Khánh Hòa hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn bởi dịch Covid-19
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động ( lao động tự do) gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
TP.Nha Trang vắng vẻ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, từ 0 giờ ngày 9.7 . ẢNH: PHAN LÊ
Theo đó, đối tượng áp dụng là lao động tự do bị tạm dừng hoạt động hoặc mất việc làm, làm một trong các công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, xe thô sơ; cắt tóc, gội đầu, massage, bấm huyệt, giác hơi; xe ôm truyền thống; đánh bắt thủy, hải sản; đạp xích lô; bảo vệ; bán hàng trong các chợ do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý; tự làm hoặc làm thuê tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch; bán lẻ vé số lưu động.
Điều kiện được hưởng hỗ trợ là phải cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận) và thuộc một trong các điều kiện sau: Trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội, khu vực phong tỏa hoặc phải tạm thời dừng các hoạt động để phòng chống dịch theo yêu cầu, quyết định của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; cách ly y tế tại nhà thuộc diện F2.
Theo quyết định nói trên, mỗi đối tượng được hưởng một lần bằng tiền và thời gian để được hỗ trợ tính trong khoảng thời gian từ ngày 1.5 – 31.12.2021. Mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người (đối với trường hợp tạm dừng hoạt động hoặc bị mất việc từ 30 ngày trở xuống) hoặc mức 50.000 đồng/ngày (đối với trường hợp tạm dừng hoạt động hoặc bị mất việc làm trên 30 ngày).
Về thủ tục, người lao động tự do gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn; riêng người làm công việc bán lẻ vé số lưu động gửi đơn đến Công ty TNHH MTV xổ số Kiến thiết Khánh Hòa để được hỗ trợ bằng hình thức nhận tiền mặt trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng.
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Video đang HOT
Tính từ ngày 23.6 đến trưa 18.7, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 573 ca mắc Covid-19. Cao nhất là TX.Ninh Hòa 398 ca, tiếp đến là TP.Nha Trang với 144 ca.
Hỗ trợ tiền cho lao động bị ảnh hưởng Covid-19 tại Bình Định: Không để sót ai!
TX.Hoài Nhơn là địa phương đầu tiên tại tỉnh Bình Định tổ chức cấp phát tiền hỗ trợ cho người lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang (bìa phải) trao tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng Covid-19 . ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Ngày 17.7, UBND TX.Hoài Nhơn tổ chức cấp phát tiền hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7.7.2021 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/hộ.
Trước mắt, TX.Hoài Nhơn ưu tiên trao tiền hỗ trợ tại 6 phường đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và xã Hoài Mỹ, các xã, phường còn lại sẽ được cấp phát trong những ngày sắp đến. Đây là địa phương đầu tiên trong tỉnh Bình Định tổ chức cấp phát tiền hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn.
Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ
Theo bà Phạm Thị Tỏ (44 tuổi, ở thôn Mỹ Thọ, xã Hoài Mỹ), hầu hết các trường hợp được xét duyệt hỗ trợ trong đợt đầu tiên tại địa phương đều là lao động tự do, có hoàn cảnh khó khăn như bán vé số, ve chai, làm thuê... bị mất việc do dịch Covid-19 bùng phát. Bà Tỏ làm nghề thu mua vè chai. Chồng bà Tỏ trước kia đi biển nhưng từ đầu năm đến nay bị ốm, phải ở nhà. Con gái bà Tỏ nhận hàng về may gia công tại nhà, con trai làm công nhân cho một công ty chuyên gia công hàng mây tre tại TX.Hoài Nhơn. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, bà Tỏ và 2 con phải nghỉ làm gần 20 ngày nay.
"Chúng tôi không đói, gạo luôn có sẵn nhưng vì không đi làm nên không có tiền, việc mua đồ ăn và các chi khác khác rất khó khăn. Ngay lúc này đây, chúng tôi được nhận tiền hỗ trợ. " Một miếng khi đói bằng một gói khi no ", số tiền này đến với chúng tôi rất quý giá và kịp thời", bà Tỏ nói.
