Khảo sát lại một lần nữa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu tiến hành khảo sát lại một lần nữa môi trường biển tại 4 tỉnh bị sự cố. Nếu ở nơi nào môi trường biển bị huỷ hoại mà chưa được tái tạo hoặc tái tạo chậm thì cần khôi phục lại ngay.
Ngư dân ở Quảng Trị đã trúng mẻ cá “khủng” 150 tấn (Ảnh: Đăng Đức).
Chiều 21/8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường các tỉnh miền Trung.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách đóng mới tàu cá cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường. Tổng số kinh phí đề xuất bổ sung phạm vi, đối tượng thiệt hại của địa phương theo công văn của Bộ này là trên 563 tỷ đồng.
Tính đến ngày 18/8, các tỉnh đã cơ bản hoàn thành chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân gần 6.000 tỷ đồng (đạt trên 94% số tiền thiệt hại và 90% số tiền tạm cấp). Cả 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế) đều chưa chi trả hết tiền bồi thường, còn lại khoảng 5%, do đối tượng được bồi thường không có mặt ở địa phương.
Về kết quả xử lý hải sản lưu kho, tính đến nay theo báo cáo, tổng số hải sản lưu kho tại 4 tỉnh là 11.751 tấn, tăng 6.382 tấn, gấp 2,2 lần so với báo cáo của Bộ Y tế ngày 8/11/2016 (5.369 tấn).
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhận định, báo cáo của các bộ, ngành, địa phương cho thấy việc bồi thường và hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại do sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung về cơ bản đã hoàn thành. Các địa phương vừa khắc phục sự cố, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, vừa hướng dẫn bà con trong việc sử dụng có hiệu quả tiền hỗ trợ của Nhà nước, tiền đền bù thiệt hại khắc phục sự cố môi trường. Du lịch biển các tỉnh được mùa. Môi trường biển đã an toàn để bà con yên tâm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Đến nay tình hình an ninh trật tự trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung, nhất là các huyện ven biển cơ bản ổn định, nhân dân đã không nghe các phần tử xấu kích động, lôi kéo. Công ty Formosa đã khắc phục cơ bản các lỗi vi phạm, bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu.
Video đang HOT
“Chúng ta vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, nếu có vi phạm chúng ta kiên quyết xử lý. Đồng thời, giám sát chặt chẽ lò cao số 2, khi hoạt động không được xảy ra sự cố nào”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đối với một số vấn đề tồn đọng, Phó Thủ tướng cho biết sẽ giao Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết tiếp trong thời gian tới và kiên quyết không mở rộng phạm vi, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ.
Về việc số hải sản tồn kho theo báo cáo của địa phương ngày càng tăng, nếu đúng cần bồi thường cho bà con trên cơ sở chứng minh rõ ràng, minh bạch. Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương vào kiểm tra thực tế trong tháng 8/2017, cùng Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả kiểm tra của mình.
Đồng thời, cần tiến hành khảo sát lại một lần nữa môi trường biển tại 4 tỉnh bị sự cố, nếu ở nơi nào môi trường biển bị huỷ hoại mà chưa được tái tạo hoặc tái tạo chậm thì cần khôi phục lại ngay. Việc này giao cho đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp thực hiện.
“Mọi hoạt động phải công khai, minh bạch, dân chủ với sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng và cấp trên, kiên quyết không để sót lọt các đối tượng chính đáng được hưởng, đồng thời cũng không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong quá trình đền bù, hỗ trợ cho người bị thiệt hại”- Phó Thủ tướng nêu rõ.
Theo Dân Trí
Phó Thủ tướng: "Nếu phương tiện công cộng tốt, người dân sẽ tự bỏ xe máy"
"Lộ trình giảm dần xe máy là ý tưởng rất tốt, tuy nhiên phải chú ý tới sinh kế của người lao động, đảm bảo đời sống của người dân. Nếu tổ chức phương tiện công cộng tốt thì người dân sẽ tự bỏ xe máy" - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Chiều 4/7, Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) quý 2/2017 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, diễn ra tại trụ sở Chính phủ.
Phải chú ý tới sinh kế của người dân!
Đề cập về Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ, trong đó có mục tiêu dừng xe máy vào năm 2030, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - cho biết: Đề án có 6 nhóm giải pháp, mục tiêu của Đề án là nhằm giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân.
Ông Nguyễn Thế Hùng thông tin, sáng 4/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Đề án này. Theo đó, những người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn Hà Nội đều phải thực hiện theo Đề án mà TP Hà Nội đã lập ra, đồng thời ông Hùng nhấn mạnh lộ trình tới năm 2030 sẽ dừng sử dụng xe máy.
Khi có phương tiện công cộng tốt, người dân xe tự bỏ xe máy?
Sau khi nghe báo cáo của TP Hà Nội, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay, Hà Nội có xe buýt nhanh, mới đây đã thử nghiệm xe buýt 2 tầng và lộ trình giảm dần xe máy, đó là ý tưởng rất tốt.
"Nếu tổ chức phương tiện công cộng tốt thì tự người dân sẽ giảm xe máy, tuy nhiên phải chú ý tới sinh kế của người lao động, đảm bảo đời sống của người dân" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng lưu ý tới các giải pháp và yêu cầu Hà Nội cần đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện đề án nâng cao năng lực vận tải công cộng gắn với quản lý sử dụng phương tiện cá nhân.
"Trong Đề án này cần chú trọng các giải pháp theo nguyên tắc kinh tế thị trường, xác định đối tượng, lộ trình và khu vực áp dụng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu phương tiện, đặc biệt là người nghèo và cận nghèo" - Phó Thủ tướng nói.
Đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ
Với TPHCM, vấn đề mà lãnh đạo thành phố này tỏ ra lo ngại nhất hiện nay là nạn đua xe trái phép tăng mạnh, các "quái xe" đua xe trái phép đều đang ở độ tuổi thanh-thiếu niên.
Ông Lê Văn Khoa - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết, hiện tượng đua xe trái phép diễn ra khá thường xuyên ở THHCM. Trong 6 tháng qua có 22 vụ đua xe trái phép, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2016. Lực lượng chức năng đã lập biên bản 52 trường hợp, tạm giữ 44 phương tiên. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết tình trạng này.
Hội nghị sơ kết ATGT chiều 4/7
Về phía Bộ Công an, Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an - quan tâm tới con số 9.593 vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trong 6 tháng đầu năm, làm chết 4.134 người, bị thương 7.935 người. So với cùng kỳ năm 2016 TNGT giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, tuy nhiên Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn cho rằng với 4.134 người chết vì TNGT thì "quả là vấn đề rất đáng lo ngại".
Thứ trưởng Bộ Công an cũng lưu tâm tới vấn đề thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, khi mà số vụ những người lái xe tải, xe container, xe khách tiếp tục gia tăng các hành vi chống đối lực lượng thực thi công vụ.
Cũng tại Hội nghị trực tuyến này, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - đã đứng lên nhận trách nhiệm trước Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Ủy ban ATGT Quốc gia vì Cần Thơ lọt "top" 22 tỉnh, thành phố có số người chết vì TNGT tăng cao trong 6 tháng qua.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Chất vấn Phó Thủ tướng: Vì sao chuyển biên chế GV thành hợp đồng? Đúng 14h chiều nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ được ĐBQH đã đặt ra trong 3 ngày chất vấn (từ 13 đến 15.6). 15h07: Phó Thủ tướng Chính phủ Trương...