Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch

Theo dõi VGT trên

Nghe thương lái bán hoa quả ở thành phố Tuyên Quang kháo nhau, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương) có giống nhãn lồng Phố Hiến ngon hơn hẳn giống nhãn địa phương, chúng tôi đã tìm đến thôn Hàm Ếch để mục sở thị về loại nhãn này. Những chùm nhãn to, trĩu quả sà xuống bờ rào khiến cành nhãn phải gồng mình gánh đỡ là hình ảnh đầy ấn tượng về nhãn lồng Phố Hiến thời điểm này.

Mục sở thị vườn nhãn 500 cây

Ông Bùi Văn Dũng là người có nhiều nhãn nhất vùng này, cũng là người đưa giống nhãn lồng Phố Hiến bén duyên với Hàm Ếch. Dẫn chúng tôi tham quan vườn nhãn, ông Bùi Văn Dũng kể lại, từ những năm 60 của thế kỷ trước, ông từ huyện Thanh Hà (Hải Dương) lên đây. Vốn thích làm vườn, ông đã tìm tòi trồng các loại cây ăn quả, tăng gia sản xuất, làm kinh tế, nhưng vùng đất này cũng kén cây, chỉ có nhãn là hợp hơn cả. Trước đây, gia đình trồng nhãn bản địa, nhưng năm có quả, năm lại mất mùa. Vì thế ông đã về Hưng Yên tìm hiểu cây nhãn…

Năm 2004, ông mang về trồng thử một số loại cây, nhưng duy nhất có cây nhãn Hưng Yên là phù hợp với thổ nhưỡng. Từ đây, ông Dũng mới nghiên cứu đưa giống nhãn lồng Phố Hiến (giống nhãn Phố Hiến chín muộn) được Viện Rau quả Gia Lâm (Hà Nội) lai tạo rồi mang về trồng. Tuy nhiên, so với giống nhãn hiện nay được trồng tại địa phương thì giống nhãn này cũng chín cùng thời điểm. Sau vài năm trồng và nghiên cứu cách chăm sóc, đến 2010 ông mới phát triển đại trà trên đất vườn của gia đình.

Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch - Hình 1

Ông Dũng bảo, nhãn năm nay chín muộn hơn khoảng 2 tuần, vì thời điểm ra hoa, rét kéo dài hơn so với mọi năm. Khoảng mươi ngày nữa chín nước hai nhãn ngon hơn rất nhiều. Những cây nhãn của ông Dũng trông chẳng khác nào bon sai, mỗi gốc nhãn có chừng 2 – 3 thân đ.âm lên từ đất. Thực ra phải gọi là cụm nhãn mới đúng, vì một cụm có 2 – 3 gốc mọc cách nhau 30 – 40 cm, trông như những thân phụ của gốc đa to, chỉ ở phần tán, cành, nhánh của các gốc mới quện lại làm một. Thấy tôi ngạc nhiên, ông Dũng vừa kéo chùm nhãn màu nâu vàng tươi rói, vừa giải thích: “Theo sự hướng dẫn của các nhà khoa học của Viện Rau quả Gia Lâm, bây giờ đa phần các gia đình đã thay thế nhãn trồng hạt bằng trồng cành, mắt ghép. Chúng tôi thường trồng 3 – 5 cành, sau đó mới bấm, tỉa chọn những cây tốt để tạo tán”.

Để cây sai quả, to và đẹp, cần sự can thiệp của con người rất nhiều. Ông Dũng rút kinh nghiệm: Thời kỳ ngủ đông của cây rất quan trọng, nếu mùa đông ấm, có nồm nam nhiều, có mưa thì lá sẽ phát triển, hoa sẽ ít. Để chống lại thời tiết bất lợi, người làm vườn phải theo dõi rất kỹ và có dự đoán tốt về biến động nhiệt độ, mưa, nắng. Nếu mùa đông ấm, cần hãm thuốc, tiện khoanh vỏ ở cành, chặt rễ, che bạt ở gốc, không cho nước thấm xuống rễ cốt để cho cây nhịn đói, tạm dừng thời kỳ sinh trưởng, như thế thì tới vụ cây mới ra hoa. Áp dụng khoa học trong trồng và chăm sóc nên cây nhãn nào của ông Dũng cũng sai quả, sản lượng cho thu năm sau cao hơn năm trước. Vụ nhãn 2016 này, gia đình ông Dũng đã có 500 cây cho quả trên tổng số hơn 600 cây, sản lượng ước tính trên 10 tấn.