Cán bộ P.Tam Quan Nam (TX.Hoài Nhơn) hướng dẫn lao động tự do làm hồ sơ hỗ trợ . ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Theo ông Trần Hữu Thảo, Phó chủ tịch UBND TX.Hoài Nhơn, hiện thị xã đã rà soát được khoảng 2.000 trường hợp khó khăn thuộc nhóm lao động tự do theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ nên đã lập hồ sơ và triển khai hỗ trợ ngay cho người dân, bắt đầu từ ngày 17.7 đến ngày 19.7. UBND TX.Hoài Nhơn đã chỉ đạo các xã, phường đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ hỗ trợ cho người lao động đang gặp khó khăn, thời gian xét duyệt hồ sơ không quá 2 ngày.
"Theo quy định, việc xét duyệt hồ sơ hỗ trợ không quá 7 ngày là phải chi tiền cho người dân. Tuy nhiên, UBND TX.Hoài Nhơn chỉ đạo yêu cầu chính quyền cấp xã, phường xét duyệt nhanh đối với các hồ sơ đúng và đảm bảo thủ tục, thông qua hội đồng xét duyệt cấp xã rồi trình lên ban chỉ đạo của thị xã để duyệt ngay trong ngày. Giai đoạn này là giai đoạn bà con rất khó khăn, cần sự hỗ trợ kịp thời nên mình làm sao rút ngắn thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ càng sớm càng tốt", ông Thảo nói.
Ông Phạm Trương, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND TX.Hoài Nhơn (bìa phải), trao tiền hỗ trợ cho người dân . ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Hơn 28.650 người lao động tự do được hỗ trợ
Theo ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, công tác chuẩn bị để triển khai chính sách hỗ trợ cho người lao động, người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 cơ bản đã hoàn thành.
Theo thống kê ban đầu, tỉnh Bình Định có khoảng 28.650 người lao động không có giao kết hợp đồng phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thuộc diện được ưu tiên hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23, kinh phí dự toán gần 43 tỉ đồng.
UBND tỉnh Bình Định cũng rà soát, thống kê các trường hợp còn lại được hỗ trợ theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng mức dự toán 150 tỉ đồng. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Định dành 50 tỉ đồng ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay khôi phục sản xuất, cho vay tạo việc làm cho người dân gặp khó khăn.
Điểm làm thủ tục cấp phát tiền hỗ trợ cho lao động tự do tại TX.Hoài Nhơn . ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Theo ông Lâm Hải Giang, TX.Hoài Nhơn là địa phương đầu tiên trong tỉnh có ca nhiễm Covid-19, có 6 phường thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn thị xã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên đời sống, việc làm của người dân khó khăn. Tuy nhiên, TX.Hoài Nhơn đã làm tốt công tác ngăn chặn dịch Covid-19 và hỗ trợ cho người dân. Hiện TX.Hoài Nhơn đã chuẩn bị kinh phí 10 tỉ đồng, đủ để hỗ trợ cho lao động tự do, lao động không có giao kết hợp đồng lao động...
"UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các địa phương trong tỉnh chuẩn bị kinh phí để hỗ trợ cho người dân. Nếu địa phương nào thiếu nguồn lực thì phải báo cáo Sở Tài chính, trình UBND tỉnh cân đối, để đảm bảo mục tiêu tất cả các trường hợp thuộc diện hỗ trợ đều được hưởng kịp thời, đầy đủ, không để trường hợp nào khó khăn không đủ ăn. Không được để sót bất cứ một ai trong diện được nhận hỗ trợ mà vì điều này hay điều kia không được nhận", ông Lâm Hải Giang nói.
Công viên, bãi biển mùa...COVID-19 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này. Đặc biệt, ở những nơi công cộng. Ghi nhận tại các công viên của TP Nha Trang, Khánh Hòa: Công viên Yersin; công viên đường Phạm Văn Đồng; công...