Khánh Hòa: Gian lận hồ sơ, một doanh nghiệp bị cấm đấu thầu 3 năm
Ngày 20.6, UBND H.Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cho biết chủ tịch UBND huyện này vừa có quyết định cấm một doanh nghiệp tham gia đấu thầu trên địa bàn trong thời gian 3 năm vì có hành vi gian lận hồ sơ.
Theo đó, tại Quyết định 2165 do ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND H.Khánh Vĩnh ký, có nội dung cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của H.Khánh Vĩnh đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Khánh Anh (mã số doanh nghiệp: 4201172503, có trụ sở tại TP.Nha Trang) trong thời hạn 3 năm đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn H.Khánh Vĩnh làm chủ đầu tư.
Một dự án trên địa bàn TP.Nha Trang do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Khánh Anh thi công. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Video đang HOT
Lý do, tại Công văn số 308/CV-CSKT ngày 9.5.2023, Công an tỉnh Khánh Hòa xác định Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Khánh Anh đã có hành vi gian lận về hồ sơ nhân sự trong hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây lắp dự án kè chống sạt lở bờ hữu sông Cái (xã Cầu Bà – Liên Sang) để được xét trúng thầu, có dấu hiệu vi phạm quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 89 luật Đấu thầu.
Thời gian qua, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Khánh Anh tham gia nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, doanh nghiệp này là đơn vị trúng thầu thi công dự án kè biển Dốc Lết tại TX.Ninh Hòa. Dự án này từng bị các chuyên gia về biển phản đối mạnh mẽ vì dự án có nguy cơ làm biến dạng bãi biển Dốc Lết – một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung hiện nay.
Xe tải đổ đất dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Khánh Anh thi công chạy vào đường bê tông khu vực nông thôn khiến người dân Nha Trang bức xúc. Ảnh HIỀN LƯƠNG
Ngoài ra, doanh nghiệp này khi thi công nhiều dự án tại TP.Nha Trang đã sử dụng hàng loạt xe tải cỡ lớn “oanh tạc” nhiều tuyến đường giao thông nông thôn khiến người dân lo lắng vì mất an toàn, trong đó phải kể đến các dự án lớn như kè sông Cái Nha Trang, dự án Khu tái định cư Ngọc Hiệp…
VCCI: Đề nghị bổ sung tổ chức giám sát xã hội tham gia giám sát hoạt động đấu thầu
Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, có hơn 57% bên mời thầu cho rằng cần thiết phải có tổ chức xã hội giám sát trong hoạt động đấu thầu, để đảm bảo tính minh bạch của hoạt động này.
Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh (tư liệu) minh họa: Quang Nhựt/TTXVN
Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc tham gia thẩm định dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi); đồng thời, trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, về cơ bản, các quy định tại dự thảo là thống nhất với các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, cần xem xét lại một số nội dung như: các gói thầu thuộc dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn của doanh nghiệp có vốn Nhà nước, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hợp đồng với nhà thầu....; nhất là cần chi tiết hóa hơn nữa, minh bạch hơn nữa về giám sát hoạt động đấu thầu.
Thời gian gần đây, VCCI đã khảo sát các đối tượng là nhà thầu, bên mời thầu, các cơ quan có chức năng giám sát xã hội để đánh giá hệ thống đấu thầu mua sắm công. Kết quả khảo sát cho thấy, đối với vấn đề giám sát hoạt động đấu thầu, có hơn 57% bên mời thầu cho rằng cần thiết phải có tổ chức xã hội giám sát trong hoạt động đấu thầu, để đảm bảo tính minh bạch của hoạt động này. Tổ chức giám sát xã hội có thể là hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan báo chí, các cơ quan đại diện cho nhóm yếu thế (hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội người khuyết tật) ...
Khi hỏi ý kiến các tổ chức giám sát xã hội về hoạt động giám sát trong hoạt động đấu thầu, phần lớn các tổ chức này đều cho rằng sự tham gia của tổ chức giám sát xã hội trong hoạt động đấu thầu là cần thiết, đặc biệt ở giai đoạn "tổ chức lựa chọn nhà thầu".
Dự thảo có quy định về giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, tuy nhiên hoạt động này do người có thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu thực hiện mà không có sự tham gia của tổ chức giám sát xã hội. Sự tham gia của tổ chức giám sát xã hội sẽ đảm bảo tốt hơn, minh bạch hơn đối với hoạt động đấu thầu. Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem xét bổ sung đối tượng này vào hoạt động giám sát đấu thầu.
Về nội dung ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, cũng là quy định nhận được rất nhiều quan tâm của doanh nghiệp. Theo khảo sát gần đây của VCCI, phần lớn các nhà thầu tham gia khảo sát cho rằng "hoàn toàn cần thiết" khi phải đưa ra quy định trong luật về ưu đãi đối với mua sắm bền vững, mua sắm xanh.
Theo các nhà thầu tham gia khảo sát, trên phương diện kinh tế, các quy định này sẽ khuyến khích nhà thầu sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao nhận thức của nhà thầu về mua sắm xanh, mở rộng ra sẽ xây dựng một nền kinh tế bền vững. Vì thế, VCCI đề nghị, bổ sung định nghĩa về "mua sắm xanh" cũng như bổ sung quy định cụ thể về các tiêu chí xác định như thế nào là "mua sắm xanh". Đây có thể là một quy định mới, rất khó áp dụng ngay trên thực tế, vì vậy có thể xây dựng lộ trình để áp dụng.
Doanh nghiệp liên quan vợ Phó giám đốc Điện lực Hà Nam trúng thầu hàng loạt Công ty TVT, nơi vợ ông Vũ Hoàng Lâm, Phó giám đốc Điện lực Hà Nam góp cổ phần, trúng hàng loạt gói thầu lớn, trong đó nhiều gói tại PC Hà Nam. Theo ông Trần Bá Hiệp, Trưởng phòng Kế hoạch vật tư (PC Hà Nam), từ năm 2010 đến tháng 5/2022, Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng TVT...