Khánh Hòa: Gần 93% bệnh nhân COVID-19 đã xuất viện; 18 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng
Trong ngày 20/9, Khánh Hòa có thêm 74 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 7.054 ca.
Số bệnh nhân đang điều trị là 573 ca; bệnh nhân nguy kịch chỉ còn 1 ca
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Khánh Hòa, từ 17 giờ ngày 19/9 đến 17 giờ ngày 20/9, địa phương này ghi nhận 18 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, TP Nha Trang 3 ca, thị xã Ninh Hòa 1 ca, huyện Vạn Ninh 12 ca, Diên Khánh 2 ca.
Trong 18 ca kể trên có 3 trường hợp cách ly tại nhà, 3 ca ghi nhận trong khu cách ly y tế tại dân cư và 12 ca ghi nhận trong khu cách ly tập trung. Như vậy, tính đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã trải qua 18 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng.
So với một ngày trước đó, số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua tại Khánh Hòa đã giảm 16 ca; trong đó TP. Nha Trang giảm 3 ca, TP Cam Ranh giảm 2 ca, huyện Vạn Ninh giảm 14 ca, thị xã Ninh Hòa tăng 1 ca, huyện Diên Khánh tăng 2 ca.
Đến thời điểm này, Khánh Hòa đã tiêm 726.472 liều vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Video đang HOT
Như vậy, kể từ đầu dịch (tháng 2/2020) đến nay, Khánh Hòa có tổng cộng 7.713 ca mắc COVID-19, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh là 7.592 ca. Trong đó, 3 địa phương ghi nhận số mắc cao là TP Nha Trang 4.235 ca, huyện Ninh Hòa 1.940 ca, huyện Vạn Ninh 709 ca.
Đến nay, Khánh Hòa có 2/9 huyện, thị xã, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới là Khánh Sơn và Trường Sa; cũng là 2/9 địa phương không có ca lây nhiễm thứ phát (từ F1 chuyển thành F0).
Trong ngày 20/9, Khánh Hòa có thêm 74 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 7.054 ca. Số bệnh nhân đang điều trị là 573 ca; bệnh nhân nguy kịch chỉ còn 1 ca, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và không có triệu chứng là 516 ca.
Cũng theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Khánh Hòa, trong 24 giờ qua toàn tỉnh đã thực hiện 2.429 xét nghiệm RT-PCR cho 8.429 lượt người; đưa số lượng xét nghiệm RT-PCR đã thực hiện từ 27/4/2021 đến nay lên 389.444 mẫu, cho 882.118 lượt người.
Bên cạnh đó, các địa phương đơn vị đã thực hiện 17.628 xét nghiệm test nhanh cho 19.101 lượt người; nâng số lượng xét nghiệm test nhanh từ 27/4/2021 đến nay lên 4.361.388 mẫu, cho 4.361.388 lượt người.
Trong ngày 20/9, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành tiêm 13.384 liều vaccine phòng COVID-19 cho người dân, đưa tổng số vaccine đã tiêm lên 726.472 liều; trong đó 80.564 người đã tiêm mũi 2.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Phong trào toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống COVID-19 tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh hiện có 788 thôn, tổ dân phố bình thường mới, tức “vùng xanh”; 64 thôn, tổ dân phố nguy cơ, tức “vùng vàng”; 60 thôn, tổ dân phố vùng nguy cơ cao, tức “vùng cam” và 55 thôn, tổ dân phố nguy cơ rất cao, tức “vùng đỏ”.
Khánh Hòa, Long An, Kon Tum nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, tính đến 16 giờ ngày 20/7, toàn tỉnh đã có 689 người dương tính với SARS-CoV-2, trong đó thị xã Ninh Hòa có 479 trường hợp, thành phố Nha Trang 171 trường hợp, huyện Vạn Ninh 19 trường hợp.
