Khánh Hòa dùng lô đất 1.100 tỉ đồng thanh toán cho hợp đồng BT 312 tỉ
Kiểm toán 29 dự án BT tại Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh…, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 5.228 tỉ đồng. Vấn đề nổi cộm nhất của BT vẫn là cách xác định giá đất gây thiệt hại cho nhà nước.
Một góc Công viên hồ điều hòa Văn Miếu (Bắc Ninh), dự án BT được Kiểm toán Nhà nước điểm danh nhiều lần ẢNH BAOBACNINH
Xử lý tài chính 5.228 tỉ đồng qua kiểm toán 29 dự án
Theo Kết quả kiểm toán 29 dự án hợp đồng xây dựng – chuyển giao (dự án BT) tại các địa phương vừa được Kiểm toán Nhà nước gửi đến Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 5.228 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 112,4 tỉ đồng, giảm chi ngân sách 1.262 tỉ đồng, xử lý khác 1.355,3 tỉ đồng, thu hồi nộp ngân sách nhà nước thanh toán vượt giá trị dự án BT 552,3 tỉ đồng, giảm giá trị hợp đồng BT 2.246,4 tỉ đồng.
Trong số này, có dự án tỷ lệ xử lý lớn (chiếm 25%) so với giá trị được kiểm toán như TP.HCM 1.182,6 tỉ đồng (25%); TP.Hà Nội 1.854,59 tỉ đồng (23,29%); Bắc Ninh 132,43 tỉ đồng (11,08%).
Cụ thể, các vấn đề tồn tại của dự án BT được chỉ ra như sau:
Một số dự án BT không đảm bảo nguyên tắc ngang giá, như dự án hệ thống tuyến đường nhánh (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh ( Khánh Hòa). Tỉnh này quyết định dự kiến giao quỹ đất thanh toán hoàn vốn cho nhà đầu tư với giá trị 1.100 tỉ đồng (tính theo đơn giá 459.000 đồng/m2) để thanh toán cho hợp đồng BT với giá trị 312 tỉ đồng, chưa đảm bảo nguyên tắc ngang giá theo quy định tại khoản 3, điều 3, Quyết định 23/2015 của Thủ tướng.
Các địa phương cũng không quy định cơ cấu tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định, làm tăng chi phí dự án, do nhà đầu tư tính lãi vay trên 100% chi phí này (tại dự án kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, TP.HCM); các ô đất đã sử dụng đầu tư dự án nhà ở thương mại phục vụ tái định cư, nhưng khi ký hợp đồng BT, vẫn được dự kiến để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng (dự án xây dựng tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5, Hà Nội); ký hợp đồng BT trong đó vượt diện tích thanh toán dự án khác 85 ha so với báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đường Nam sông Đốc, Cà Mau).
Nhiều dự án lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán còn nhiều sai sót, qua kiểm toán giảm 340,398 tỉ đồng, như dự án Nâng cấp tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1) 10 tỉ đồng; dự án đường Nam sông Đốc 152,47 tỉ đồng…
Xác định đơn giá đất chưa phù hợp
Video đang HOT
Việc xác định đơn giá đất cũng được Kiểm toán Nhà nước chỉ là là “chưa phù hợp”.
Tỉnh Khánh Hòa xác định đơn giá đất ở là 623.777 đồng/m2, đất thương mại dịch vụ thuê 50 năm giá 173.481 đồng/m2 tại dự án Hệ thống thoát nước mưa (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, và đơn giá 459.000 đồng/m2 tại dự án dự án Hệ thống tuyến đường nhánh (giai đoạn 2) khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, để tính toán quỹ đất hoàn vốn cho nhà đầu tư, nhỏ hơn rất nhiều so với đơn giá tạm tính quỹ đất hoàn vốn 2 triệu đồng/m2 của dự án này theo đơn giá đất kinh doanh phi nông nghiệp (bảng giá đất năm 2011 của tỉnh Khánh Hòa) và chưa phù hợp đơn giá vị trí khu đất được quy hoạch đất dịch vụ du lịch, đất biệt thự nghỉ dưỡng, đất khu trung tâm sử dụng hỗn hợp và nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng.
Việc xác định giá đất để giao cho nhà đầu tư tại một số dự án còn tồn tại, bất cập như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội đã áp dụng phương pháp tài sản so sánh khi thẩm định giá, là tài sản chưa giao dịch thành công mà chỉ là rao bán trên thị trường.
