Khao khát yêu thương
“… Những người đàn ông đến với chị được một thời gian rồi lại bỏ chị ra đi. Không biết hận bao lần, tủi nhục bao lần…”
Ảnh minh họa
- Tao có điên mới lấy bà ấy, vừa già vừa xấu lại có hai cái đuôi.
- Thế sao tao thấy mày cứ bám lấy bà ấy.
- Chỉ là tìm bạn để vui thôi. Mày thử nghĩ xem, ở cái nơi kỷ ho cò gáy này kiếm đâu ra gái đẹp mà chơi. Mà tao có mất gì đâu ” cơm no bò cưỡi”… không sướng à.
Yến không tin vào tai mình khi nghe đoạn hội thoại vừa rồi. Có phải Hải không, hay là một người nào đó giống giọng của anh. Mới hôm qua thôi, khi Hải đến với chị anh ta vẫn còn hứa hẹn rằng sẽ đưa chị về ra mắt rồi sẽ chuyển lên đây sống với chị. Chị đã tin, đã yêu vào những lời hứa hẹn đó. Ngồi bệt xuống đất, hai hàng nước mắt tuôn trào như dòng suối, trong lồng ngực như có ai đó bóp đến nghẹt thở, chị ôm mặt khóc không thành tiếng.
Hải đến với chị vào một đêm lạnh giá, hôm đó là phiên chị trực, anh ta bị thương được đưa vào Trạm y tế xã trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Mà kể cũng lạ, mặc dù cậu ta kém chị gần trục tuổi, nhưng từ khi vào nằm điều trị tại đây chưa bao giờ thấy cậu ấy gọi chị là chị, toàn xưng tên. Nhiều khi chị bắt gặp ánh mắt cậu ta nhìn chị, khiến chị thấy bối rối. Và khi anh ta xuất viện cũng là lúc chị mở lòng mình đón nhận tình yêu mới, mặc dù tâm trí vẫn hoang mang lo lắng, liệu Hải có giống như những gã đàn ông đến với chị trước đây.
Video đang HOT
Có lẽ người đàn ông chị yêu nhất là mối tình đầu. Yêu đến chết đi sống lại, hết lòng vì người đó. Chị nghĩ, cả đời này sẽ không thể sống nếu thiếu người đó. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu, người đàn ông ấy sau khi biết chị tình nguyện lên vùng cao công tác đã theo một người con gái khác mà bỏ chị. Anh ta đã không nói lời từ biệt chị, bỏ chị cô đơn, quên lời hứa hẹn.
Suốt mấy năm trời một mình nơi đất khách quê người, chị sống như người mất hồn, đau khổ vô vọng. Có nhiều đêm nằm khóc một mình mà không ai hiểu được nỗi đau ấy ngoài chị. Chị lao vào công việc để khỏa lấp đi nỗi buồn đó, cho đến khi gặp chồng chị. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày ngang”, khi đứa con đầu lòng cất tiếng khóc chào đời, cũng là lúc chồng chị đi theo người con gái khác. Anh ta không chịu được cảnh rừng núi heo hút, quanh năm mây phủ, cuộc sống khó khăn trăm bề. Nỗi đau đó khiến chị muốn bỏ nghề về xuôi, chưa bao giờ chị mơ hồ vì con đường mình đã trọn này.
Thấm thoát đã 10 năm trôi qua, bây giờ chị đã có hai đứa con nhưng chúng lại không cùng cha. Những người đàn ông đến với chị được một thời gian rồi lại bỏ chị ra đi. Không biết hận bao lần, tủi nhục bao lần. Nhưng trong tình cảm chị như một đứa trẻ thơ dại, luôn tin vào những lời hứa hẹn vào tình yêu chân thành. Chị khao khát được yêu thương, để rồi vấp ngã hết lần này đến lần khác. Chị tưởng cảm xúc của chị đã chai sạn, đã bị mài mòn bởi những vấp ngã đó. Rồi Hải đến với chị như một cơn mưa rào, khiến chị đê mê dầm mình trong đó mà quên mất rằng có thể sẽ bị cảm bất cứ lúc nào.
Theo Dân Trí
Cô dâu tủi nhục, đòi hủy hôn vì nhà trai mang đến 1 tráp hỏi
Chỉ còn 1 tháng nữa là đám cưới của chúng em chính thức được diễn ra. Tuy nhiên, ngày hôm qua, trong lễ ăn hỏi, nhà trai đã khiến gia đình em phải muối mặt với họ hàng.
ảnh minh họa
Vì thế em rất bực bội. Em muốn hủy cuộc nhân này.
Em sinh ra ở một miền quê của tỉnh Thái Bình. Nhà em không giàu có nhưng cũng không thua kém ai trong làng trong xã.
Trong gia đình, mẹ em là giáo viên, bố em cũng là hiệu trưởng của một trường cấp 2. Bản thân em sau khi tốt nghiệp đại học cũng đã có bằng thạc sĩ và một công việc ổn định, thu nhập tốt tại Thủ đô.
