần lượt ghi nhận hơn 16.000 và gần 17.000 ca nhiễm mới. Tính đến nay, Séc ghi nhận hơn 735.800 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 11.800 trường hợp tử vong.
Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ Séc đã gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 22/1/2021 và áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn có hiệu lực từ ngày 27/12 đến ngày 10/1/2021. Các cửa hàng kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa và chỉ được phép tập trung tối đa hai người ở nơi công cộng, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm từ 21h hôm trước đến 5h sáng hôm sau.
Sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh vì tương lai an toàn và bền vững Năm nay, lần đầu tiên thế giới kỷ niệm Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness 27/12), giữa lúc đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh trên toàn cầu với hơn 80 triệu ca mắc. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại ngoại ô Colombo, Sri...