Đây cũng là những địa phương áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ kể từ 0 giờ ngày 9/7, có dấu hiệu số người mắc giảm dần trong những ngày gần đây.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân tại khu vực đường Bửu Đóa, phường Phước Long, thành phố Nha Trang. Ảnh: Tiên Minh/TTXVN
Khánh Hòa đã truy vết 3.696 trường hợp F1 liên quan đến số ca dương tính SARS-CoV-2 trong tỉnh, đang được cách ly tập trung; hơn 9.750 trường hợp F2 được cách ly tại nhà. Trên địa bàn có 135 địa điểm, khu dân cư tạm thời bị phong tỏa. Tỉnh đã lập 4 bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 với 450 giường bệnh, gồm 3 bệnh viện tại Nha Trang và 1 bệnh viện ở thị xã Ninh Hòa.
Ngày 20/7, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có thông báo số 117-TB/TU, yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngay việc thiết lập hệ thống cung cấp ô-xy tập trung tại các bệnh viện dã chiến, trước mắt đặt ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh để nâng cao năng lực điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong cho bệnh nhân COVID-19. Sở Y tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh chủ động liên hệ với tuyến trên để tăng cường hỗ trợ về chuyên môn cho địa phương bằng các hình thức phù hợp.
Tỉnh ủy cũng đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa trả nhanh kết quả xét nghiệm RT-PCR; có biện pháp cụ thể để xác định, phân luồng với các mẫu xét nghiệm test nhanh dương tính với SARS-CoV -2, các trường hợp đang cách ly đến thời hạn cần có kết quả RT-PCR âm tính để kịp thời gỡ cách ly theo quy định; ưu tiên đưa ngay trường hợp mắc COVID-19 đến bệnh viện để điều trị, không để chậm trễ.
Tỉnh ủy Khánh Hòa còn đồng ý chủ trương tiếp nhận người dân, sinh viên Khánh Hòa từ Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh; đề nghị Ban Chỉ đạo rà soát cụ thể các điều kiện để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và cách thức tổ chức cho người dân, sinh viên trở về Khánh Hòa, phù hợp với diễn biến dịch bệnh của tỉnh.
* Chiều 20/7, ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An cho biết, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh, Sở vừa có thông báo khẩn về tổ chức hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ 12 giờ ngày 20/7, tỉnh tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn. Ngành giao thông Long An cũng quy định đối với những trường hợp được phép hoạt động vận tải; các phương tiện hoạt động lý do công vụ, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe chở nguyên vật liệu sản xuất...
Phương tiện vận tải của các địa phương khác khi vào địa phận tỉnh Long An, phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (RT-PCR hoặc test nhanh) được thực hiện trong vòng 72 giờ (kể từ khi lấy mẫu) đối với lái xe và người đi cùng; Giấy vận tải (giấy vận chuyển).
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cũng đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn B.O.T ĐT830 tạm dừng thu phí tại các trạm Bến Lức, Đức Hòa trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 từ 0 giờ ngày 20/7 đến khi Ủy ban nhân dân tỉnh Long An công bố dỡ bỏ giãn cách xã hội.
* Tối 20/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum có Công điện số 3/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách đáp ứng đại dịch COVID-19.
Trên tinh thần "chống dịch như chống giặc", Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19; chủ động tổ chức thực hiện và huy động cả hệ thống chính trị triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống COVID-19 trên địa bàn.
Đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách phòng dịch COVID-19 từ 0 giờ ngày 21/7, yêu cầu người dân không tập trung quá 10 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và nơi công cộng; tiếp tục tạm dừng tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác được phép hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, bến xe, cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại được tiếp tục hoạt động phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động, khách hàng...
Trước đó, tỉnh Kon Tum đã ghi nhận hai trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện tại các chốt liên ngành kiểm soát dịch COVID-19. Hai người này đã được cách ly y tế kịp thời theo quy định, chưa vào trong địa bàn tỉnh.
Sáng 10/7 thêm 593 ca Covid-19 trong nước, TP.HCM có 520 ca Sáng nay, Việt Nam phát hiện thêm 598 bệnh nhân Covid-19 với 593 người mắc do lây nhiễm trong nước, 5 trường hợp nhập cảnh. 593 ca Covid-19 trong nước ghi nhận tại TP.HCM (520), Đồng Nai (18), Khánh Hòa (15), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), An Giang (10), Phú Yên (8 ), Bình Phước (4), Bến Tre (2), Hà Nội (2),...