Mở hướng làm giàu

Video đang HOT

Ở thôn Hàm Ếch, ông Dũng là người có thu nhập từ cây nhãn cao nhất, trên 200 triệu đồng/ha/vụ. Ông Dũng cho rằng, cây nhãn phù hợp với đất và cả điều kiện kinh tế của người dân ở đây. Thực tế cho thấy, đầu tư cho cây nhãn lớn nhất cũng chỉ mất 20% doanh thu. Cây nhãn lồng Phố Hiến ít sâu bệnh hơn hẳn nên hạn chế được dùng thuốc hóa học. Thời gian từ lúc đến khi bắt đầu cho thu hoạch chỉ mất 3 năm, trong khi giống nhãn thường trồng truyền thống phải ít nhất 7 năm mới cho quả. Hiệu quả kinh tế giống nhãn này vượt trội hơn nhãn thường 2,5 lần. Cụ thể 1 ha nhãn Phố Hiến trồng từ 3 – 5 năm cho khoảng 10 tấn quả, trong khi nhãn địa phương trồng 7 – 10 năm mới cho khoảng 4 – 5 tấn quả.

Khi những cây nhãn đầu tiên của ông Dũng cho thu hoạch, chất lượng quả ngon, đẹp, bán được giá, vậy là bà con trong thôn đã đến mua cây giống, học cách chăm sóc của ông Dũng để phát triển cây nhãn. Anh Đào Tiến Xuân, thanh niên trẻ của thôn là một trong những người đầu tiên mua giống nhãn Phố Hiến của ông Dũng về trồng đến nay đã phát triển được 300 cây. Anh Xuân bóc mấy quả nhãn ra, quả thật cùi nhãn rất dầy, hạt nhỏ, không dính tay, ăn có vị ngọt thanh chứ không ngọt đậm như giống nhãn nước bản địa.

Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch - Hình 2

Ông Bùi Văn Dũng, thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm (Sơn Dương)giới thiệu nhãn lồng Phố Hiến của gia đình

Tham quan vườn nhãn, tôi thấy nhiều gốc nhãn rất to nhưng cành lại được chặt ngắn, quả nhãn ở những cây này lại có màu sắc vàng tươi rất đẹp mã. Thấy tôi có vẻ chăm chú nhìn, anh Xuân giải thích: “Đó là những cây nhãn của ông bà trồng từ ngày xưa, chất lượng quả thấp nhưng chặt bỏ đi thì tiếc lắm, vì phải mất vài chục năm cây nhãn mới bằng ấy. Chính vì thế nên anh đã mày mò chặt cành rồi ghép mắt nhãn lồng Phố Hiến, không ngờ hiệu quả lại rất tốt. Những cây này chỉ cần sau 2 năm là cho từ 2 – 3 tạ quả, nhiều gấp 7 lần cây nhãn cành trồng mới 3 năm t.uổi”. Cách làm này của anh Xuân vừa tận dụng được những cây nhãn to của gia đình lại vừa rút ngắn được thời gian tạo ra giá trị kinh tế. Nhưng cũng theo anh Xuân cách ghép này khá khó, mày mò hơn 3 năm anh mới ghép được, mà thời gian ghép một cây nhãn cũng mất cả tháng trời, bởi vậy cả xã hiện chỉ có anh ghép thành công.

Câu chuyện của chúng tôi với anh Xuân liên tục bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại đặt mua nhãn của khách hàng. Anh Xuân cho biết: Hôm qua bán tỉa vài tạ, giá 28.000 đồng/kg. Hôm nay thợ buôn cứ đòi cắt, nhưng gia đình chưa muốn bán vì nhãn chưa chín đến độ, bán ra vừa nhẹ cân lại mất thương hiệu. Làm kinh tế bây giờ phải giữ thương hiệu, phải hướng đến hai mục tiêu là ngon và sạch. Chính vì vậy mà anh Xuân chủ yếu chăm bón cho cây bằng phân hữu cơ, phun thuốc trừ sâu bằng những sản phẩm sinh học. Anh Xuân ước vụ này, vườn nhà anh có gần 100 cây cho thu hoạch, ước khoảng 4 tấn quả với giá bán buôn khoảng 24.000 đồng như năm 2015 thì cũng thu lãi gần 100 triệu đồng.

