Khảo sát mới nhất: cứ 10 người dùng công nghệ thì có tới 6 người lựa chọn CPU của AMD để lên đời
Sau nhiều năm luôn ở ‘kèo dưới’ so với Intel, sự ra mắt của dòng CPU Ryzen đã giúp AMD có màn lội ngược dòng cực kỳ thành công cả ở doanh số lẫn sự chú ý của người dùng công nghệ.
Không chỉ đánh bại Intel về mặt doanh số bán tại nhiều quốc gia, các mẫu CPU của AMD cũng đang vượt mặt Đội Xanh về mặt ‘được lòng’ người dùng công nghệ.
Theo đó, CPU của AMD là lựa chọn hàng đầu của nhiều người dùng công nghệ khi họ có ý định nâng cấp máy trong tương lai, thay vì các mẫu CPU của Intel. Đây là kết luận được đưa ra bởi Hiệp hội phần cứng châu Âu (EHA) sau khi tổ chức này thực hiện một cuộc khảo sát lớn trên khắp Châu Âu. Đối tượng được khảo sát bao gồm những người dùng đam mê và có hiểu biết về công nghệ
Cụ thể, có tới 60% người dùng công nghệ cho biết họ sẽ lựa chọn CPU của AMD để nâng cấp. Trong khi đó, các mẫu CPU Intel được 40% người dùng công nghệ lựa chọn để lên đời trong tương lai.
Con số này đương nhiên rất khả quan cho AMD, đặc biệt là khi so sánh với kết quả khảo sát của EHA vào năm ngoái. Ở thời điểm đó, có tới 60% người dùng công nghệ cho biết mình sẽ lựa chọn Intel thay vì AMD.
Số liệu này cũng chỉ ra ảnh hưởng to lớn của dòng Ryzen 3000 khi được ra mắt vào trung tuần tháng 7/2019, vốn nhanh chóng đạt được thành công vang dội với doanh số bán cực tốt tại nhiều quốc gia. Với hiệu năng tương đương các mẫu CPU của Intel nhưng giá bán lại cạnh tranh hơn đáng kể, Ryzen 3000 rõ ràng đã thu hút được một lượng lớn ‘fan cứng’ từ Đội Xanh chuyển sang.
Video đang HOT
Đây cũng là nhận định của chính chủ tịch EHA, ông Koen Crijns: “ Trong vòng 3 năm qua AMD đã đạt được rất nhiều thành tích khả quan trong phân khúc người dùng đam mê và hiểu biết công nghệ. Với dòng Ryzen, AMD đã thu hẹp khoảng cách về khả năng xử lý (với CPU Intel), trong khi chỉ số giá thành/hiệu năng lại cực kỳ hấp dẫn“
Tất nhiên, sự trỗi dậy của AMD cũng có đóng góp không nhỏ từ chính những vấn đề nội tại của Intel. Hãng sản xuất CPU này vẫn đang liên tục gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung chip máy tính.
Đáng chú ý, báo cáo của EHA cũng cho thấy AMD đang đạt được một số kết quả khả quan ở mảng sản xuất card đồ họa, vốn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ Nvidia.
Theo đó, khoảng 23% người dùng công nghệ cho biết họ sẽ lựa chọn mua card đồ họa của AMD trong tương lai, trong khi 77% người dùng còn lại vẫn yêu thích các mẫu card đồ họa của Nvidia. Mặc dù số liệu này cho thấy AMD vẫn đang thất thế trước Nvidia, tuy nhiên Đội Đỏ đã có sự tăng trưởng nhất định.
Vào tháng 5/2019, chỉ khoảng 19% người dùng được EHA khảo sát lựa chọn AMD thay vì Nvidia. Sự ra mắt của 2 mẫu card đồ họa thuộc kiến trúc Navi là RX 5700 và 5700 XT với hiệu năng tương đương cùng giá bán cạnh tranh với các mẫu VGA dòng RTX của Nvidia được cho là đã giúp AMD có sự khởi sắc trở lại.
Theo GameK
Trí tuệ nhân tạo không thể bảo vệ người dùng công nghệ khỏi deepfake
Theo một báo cáo mới từ Data and Society, các giải pháp dựa trên trí tuệ nhân tạo có thể không cứu vãn được con người khỏi deepfake các video bị thay đổi một cách giả tạo và mang tính tiêu cực.
Trong báo cáo, các tác giả Britt Paris và Joan Donovan đã nghiên cứu deepfake dưới một cái nhìn sâu rộng - sự thao túng truyền thông liên tục và nói rằng điều này chỉ được giải quyết nếu có sự chung tay từ cả xã hội và kỹ thuật.
"Cơn hoảng loạn xung quanh các vấn đề liên quan đến deepfake chứng minh các giải pháp kỹ thuật nhanh chóng đã không định vị và giải quyết được các vấn đề cấu trúc", Paris nói với The Verge.
"Đây là một dự án lớn, nhưng chúng tôi cần tìm giải pháp mang tính xã hội cũng như chính trị để những người không có quyền lực sẽ không bị bỏ lại trong cuộc tẩy chay này".
Deepfake - video được xử lý bằng trí thông minh nhân tạo để đánh lừa người xem.
Quan hệ giữa truyền thông và sự thật chưa bao giờ ổn định, báo cá cho hay. Các tác giả trích dẫn hành động của những công ty truyền thông trong Gulf War rằng họ đã trình bày sai sự kiện trên mặt đất bằng cách chỉnh sửa hình ảnh từ các bản tin buổi tối.
Những hình ảnh là thật, song chúng đã bị thao túng sai lệch bằng cách bối cảnh hóa, diễn giải và phát sóng suốt ngày đêm trên truyền hình cáp.
Nỗi sợ hãi về các lỗ hổng truyền bá thông tin sai lệch đã tăng lên khi công nghệ dần trở nên tiến bộ. Một số lo lắng nó có thể "tàn phá" cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2020 tới.
Hầu hết các phương tiện truyền thông có liên quan đến deepfake đã tập trung vào các nhân vật nổi tiếng và nhà lập pháp, như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (D-Calif). Nhưng các tác giả viết rằng: Những người bị tổn hại cuối cùng bởi loại công nghệ này chính là công dân và xã hội.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đang xem xét giải pháp công nghệ và gần đây Facebook đã phát hành một bộ dữ liệu thử nghiệm các mô hình mới nhằm phát hiện lỗ hổng sâu trong kĩ thuật, báo cáo Dữ liệu và Xã hội cảnh báo không nên chỉ tin tưởng vào các ông "trùm" công nghệ Big Tech.
Các giải pháp cần bao gồm nhiều hơn nữa, có thể là ban hành biện pháp liên bang đối với các tập đoàn, để khuyến khích họ giải quyết vấn đề này một cách có ý nghĩa hơn từ lợi nhuận khổng lồ của mình trong 15 năm qua, các tác giả đã viết trong kết luận của báo cáo.
Theo VietQ
AI có thể bắt kịp bộ não của con người trong kỷ nguyên 6G Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu đồng thuận mở băng tần 95GHz đến 3THz cho 6G, 7G hoặc bất kỳ công nghệ thế hệ tiếp theo nào. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh AI có thể ngang tầm với bộ não con người. Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng...