Khao khát một ngày về
Ánh mắt khao khát một ngày về của các phạm nhân chưa được đặc xá (Hình minh họa)
Ở các trại giam Thủ Đức, Xuân Lộc vào những ngày công bố quyết định đặc xá, bên cạnh niềm vui vô bờ của những người được tự do, chúng tôi bắt gặp những ánh mắt khao khát một ngày về.
Bữa ăn trưa ở căn tin trại giam Thủ Đức, các món ăn dân dã nhưng chế biến rất ngon khiến mọi người tấm tắc khen. Đầu bếp là chị Lan ngụ quận 10, TP.HCM, bị kết án 12 năm về tội lừa đảo.
Khát khao tự do
“Ngày trước, có tấm bằng trung cấp dược, kinh doanh thuốc Tây nên cuộc sống gia đình tôi cũng không đến nỗi nào. Do quá “máu” làm giàu nhanh, tôi vay mượn tiền của nhiều người để nhập thuốc về bán. Do thị trường thuốc biến động dẫn đến lỗ, không trả được vốn vay. Bí quá, tôi buộc phải làm liều, mượn người này trả người kia, nợ gốc không trả được huống chi là vốn vay. Kết cục tôi phải vào vòng lao lý lúc đứa con gái lớn chuẩn bị vào cấp 3, lúc mà con gái cần mẹ ở bên cạnh để chia sẻ nhất thì mẹ lại vào tù…”- chị Lan ứa nước mắt. “Án có hiệu lực, tôi được chuyển đến thụ án ở trại giam Thủ Đức. Những ngày đầu tiên đến trại, tôi suy sụp hẳn khi nghĩ đến mức án 12 năm tù dài đằng đẵng. Nhờ sự động viên của cán bộ quản giáo ở trại. Thấy tôi buồn, cán bộ khuyên: “Nếu cố gắng lao động, cải tạo tốt thì khi vào “mốc” sẽ được xét giảm án (phạm nhân phải thụ án 1/3 bản án thì vào “mốc” – PV), khi có đủ điều kiện thì được xét giảm án tha tù trước thời hạn. Án 12 năm là dài nhưng chưa phải chấm hết…”. Tôi như người sắp chết đuối vớ được tấm phao. Tôi bừng tỉnh và lao vào công việc, lao động hăng say. Hằng tháng, chồng con từ TP.HCM lặn lội lên thăm nom, nghe chồng kể việc làm ăn để có thể vừa nuôi con và có tiền thăm nuôi, con kể chuyện học hành của nó làm tôi càng khát khao một ngày về. Năm tháng trôi qua, tôi vào “mốc” hằng năm được xét giảm án. Do không thể khắc phục hậu quả nên dù thời hạn thụ án hơn một năm nữa nhưng tôi không thuộc diện được xét đặc xá… Thấy các anh chị em trong trại được đặc xá, tôi cứ nao nao trong lòng, đêm qua không tài nào chợp mắt”.
Phạm nhân cải tạo tốt, lao động hăng say sẽ được giảm án, xét đặc xá
Một ngày tù cũng là quá lâu
Video đang HOT
“Tôi còn hơn ba tháng nữa mà sao thấy dài quá. Hôm qua có người bạn được xét đặc xá, nó mừng rơn, ôm hết người này, người kia để chung vui với nó. Nó đến vỗ vai tôi và nói: “Mày cùng vui với tao đi, chỉ vài tháng nữa là mày cũng về với gia đình rồi…”. Một ngày tù cũng thấy lâu chứ đừng nói ba tháng mấy nữa, anh nhà báo ơi!…”. Hoàng, 28 tuổi, quê ở Hải Dương bị kết án tám năm tù về tội cướp tài sản bộc bạch. Hoàng kể: “Mới hơn 20 tuổi, dù học không tới nơi tới chốn nhưng cũng có nghề sửa xe kiếm sống nuôi thân. Thay vì chí thú làm ăn, tôi lại sa vào nhậu nhẹt. Không biết ma xui quỷ khiến làm sao mà tự nhiên lúc đó trong đầu tôi lại lóe ý nghĩ đen tối là đi ăn cướp. Thực hiện hai vụ cướp thì tôi bị bắt. Cuộc đời tôi rơi vào ngõ cụt. Tháng ngày miệt mài lao động ở trại, nhờ sự giáo dục của cán bộ quản giáo, tôi ý thức về thành quả lao động chân chính bằng mồ hôi của chính mình. Nếu thành quả đó bị người khác tước đoạt thì sao? Tôi liên tưởng đến hành vi phạm tội của mình là tước đoạt tài sản của người khác. Bản án tám năm tù dài, quá đủ để tôi nhìn lại và không bao giờ phạm sai lầm để vào tù một lần nữa”.
Sáng hôm sau, chúng tôi thấy Hoàng tranh thủ đến gần khu vực tổ chức lễ đặc xá. Thấy chúng tôi, Hoàng nói: “Thấy anh em về nhà, tôi nôn nao quá, đứng nhìn mọi người để thấy mùi tự do…”.
Rồi sẽ đến lượt mình
“Mấy ngày qua có nhiều nhà báo đến gặp Hải nhưng không thấy anh giai tự nhiên mình cảm thấy nhớ. Mấy năm rồi, đặc xá năm nào anh giai cũng đến trại gặp Hải mà…” – Nguyễn Tuấn Hải ( Hải bánh, phạm nhân bị kết án tù chung thân trong vụ án Trương Văn Cam) đang thụ án ở trại giam Xuân Lộc bắt đầu câu chuyện. Hải kể những ngày qua Hải cùng với một số phạm nhân khác được cán bộ quản giáo phân công trang trí các phòng họp để chuẩn bị cho lễ đặc xá ở trại giam Xuân Lộc. Thấy anh em được đặc xá xếp quần áo vào túi xách, đi gặp người này, người kia chào hỏi làm ai cũng nôn nao.
Người được đặc xá (phải) và người chưa được đặt xá chia tay nhau
Tác giả và phạm nhân Nguyễn Tuấn Hải (Hải Bánh)
Chúng tôi hỏi: “Hải có nôn nao và hy vọng được đặc xá lần này không?”. Hải cười buồn và nói: “Hải chưa “bể án” (tù chung thân được giảm thành tù có thời hạn – PV) nên không đủ điều kiện để xét đặc xá lần này. Dù biết chắc là không được đặc xá nhưng trong lòng vẫn thấy xốn xang. Mừng cho anh em trở về và Hải tự nhủ rằng hãy cố gắng cải tạo tốt thì rồi cũng sẽ đến lượt mình…”. “Mẹ và con gái Hải có hay vào thăm không?” – chúng tôi hỏi. “Cụ giờ già và lẫn rồi. Tóc bạc phơ, chân thấp chân cao cùng con gái hằng năm vào thăm mình. Thấy hình ảnh mẹ già, con gái lặn lội hàng ngàn cây số vào thăm làm tôi càng hối hận. Lẽ ra tôi phải ở nhà để kề cận chăm sóc mẹ và dạy dỗ con thì lại biền biệt trong vòng lao lý…” – Hải bộc bạch. Trước khi chia tay, chúng tôi gửi tặng Hải vài bao thuốc lá và nửa ký trà Bắc. Từ từ bước về trại, Hải nói với chúng tôi: “Rồi sẽ có ngày anh giai đi viết về đặc xá, trong danh sách được xét đặc xá sẽ có Hải…”.
Rời trại Xuân Lộc, trời đã nhá nhem tối. Trên đường đi, nhìn thấy đường phố lên đèn, quán xá ở hai bên đường, tôi cảm nhận sự khao khát tự do của những phạm nhân, những người chưa được đặc xá. Tôi thầm mong một ngày về của những người từng lầm lỡ, sa vào vòng tù tội trở về với gia đình…
Theo Pháp luật TP.HCM
Chuyện tình buồn của một kiến trúc sư
Phạm nhân Dương Thế Anh.
Nghe đọc Quyết định ân xá của Chủ tịch nước, giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân, Thế Anh như được sinh ra lần thứ hai và tự nhủ với lòng mình, hãy cố gắng từng phút giây để đền đáp cuộc đời. Cựu kiến trúc sư này bị tuyên phạt tử hình vì giết người yêu.
Ngày đó cách đây tròn 11 năm, Thế Anh (năm nay 35 tuổi, nhà ở phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội, là một kiến trúc sư trẻ tuổi, có tài, đẹp trai và đầy chất lãng mạn. Sinh ra trong một gia đình cơ bản với bố mẹ là cán bộ Nhà nước, chị gái là một luật sư, Thế Anh thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia đình và thi đậu vào trường đại học danh tiếng của Hà Nội: Đại học Kiến trúc.
Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng loại khá, anh đã được nhận vào làm tại một công ty có mức lương đáng mơ ước. Trước đó, từ khi còn đang là sinh viên Trường Đại học Kiến trúc, Thế Anh đã đem lòng yêu cô sinh viên cùng trường có cái tên rất đẹp là Linh Hương. Linh Hương là con gái Hà Nội đẹp người, đẹp nết, Thế Anh đã yêu cô gái ấy bằng cả trái tim nóng bỏng và lãng mạn của mình.
Linh Hương cũng vậy, cô đáp trả tình cảm của Thế Anh bằng một tình yêu chân thành, không toan tính. Nhưng bố mẹ Linh Hương không tán thành chuyện yêu đương của đôi trẻ, bố cô nói rằng hai người cần tập trung vào học hành, khi ra trường ổn định hãy tính đến chuyện tìm hiểu nhau. Đã nhiều lần Thế Anh đến gặp và xin phép bố mẹ người yêu cho mình tiếp tục đi lại tìm hiểu, nhưng rốt cuộc vẫn nhận được những cái lắc đầu lạnh lùng.