Chị Trần Thị Hải, thương lái ở Việt Trì đến đặt mua nhãn cho biết: 2 năm trước tình cờ chị mua được nhãn Phố Hiến của anh Xuân ở bên thị trấn Tân Bình (Yên Sơn) thấy ngon nên đã xin địa chỉ đến tận nhà thu mua mang về bán. Nhãn Phố Hiến ở đây quả nhìn không mọng như nhãn Phố Hiến Hưng Yên nhưng màu sắc đẹp hơn và khách hàng cũng khá chuộng nhãn nơi đây.

Theo Trưởng thôn Hà Đức Ngọc, cây nhãn đang là cây đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho người dân trong thôn. Hiện nay 60 hộ dân, nhà nào cũng trồng nhãn Phố Hiến muộn, hộ ít cũng có vài ba sào, tổng diện tích nhãn toàn thôn trên 10 ha. Giống nhãn này hiện đang được các hộ dân tiếp tục trồng mới lên đất vườn đồi thay thế giống nhãn ít năng suất và những cây ăn quả khác hiệu quả kinh tế thấp. Bà con ở đây đang phấn đấu tạo ra vùng chuyên canh nhãn lồng đặc sản.

Nói về hướng phát triển của nhãn lồng Phố Hiến, ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Thượng Ấm khẳng định: Đảng bộ xã Thượng Ấm xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 – 2025. Trong đó, sẽ quy hoạch đất trồng nhãn trên 60 ha với 2 giống nhãn chủ yếu là nhãn lồng Phố Hiến và nhãn lồng địa phương; chuyển đổi 40 ha đất soi bãi trồng màu kém hiệu quả sang trồng nhãn. Đồng thời xã xây dựng kế hoạch tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng nhãn lồng cho người dân để đảm bảo quy trình trồng đúng kỹ thuật, tạo ra vùng nhãn có chất lượng sản xuất theo hướng hàng hóa, dần dần xây dựng thương hiệu “nhãn Thượng Ấm” với hai tiêu chí sạch và ngon để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Theo Trang Tâm (Báo Tuyên Quang)

Nông sản sạch loay hoay xây dựng niềm tin

Nông sản an toàn không hiếm nhưng lại chưa được người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận. Ngoài những lý do về giá, chất lượng thì còn phải kể đến một lý do rất quan trọng đó là niềm tin. Đây cũng chính là lý do khiến nông sản sạch chưa thể cạnh tranh với sản phẩm thông thường.

Quá nhiều rào cản

Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, toàn Hà Nội có hơn 1.000 cơ sở, điểm kinh doanh sản phẩm nông sản sạch. Trong đó, có 131 siêu thị, hàng trăm chợ. Tuy nhiên, tại Hà Nội, lượng nông sản thực phẩm có chứng nhận và nguồn gốc chỉ chiếm khoảng 20%, việc tiêu thụ luôn gặp nhiều khó khăn do hàng hóa kém phong phú, niềm tin người tiêu dùng chưa cao.

Nông sản sạch loay hoay xây dựng niềm tin - Hình 1

Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm an toàn tại hội chợ tuần lễ nông sản sạch. Ảnh: M.N

Mặc dù Hà Nội và các tỉnh đều đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn như: Vùng lúa chất lượng, rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, chè an toàn, hoa chất lượng, các vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư... bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, VietGAP... nhưng hiện nay do Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên hoạt động sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm - Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên cho biết: "Điện Biên có nhiều loại đặc sản như chè, gạo... chất lượng vượt trội được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đón nhận. Tuy nhiên, khâu xúc tiến thương mại kém, việc đầu tư quản lý thương hiệu chưa tốt dẫn đến gạo tám Điện Biên bị làm nhái trên thị trường". Bà Gấm hy vọng, với việc dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc điện tử do ngành nông nghiệp Hà Nội áp dụng tại "Tuần lễ nông sản đặc sản an toàn Bắc Bộ" lần này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm nông sản của Điện Biên.

Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam lại nêu ra những khó khăn liên quan tới chính sách về đất đai cũng đang là một rào cản. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hạn chế dẫn tới thực trạng sản phẩm kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường khiến doanh nghiệp làm nghiêm túc bị lép vế, người tiêu dùng mất niềm tin. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn xuất xứ sản phẩm khiến đội chi phí làm mất khả năng cạnh tranh...

Ông Nguyễn Đắc Lộc- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, các cơ quan chức năng cho rằng: Cơ quan quản lý nhà nước ở khâu nào phải có trách nhiệm quản chặt khâu mình được phân công phụ trách; đối với thú y phải kiểm soát tốt khâu chăn nuôi và g.iết mổ; ngành bảo vệ thực vật phải kiểm soát tốt việc sản xuất trên đồng ruộng...; ngành quản lý thị trường sẽ siết chặt ở khâu lưu thông, phối hợp với các lực lượng khác vây bắt các đối tượng vận chuyển hàng hóa nông sản kém chất lượng..., có vậy mới gỡ khó cho sản phẩm an toàn.

Thực phẩm sạch an toàn nhưng đắt?

Bà Nguyễn Thu Hòa- Giám đốc Doanh nghiệp xã hội KSC với cương vị là một người tiêu dùng cho biết: Hàng tháng gia đình bà tiêu thụ đến hơn 90% thực phẩm trong bữa ăn là các sản phẩm rau, củ, quả. Số t.iền gia đình bà bỏ ra để mua rau, củ, quả từ 3,5-4 triệu đồng. "Trước khi mua nông sản, tôi thường chú ý tới nguồn gốc. Một là mua từ người quen ở quê, hai là mua các sản phẩm của những công ty kinh doanh sản phẩm an toàn" - bà Hòa nói.

Bà Từ Tuyết Nhung - Trưởng ban điều phối hệ thống PGS miền Bắc khẳng định, nông sản an toàn không đắt. "Gia đình tôi có 5 người, mỗi ngày ăn hết chừng 5kg rau, mỗi kg rau hữu cơ có giá trung bình là 30.000 đồng thì tính ra cả tuần cũng chỉ chi hết khoảng 150.000 đồng t.iền rau sạch. Như vậy thì đâu có đắt" - bà Nhung lý giải. Mặc dù vậy, nhưng đến giờ rau hữu cơ vẫn chưa thể vào bữa cơm của đại bộ phận người dân. Tại buổi tọa đàm "Bữa cơm gia đình với thực phẩm sạch" được tổ chức chiều ngày 10.9, đại đa phần những người nội trợ đều cho rằng cái chính là họ không tin đó là sản phẩm rau hữu cơ hay rau sạch. Bà Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Lâu nay gia đình tôi thường dùng sản phẩm tại gia. Ăn hết mấy chậu cải trồng bên vệ đường, trước nhà thì ông bà ở quê lại gửi lên. Ít khi mua nông sản ngoài chợ hay siêu thị".

Mặc dù , ông Chí cho rằng, lâu nay người tiêu dùng đã "sai lầm" khi cho rằng cứ tự trồng rau thì sẽ có rau sạch. "Nhiều gia đình chọn cách trồng rau ngay bên lề đường hoặc chọn các mua rau từ người quen ở quê mà chính họ cũng không biết các sản phẩm đó chưa chắc đã là sản phẩm an toàn. Ví như rau trồng ngoài đường thì dễ bị nhiễm độc chì, còn rau ở quê thì nhiều khi bị tồn dư nitrat do bà con lạm dụng phân bón, hoặc nguồn nước, nguồn đất nằm trong vùng bị ô nhiễm" - ông Chí nói.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng
12:48:18 23/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
14:47:57 24/09/2024
Còn 11 người mất tích ở Làng Nủ, đội chó nghiệp vụ đã rút khỏi hiện trường
21:29:12 24/09/2024
Mẹ b.ỏ c.on mới sinh vào thùng xốp rồi thả trôi sông
21:16:38 24/09/2024
Xe cứu trợ đồng bào bão lũ khi trở về có được miễn phí đường cao tốc không?
20:46:17 23/09/2024
Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống
22:14:52 24/09/2024

Tin đang nóng

Vợ c.hán c.hồng, đắm say cuộc tình với người sếp đẹp trai, trong cơn say cả 2 đã đi quá giới hạn và cái kết ngỡ ngàng
07:02:04 25/09/2024
X.ót x.a một nam ca sĩ cầm t.iền của đồng nghiệp nhưng không mở nổi mắt để cảm ơn
06:30:55 25/09/2024
Đang lúc gần gũi, bạn trai cuống cuồng rời đi, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì tá hỏa khi thấy vật lạ trên người anh rơi xuống
06:53:55 25/09/2024
Giải cứu thanh niên bị lũ cuốn mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày
08:04:01 25/09/2024
Bị ép gả cho chồng già, đêm tân hôn cô gái trẻ hoảng loạn vì sợ gần gũi, nhưng cái kết khiến nhiều người giật mình
07:32:20 25/09/2024
Bộ phận "độc nhất vô nhị" của con heo, tốt cho tim, bổ m.áu, nấu thế này ăn ngon vô cùng!
06:12:12 25/09/2024
Câu trả lời của Kỳ Duyên - Minh Triệu khi bị hỏi: "Nếu một ngày 2 bạn xa nhau?"
08:30:56 25/09/2024
Vợ bất ngờ làm một bàn ăn thịnh soạn, mua rượu về chuốc say chồng, tôi giả vờ ngủ rồi phát hiện chuyện kinh hoàng giữa đêm
07:43:33 25/09/2024

Tin mới nhất

Cô giáo bỏ dở bữa trưa, đ.ánh thức hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở

08:34:48 25/09/2024
Những ngày này, cô Bùi Thị Châm (33 t.uổi) cùng các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú và Trung học cơ sở Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tất bật nấu cơm cho 214 học sinh.

Vụ cả ngàn giáo viên bị truy thu phụ cấp: Xin ý kiến Tỉnh ủy

08:27:26 25/09/2024
Liên quan việc nhiều địa phương tại Đắk Lắk chi trả không đúng phụ cấp ưu đãi nghề giáo với hàng ngàn giáo viên, UBND tỉnh này đang xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thống nhất hướng xử lý.

Quán cơm ở Hải Phòng để biển quảng cáo giữa đường lúc trời mưa gây bức xúc

07:55:50 25/09/2024
Tấm biển quảng cáo của một quán cơm tại Hải Phòng được đặt dưới lòng đường gây cản trở tầm nhìn và giao thông đi lại khiến nhiều người thấy bức xúc.

Nhiều giáo viên nước ngoài "rải" trăm đơn xin việc, chấp nhận lương thấp

07:40:16 25/09/2024
Nhiều giáo viên người nước ngoài chia sẻ rằng bây giờ họ không còn dễ tìm một công việc lương cao ở thị trường Việt Nam, vì mức cạnh tranh rất lớn.

Người Việt ở Li Băng: "Có thể có tấn công cách nhà tôi 200m"

07:23:20 25/09/2024
Theo anh Tráng (người Việt sống ở Li Băng), vài ngày nữa sẽ có cuộc tấn công của Israel vào khách sạn cách nơi anh đang sống 200m. Dù vậy, người dân ở đây không quá hoảng sợ.

Biển Đông có thể đón 5 cơn bão trong 3 tháng cuối năm

07:18:55 25/09/2024
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, tổng hợp kết quả dự báo của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới, hiện nay ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong tháng 10-12 với xác suất khoảng 50-70%...

Xe bồn rơi moóc khi ôm cua, người đi xe máy thoát hiểm trong gang tấc

07:14:59 25/09/2024
Hai người đi xe máy đã cực kỳ may mắn khi vừa lướt qua đầu xe bồn thì xảy ra sự cố, tình huống diễn ra vào ngày 20/9 ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Đình chỉ tài xế, buộc nhân viên xin lỗi vì dọa 'nhốt' hành khách trên xe khách

06:09:45 25/09/2024
Tài xế và nhân viên phục vụ xe khách BS 89F - 005.19 của Nhà xe Luật Thùy (chạy tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn) của HTX Vận tải Cao Lộc bị đình chỉ, buộc phải xin lỗi hành khách.

Bình Thuận: Khoáng sản khai thác trái phép của Tú 'ác' tiêu thụ ở đâu?

06:04:50 25/09/2024
Như Thanh Niên đã đưa tin, Trần Văn Thuận (tức Tú ác , ngụ xã Sơn Mỹ, H.Hàm Tân, Bình Thuận) vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản.

Kiên Giang: Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn cơm tại căn tin nhà trường

21:16:00 24/09/2024
Huyện Kiên Hải đã thành lập đoàn kiểm tra y tế tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại căn tin trường, gửi về tỉnh xét nghiệm để xác định chính xác nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc.

Quảng Bình ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

21:14:09 24/09/2024
Ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Va chạm với xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ, nam thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

19:48:28 24/09/2024
Khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa của Công an tỉnh Gia Lai đã va chạm với xe máy khiến một thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Ý tháng 9 đẹp quên lối về

Du lịch

09:36:10 25/09/2024
Tháng 9 mùa thu, khi cái nóng mùa hè đã dịu đi, nước Ý càng trở nên quyến rũ. Không chỉ là một điểm đến tuyệt đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với ẩm thực theo mùa tươi ngon và nhiều lễ hội hấp dẫn.

7 ngày nữa, 3 con giáp này đón cơn mưa may mắn, tài lộc tới cửa, mọi chuyện viên mãn

Trắc nghiệm

09:36:08 25/09/2024
7 ngày tới, 3 con giáp này gặp nhiều may mắn trong cuộc sống lẫn tình duyên.Tháng 10 mang đến bất ngờ lớn cho 4 con giáp: Con đường phú quý rộng mở, mảnh đất sự nghiệp màu mỡ, thăng hoa Thu nhập tăng theo cấp số nhân

Gần ngày cưới, tôi vẫn muốn hủy hôn vì cảm thấy không được tôn trọng

Góc tâm tình

09:35:34 25/09/2024
Gia đình tôi khá giả, lại chỉ có 2 cô con gái, tôi là con gái đầu lòng, bởi vậy bố mẹ tôi muốn lễ cưới của tôi phải được chuẩn bị thật chu đáo.

Sau màn "kết đoàn" của Tuấn Hưng - Duy Mạnh, dân mạng đồng loạt réo gọi 1 cặp chị em Vbiz làm show xoá bỏ hiểu lầm!

Nhạc việt

09:32:16 25/09/2024
Ai cũng réo gọi và đặt câu hỏi: Tuấn Hưng - Duy Mạnh có thể làm lành thì Hồ Ngọc Hà và Lệ Quyên cũng có thể tái hợp ?

7 tác hại nguy hiểm khi uống cà phê đen lúc bụng đói

Sức khỏe

09:29:57 25/09/2024
Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ, hãy đảm bảo không uống cà phê đen vào buổi sáng. Uống quá nhiều cà phê có nhiều caffeine sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ (mất ngủ), khiến bạn khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ.

Lần thứ 2 đăng quang Hoa hậu, Kỳ Duyên vẫn gây tranh cãi vì điều này

Sao việt

09:18:41 25/09/2024
Dù đa số khán giả đều ủng hộ việc Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam 2024 nhưng cô vẫn bị phản ứng trước một vấn đề.

Hoàng Hiệp muốn diễn xiếc, nhảy qua vòng lửa ở các Công diễn sau

Tv show

09:16:29 25/09/2024
Sau khi đã phần nào vượt qua được nỗi sợ nhảy nhót, thủ lĩnh ban nhạc Ngũ Cung còn có những suy nghĩ táo bạo hơn đó là được diễn xiếc trên sân khấu.

Cách Armenia giúp Nga vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây

Thế giới

08:56:54 25/09/2024
Armenia có vai trò như một cầu nối thương mại quan trọng giữa Nga và các thị trường quốc tế khác trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.

Tổng Biên tập Đồng Xuân Thụ cùng thuộc cấp cưỡng đoạt hàng chục tỷ đồng thông qua chương trình "Cây Chổi Vàng"

Pháp luật

08:50:12 25/09/2024
Được biết, Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, do ông Đồng Xuân Thụ làm Tổng Biên tập.

Nhan sắc xinh đẹp của hot girl người Tày chiếm sóng mạng xã hội

Người đẹp

08:31:15 25/09/2024
Thu Hà Ceri gây sốt khi đóng cặp cùng Long Vũ - con trai nghệ sĩ Vân Dung - trong bộ phim giờ vàng Đi giữa trời rực rỡ .

Video người phụ nữ trong đoàn cứu trợ Đắk Lắk bật khóc khi bị "chặn xe", ép làm một việc: Dân mạng nghe xong thì vỡ oà

Netizen

08:25:32 25/09/2024
Nhiều người xem video đã nín thở sợ hãi, lo cho đoàn cứu trợ nhưng khi biết sự thật thì vừa buồn cười lại vừa thấy ấm lòng vô cùng.