Khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9
Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 – Đá Chông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ khởi công Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu di tích K9. Ảnh: Chinhphu.vn
Kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều 2/9 tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích K9 – Đá Chông (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).
Tham dự buổi lễ có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cùng đại diện các ban, Bộ, ngành Trung ương.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã chọn K9 – nơi gắn liền những năm tháng cuối đời của Bác để giữ gìn thi hài của Người. Trong những năm kháng chiến ác liệt và trong những năm thiên tai lũ lụt đe dọa, nhưng K9 vẫn là nơi giữ gìn an toàn tuyệt đối thi hài Bác.
Video đang HOT
Trong thời gian đó, nhiều đoàn của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Trung ương Cục miền Nam đã đến K9 viếng Bác, báo cáo với Bác quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến hành công cuộc “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như lời Bác dạy. Với sự kiện lịch sử như vậy, Khu di tích K9 đã trở thành địa danh đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh kể cả khi người còn sống và qua đời
Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách để giữ gìn và phát huy giá trị đặc biệt của Khu di tích K9, góp phần giáo dục tuyên truyền tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế.
Để phát huy giá trị của Khu di tích trong giai đoạn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý cho xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây. Việc khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm nay là một sự kiện đặc biệt, nhất là vào dịp kỉ niệm 70 năm Quốc khánh và 46 năm kể từ ngày Người mãi mãi ra đi.
Đây là công trình mang ý nghĩa lịch sử và chính trị to lớn, là nơi để đồng bào, đồng chí, khách quốc tế đến thăm quan, tưởng niệm, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn truyền bá nâng cao giá trị đạo đức, phát triển nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung triển khai tốt công tác đảm bảo an ninh an toàn, tổ chức chu đáo việc đón tiếp khách thăm quan Khu di tích K9 ngay sau khi khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; đề nghị thành phố Hà Nội thường xuyên phối hợp, bảo vệ giữ gìn, tôn tạo Khu di tích K9.
Các Bộ, ban ngành Trung ương, các cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm chỉ đạo giúp đỡ Ban quản lý Lăng triển khai hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trong Đề án giữ gìn lâu dài bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá của công trình Lăng trong giai đoạn mới”.
Theo VOV
Nhớ hình ảnh Thủ đô của 60 năm trước!
"Với khí thế của người chiến thắng, qua các cửa ô chúng tôi tiến vào Hà Nội. Nhân dân Thủ đô nồng nhiệt đón chào con em mình trở về bằng những nụ cười và cả nước mắt", Thiếu tướng Đinh Mộng Tiên xúc động nhớ lại hình ảnh 60 năm trước.
Sáng 4/10, Hà Nội đã tổ chức buổi Gặp mặt nhân chứng lịch sử kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Dù tuổi đã cao, nhưng Thiếu tướng Đinh Mộng Tiên (nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 719) vẫn nhớ như in hình ảnh những ngày đầu tiếp quản Hà Nội. Theo Thiếu tướng Tiên, chỉ vài ngày sau khi ký kết Hiệp định đình chiến, Tiểu đoàn 308 đã được giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội.
Hà Nội gặp mặt nhân chứng lịch sử
"Với khí thế của người chiến thắng, qua các cửa ô chúng tôi tiến vào Hà Nội. Nhân dân Thủ đô nồng nhiệt đón chào con em mình trở về bằng những nụ cười và cả nước mắt. Trong đội hình có Trung đoàn Thủ đô - Trung đoàn 102 đã cùng chiến đấu trong 60 ngày đêm nhằm giữ chân địch để cả nước bước vào kháng chiến lâu dài", Thiếu tướng Tiên nhờ lại.
Theo Thiếu tướng Đinh Mộng Tiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau chiến tranh Hà Nội đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đời sống người dân đã được nâng cao.
Ông Nguyễn Tiến Thụ (SN 1934), từng là thanh niên xung phong chia sẻ, dù còn nhiều khó khăn nhưng Hà Nội vẫn đang thay da đổi thịt từng ngày, vóc dáng Thủ đô đang lớn lên, hứa hẹn một tương lai tươi sáng.
"Với lòng quả cảm, anh dũng kiên cường, thế hệ chúng tôi đã đánh thắng giặc Pháp, giặc Mỹ. Nay với điều kiện học hành đầy đủ, tôi tin chắc thanh niên Thủ đô sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước", ông Thụ nói.
Tại đây, Bí thư Thành Ủy Phạm Quang Nghị cho biết, cuộc gặp mặt này là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô bày tỏ sự biết ơn đối với các thế hệ đã hi sinh xương máu và mồ hôi cho sự trường tồn của Thủ đô và đất nước. "Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn tự hào, trân trọng những hi sinh, đóng góp của các đồng chí vì độc lập, tự do của Tổ quốc", Bí thư Hà Nội nói.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô luôn bày tỏ những tình cảm trân trọng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho những người có công. Với trách nhiệm, tình cảm trân trọng tri ân đối với người có công, thời gian tới Thủ đô sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác "Đền ơn đáp nghĩa".
Bí thư Hà Nội mong muốn các bác, các đồng chí thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công... giữ gìn và phát huy phẩm chất cách mạng cao đẹp, tiếp tục có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô, luôn nêu cao tấm gương hy sinh, phấn đấu cho thế hệ sau tiếp nối sự nghiệp cách mạng.
Quang Phong
Theo Dantri
Những điều ít người biết về kỳ đài Tuyên ngôn Độc lập 1945 Kỳ đài Tuyên ngôn Độc lập - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là công trình của kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh (sau này là Thứ trưởng Bộ Xây dựng) và họa sỹ Ngô Văn Đệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời...