Khánh Hòa thả… muỗi ra đảo để nuôi
Khi muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia được thả vào tự nhiên, qua giao phối sẽ làm ức chế sự nhân lên của virus Dengue trong muỗi vằn, từ đó thay thế loại muỗi mang virus SXH
Tỉnh Khánh Hòa sẽ thả hàng ngàn con muỗi Aedes Aegypti ra đảo Trí Nguyên để… thay thế muỗi tự nhiên.
Quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia sẽ được thả ra đảo Trí Nguyên (thuộc P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) để thay thế muỗi tự nhiên có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết.
Đây là nội dung được các nhà khoa học trong và ngoài nước thảo luận tại Hội thảo triển khai dự án “Đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia”.
Theo các nhà khoa học quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia khi được thả vào tự nhiên sẽ lây truyền khuẩn Wolbachia cho muỗi tự nhiên. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào muỗi tự nhiên sẽ gây ra những ức chế sự nhân lên của virus Dengue – virus gây bệnh sốt xuất huyết – đồng thời làm giảm tuổi thọ của muỗi thường.
Video đang HOT
Được phát hiện từ năm 1924, vi khuẩn Wolbachia qua kiểm nghiệm không lây sang người. Australia đã thả loại muỗi này vào cộng đồng từ năm 2011, kết quả thu được khá khả quan.
Theo Tiến sĩ Viên Quang Mai, Phó viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, trung bình hàng năm tại Việt Nam có hơn 50.000 ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó số ca tử vong là trên 50, nghiêm trọng nhất là khu vực miền trung. Theo chu kỳ, dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát trở lại sau 5 năm, thế nhưng năm 2010 khu vực này đã bùng phát dịch và từ đầu năm 2012 dịch quay trở lại với hơn 34.000 ca (năm 2010 là 36.000 ca), trong đó có 14 trường hợp tử vong.
Khánh Hòa là tỉnh có số ca nhiễm cao nhất khu vực miền trung. Thống kê của Sở Y tế Khánh Hòa cho thấy đến cuối 2012 toàn tỉnh có gần 5.300 ca nhiễm, trong đó có 5 ca tử vong. Đặc biệt tại Khánh Hòa đã phát hiện lưu hành cả 4 typ vi rút gây bệnh sốt xuất huyết D1, D2, D3, D4…
Sự gia tăng bất thường chu kỳ bùng phát dịch sốt xuất huyết, trong khi đó các biện pháp phòng trách tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy phương pháp thay thế tác nhân muỗi mới để loại bỏ virus gây bệnh sốt xuất huyết hi vọng sẽ thành công, hạn chế được sự lây lan của dịch.
Sở dĩ chọn đảo Trí Nguyên để triển khai dự án bởi nằm xa đất liền, có quần thể muỗi tự nhiên cao quanh năm. Hiện kết quả triển khai thực địa cho thấy tỷ lệ sống của muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia đạt 80 – 100%, không có tác động nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đa số các hộ dân trên đảo đồng tình để dự án được triển khai. Sau khi tiến hành khảo sát các bước cần thiết, tháng 4/2013 các nhà khoa học bắt đầu thả muỗi ra đảo.
Theo 24h
Nhiều nghi vấn về "sinh vật lạ" trong quần áo
Ngày 17.1, PV Thanh Niênđã đến những chợ buôn bán quần áo ở Phú Yên để tìm hiểu thực hư xung quanh việcxuất hiện sinh vật lạ trong quần áo may sẵn mà bà Nguyễn Thị Phụng (ở thôn Quang Hưng, xã Hòa Quang Nam, H.Phú Hòa) đã mua.