Nhà chồng em, nói về kinh tế thì hơn hẳn gia đình em vì họ vừa làm nhà nước vừa làm kinh doanh. Em và chồng yêu nhau chưa được 1 năm nhưng vì không còn quá trẻ nên chúng em quyết định kết hôn.
Khi anh đến xin cưới, gia đình em không thách cưới, cũng không yêu cầu lễ ăn hỏi phải quá hoành tráng. Bố mẹ em chỉ yêu cầu làm theo phong tục của làng, người ta sao thì mình vậy, đừng quá tốn kém nhưng cũng đừng đơn giản quá mà dân làng cười chê. Bởi họ đã cười, đã chê thì họ chê mãi, đi đến đâu cũng sẽ có người bàn tán, châm chọc. Như thế, bố mẹ sống ở làng sẽ bị mang tiếng.
Sau đó, qua tìm hiểu và tư vấn của bố mẹ, em thống nhất với chồng, lễ ăn hỏi sẽ phải có 5 hoặc 7 tráp. Bên cạnh đó là một phong bì 5 - 10 triệu thay cho lễ mặn đi cúng ông bà tổ tiên của cô dâu.
Bởi theo phong tục của làng em, đám cưới dù nhà nghèo hay nhà giàu thì lễ ăn hỏi cũng phải 5 - 7 tráp và một phong bì. Riêng phong bì thì có sự phân biệt để phân cấp. Ví dụ, cô dâu ít học hành, nghề nghiệp bình thường thì phong bì chỉ khoảng 3 - 5 triệu. Cô dâu được học hành đoàng hoàng, nghề nghiệp đoàng hoàng thì phong bì từ 5 triệu trở lên. Phong bì càng lớn thì giá trị của cô dâu và nhà gái càng cao.
Khoản phong bì này, sau khi ăn hỏi xong, bố mẹ thường cho lại con để làm vốn liếng nhưng trong lễ ăn hỏi thì bắt buộc phải có.
Chồng em, sau khi nghe xong cũng đã nhất trí với ý kiến của em. Anh bảo, anh sẽ nói bố mẹ chuẩn bị lễ ăn hỏi gồm 5 tráp và phong bì 10 triệu để không thua kém ai trong làng. Vì thế, em đinh ninh là mọi chuyện đã theo dự kiến.
Đến giờ ăn hỏi, gia đình em chuẩn bị 5 cô gái trẻ để bê lễ và có rất đông anh em họ hàng tới chung vui. Tuy nhiên, khi nhà trai đến, gia đình em sững sờ vì lễ ăn hỏi quá sơ sài.
Không có thanh niên nào bê lễ, cũng không có 5 tráp như chúng em đã thống nhất. Vẻn vẹn cả đoàn ăn hỏi chỉ có 1 tráp. Trong tráp là mấy quả cau, vài bao thuốc, 1 gói bánh, 1 túi kẹo và 1 chiếc phong bì 3 triệu.
Khỏi phải nói, bố mẹ em tái mặt đến mức nào. Một số người trong họ, không nể nang còn nói trước mặt cả họ nhà em, bảo, "tưởng thế nào, như này không bằng con nhà bắt cua bắt ốc không được học hành..."
Em nhìn bố mẹ tủi hổ với làng xã mà chảy nước mắt vì thương. Em thương bố mẹ bao nhiêu em bực tức với gia đình nhà trai bấy nhiêu.
Em gọi hỏi chồng thì anh bảo, bố mẹ anh nói, yêu cầu của nhà gái cao quá, không việc gì phải thế, ở gần nhà anh, mọi người làm lễ ăn hỏi rất đơn giản, thậm chí là không cần phong bì. Nhà mình đòi hỏi phong bì thì chỉ đi 3 triệu và 1 tráp là đủ.
Em giận giữ tột độ. Gia đình nhà chồng em không nghèo. Hơn nữa, đi hỏi vợ thì phải theo phong tục của nhà vợ chứ sao lại lấy phong tục nhà mình ra để áp đặt cho nhà gái?
Như vậy có phải là chồng em quá nhu nhược hay không? Vì sao đám ăn hỏi của mình mà anh không được quyền quyết định lại phải vâng lời bố mẹ ?...
Càng nghĩ em càng thấy cay đắng,, em không muốn về làm dâu con trong gia đình ấy nữa. Em muốn hủy đám cưới. Mong mọi người hãy cho em lời khuyên để em có quyết định sáng suốt nhất trong trường hợp này.
Theo Phununews
Được nhà vợ cho nhà lầu xe hơi nhưng trai quê vẫn hủy hôn sau khi thấy mẹ vợ làm điều đó.. Không ai ngờ rằng anh con rể đã được nhà vợ cho khối tài sản tiền tỷ, vẫn kiên quyết hủy hôn sau khi chứng kiến mẹ vợ bỏ thứ kinh tởm đó vào bát cơm của bà thông gia. Sao bà lại bỏ ruồi vào bát bắt tôi ăn thế này? (ảnh minh họa) Học hết cấp 3 Tiến rời vùng quê...