Bị ngăn cản nhưng Thế Anh và Linh Hương vẫn không thể rời xa nhau. Trong những năm yêu thương mặn nồng, thậm chí đã đến hơn 3 lần Linh Hương xách quần áo bỏ nhà đi cùng Thế Anh. Những tưởng tình yêu của hai người là không thể cách chia, vậy mà đùng một cái, Linh Hương bỗng nói lời chia tay người yêu vì không muốn làm bố mẹ phải phiền lòng.
Nghe tin đó, Thế Anh đã sốc nặng. Anh ta bỏ bê công việc, suốt ngày tìm gặp Linh Hương để nghe một lời giải thích cụ thể. Nhưng lần nào cũng vậy, chỉ là câu chia tay tuyệt tình. Không chịu đựng được sự thật là sẽ mãi mất nhau trong đời, Thế Anh điên cuồng mang dao đến nhà người yêu với mục đích giết chết cô, sau đó sẽ kết liễu cuộc đời mình để hai người mãi được bên nhau. Ngày 14/4/1999, anh ta đã giết chết cô gái trẻ. Mẹ của Linh Hương cũng bị thương nặng khi vào ngăn cản không cho Thế Anh làm hại con mình. Sau vụ án đó, Thế Anh bị bắt và tuyên án tử hình.
Gần 2 năm ngồi chờ ngày trả án trong tâm thế chán chường, ân hận, mái tóc của một thanh niên chưa đầy 30 tuổi đã bạc một nửa. Đã có những lúc, Thế Anh rơi vào trạng thái trầm cảm, tâm hồn lơ lửng như thể không biết mình đang sống hay đã chết.
Chuỗi ngày cứ chậm chạp trôi, cho đến một chiều tháng 8/2001, Thế Anh được cán bộ trại đưa ra khỏi phòng biệt giam để nghe đọc Quyết định ân xá của Chủ tịch nước, giảm hình phạt từ tử hình xuống chung thân.
Thế Anh bảo, đó là một ngày anh không thể quên, tai anh ù đi, chân quỵ xuống khiến các cán bộ quản giáo phải dìu mới có thể đứng lên được. Lòng nhủ thầm phải tự trấn tĩnh, nhưng từ hai khóe mắt, hai giọt nước mắt ứa ra. Thế Anh được thả cùm chân và xuống chung phòng với các phạm nhân khác, anh như được sinh ra lần thứ hai và tự nhủ với lòng mình, hãy cố gắng từng phút giây để đền đáp cuộc đời.
Các phạm nhân đang học nghề tại xưởng mỹ nghệ Trại giam Nam Hà.
Những ngày thụ án chung thân, với tài năng và kiến thức của mình, Thế Anh đã được các cán bộ quản giáo phân công phụ trách Đội Văn hóa, Phân trại số 2. Hằng ngày bận rộn với công việc sổ sách, chấm công lao động của các phạm nhân khác, hằng tuần, hằng tháng chuẩn bị loa đài cho các cuộc hội nghị, biểu diễn văn nghệ trong trại, có thể nói, công việc phong phú, phù hợp đã cuốn người phạm nhân này bắt kịp với guồng quay của cuộc sống, anh đã thấy thêm yêu và trân trọng cuộc sống này.
Cũng như các phạm nhân khác, những ngày ở trại, niềm vui lớn nhất của Thế Anh là hằng tháng được gặp gỡ bố mẹ, người thân lên thăm mình. Hỏi Thế Anh sau này ra trại sẽ dự định thế nào. Thế Anh chân thành: "Khi được về với gia đình, tôi chắc chắn sẽ làm lại cuộc đời chuộc lại lỗi lầm đã gây ra. Chắc chắn tôi sẽ quay lại với nghề kiến trúc sư, vì chỉ có nghề đó mới giúp tôi tự tin hòa nhập với cuộc sống, đến gần hơn với mọi người".
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ hôm đó, tôi đã hỏi Thế Anh một câu riêng tư: "Những ngày trong trại, đã bao giờ anh mơ tới Linh Hương, và liệu có bao giờ anh nghĩ sẽ có ngày mình đến nhà cô ấy để nói lời tạ tội với những người còn sống?".
Thế Anh bỗng thảng thốt nhìn tôi, ánh mắt như sợ hãi, ngại ngùng và dò xét. Rồi anh ta lảng tránh câu hỏi và bảo rằng: "Sau này nếu được ra trại, tôi sẽ làm việc mình cần làm. Còn hiện giờ, tôi đang cố quên tất cả để bắt đầu lại từ đầu. Quá khứ xin được ngủ yên"
Theo CAND
Hai cô gái, hai số phận Nét cười rạng ngời trên khuôn mặt hai cô gái được hưởng đặc xá. Trong ngày vui đặc xá tại trại giam Thủ Đức, hai tâm điểm chú ý gây thu hút báo giới đó là hai bóng hồng được Chủ tịch nước ký quyết định đặc xác trước thời hạn. Cùng vào tù vì tội hình sự nhưng hai cuộc đời cô...