Sinh vật lạ trên quần áo - Ảnh: Thoại Kỳ
Tại chợ Hạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc (H.Phú Hòa), người đến mua quần áo ở các sạp hàng may sẵn rất thưa thớt. Theo lời một người dân ở đây, kể từ khi có thông tin phát hiện sinh vật lạ trong quần áo thì người dân lo lắng và rất dè dặt trong mua sắm, đề phòng xảy ra sự cố như trường hợp bà Phụng. Nhiều người đã lỡ mua rồi thì dùng nước và xà phòng để ngâm, nhưng chỉ dám dùng que đưa quần áo nhúng vào thau nước. "Nghe tin quần áo có sinh vật nhỏ lúc nhúc, tôi về nhà đem bộ quần áo đã mua giống như bộ quần áo bà Phụng mua ở sạp chị V. ngâm vào nước, nhưng chẳng thấy sinh vật nào cả", chị T. nói.
Chị V., chủ sạp quần áo may sẵn ở chợ Hạnh Lâm, cho biết: "Tui lấy rất nhiều quần áo cùng kiểu tại sạp hàng H.C ở chợ Trung tâm TP.Tuy Hòa đem về bán. Nhiều người đã mua kiểu quần áo này, trong đó có cả bà Phụng. Nhưng những người khác không thấy phản ánh, chỉ có trường hợp bà Phụng thì nói có sinh vật lạ. Theo tui chưa chắc những sinh vật đó là ở trong quần áo, có thể là trong nước hoặc có ai đó cố tình bỏ vào để hạ uy tín, nhằm cạnh tranh mua bán với tui".
PV Thanh Niên đã đến sạp quần áo may sẵn H.C và được chủ sạp này cho biết hàng bán cho chị V. nằm trong lô hàng được mua ở chợ Tân Bình (TP.HCM). Cả lô hàng mua về đều không có nhãn mác hay xuất xứ. Chủ sạp H.C nói: "Tui thấy mẫu mã đẹp, người tiêu dùng thích nên mua về bán, còn nguồn gốc thì không rõ. Tui cũng nghe chị V. phản ánh bộ quần áo mà chị đã bán cho bà Phụng có sinh vật lạ. Nhưng thật tình, hồi giờ tui mua bán chưa bao giờ xảy ra trường hợp lạ lùng như vậy".
Dân lo lắng, ngành chức năng không biết
Sự việc xảy ra mấy ngày nay khiến người dân ở 2 xã Hòa Quang Nam và Hòa Quang Bắc lo lắng trong khi ngành chức năng thì không hay biết. Thanh tra và Phòng Nghiệp vụ y của Sở Y tế cũng cho biết chỉ mới nghe PV nói. Phó chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội của UBND H.Phú Hòa cũng nói không biết và chưa nhận được báo cáo.
Bác sĩ Phạm Tấn Lập, Giám đốc Trung tâm y tế H.Phú Yên, thì nói "đã gửi mẫu" sinh vật lạ cho Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Yên để làm rõ nhưng ông Nguyễn Hùng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Phú Yên, lại khẳng định "chưa nhận được". Trước sự việc bất thường này, ông Phan Văn Thiền, Chánh thanh tra Sở Y tế, nói: "Chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo Sở để có chỉ đạo cụ thể hơn". Còn ông Lê Huỳnh Linh, Phó phòng Nghiệp vụ y, cho biết khi tiếp nhận mẫu, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Yên sẽ nhanh chóng xác định loài sinh vật đó trong trường hợp không xác định được thì gửi mẫu cho Viện Pasteur Nha Trang.
Ông Trần Quang Nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên trấn an rằng sẽ chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc tìm hiểu sinh vật lạ đó là gì, từ đâu xuất hiện, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao người dân không nên hoang mang, lo lắng.
Theo TNO
Không xác định được sinh vật lạ trong bim bim vì mẫu nước đã... "biến mất" Sau khi có thông tin về việc người dân tự ngâm 1 mẫu bim bim và phát hiện có sinh vật trong đó, cơ quan chức năng đã có kết luận chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, sinh vật trong mẫu bim bim là con gì thì đến nay không ai biết.... Bà Dưa cầm đũa gắp con sinh vật lạ...