Theo Kiểm toán Nhà nước, tài sản so sánh chưa đảm bảo tính tương đương với tài sản định giá; một số chỉ tiêu so sánh tỷ lệ điều chỉnh còn chưa phù hợp; thời điểm xác định giá đất của dự án đối ứng chưa phù hợp so với thời điểm quyết định giao đất.
Địa phương cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về cách xác định xu hướng, mức độ biến động của giá chuyển nhượng và các yếu tố hình thành doanh thu; thiếu nhất quán trong việc áp dụng các chỉ tiêu như tăng trưởng, tỷ lệ lấp đầy, áp dụng giá đất bình quân đợt 1 làm cơ sở để tính giá giao đất đợt 2…
Công tác quản lý chất lượng công trình BT cũng còn nhiều tồn tại (tại Bắc Ninh, Cà Mau và TP.HCM); hầu hết các dự án BT và các dự án đối ứng đều chậm tiến độ so với hợp đồng và có địa phương còn giao đất cho nhà đầu tư thanh toán dự án BT khi đã có văn bản tạm dừng của Bộ Tài chính hồi tháng 3.2018 (tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên).
Có địa phương giao đất thanh toán cho dự án BT chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Thanh Hóa); giao đất trước khi dự án BT hoàn thành không đúng quy định (Bắc Ninh với dự án Công viên hồ điều hòa Văn Miếu, dự án Nhà máy nước mặt TP.Bắc Ninh, dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 277 và hạ tầng kỹ thuật khu Đồng Bèo); và giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng không qua đấu giá theo quy định của luật Đất đai 2013 (Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội).
72/83 dự án BT của Bắc Ninh do nhà đầu tư đề xuất
Hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư, trong đó có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi triển khai thi công dự án, như dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 277 (Bắc Ninh). Các dự án chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư. Đơn cử tỉnh Bắc Ninh có 72/83 dự án do nhà đầu tư đề xuất.
Kết quả kiểm toán cho thấy, nhiều dự án xác định tổng mức đầu tư ban đầu không chính xác. Tại Hà Nội, hầu hết các dự án xác định tổng mức ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai, như dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh (Q.Long Biên) giảm dự toán 69,2 tỉ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 754,3 tỉ đồng; dự án xây dựng đường 2,5 đoạn Đầm Hồng – QL1A giảm 251,4 tỉ đồng; dự án cải tạo và xây dựng hệ thống cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình (Q.Long Biên) giảm 26 tỉ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 59,8 tỉ đồng.
Có 1 dự án sai số học là dự án đường Nam Sông Đốc (Cà Mau), sai 177 tỉ đồng.
Dự án xây dựng đường kết nối với cầu Phú Mỹ (TP.HCM) lựa chọn nhà đầu tư hạn chế năng lực tài chính, nên đã phải thay đổi từ hình thức thanh toán bằng đất sang bằng tiền. Dự án này cũng được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư chưa đúng 226,9 tỉ đồng.
Ngoài ra, có hiện tượng các địa phương phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT, như Thanh Hóa phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT 875,5 tỉ đồng.
Dự án nâng cấp tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1) chưa xác định rõ nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 544 tỉ đồng.
Một số địa phương ký hợp đồng chưa đúng quy định, như hợp đồng dự án Đầu tư xây dựng cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật khu vực thôn Văn Nhuế, thị trấn Bần – Yên Nhân (H.Mỹ Hào, Hưng Yên) có điều khoản tạm ứng 40% quỹ đất thương phẩm sau khi ký hợp đồng và thanh toán sau khi thực hiện 15% hợp đồng, dẫn đến UBND tỉnh Hưng Yên giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thanh toán khi dự án BT chưa hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao.
Năm 2018 trở về trước, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 7.453 tỉ đồng tại 37 dự án BT khác.
29 dự án được kiểm toán gồm Hà Nội (5 dự án), Bắc Ninh (4 dự án), TP.HCM (4 dự án), Thanh Hóa (4 dự án), Quảng Ninh (2 dự án), Hải Phòng (3 dự án), Hưng Yên (1 dự án BT và 1 dự án đối ứng), Khánh Hòa (3 dự án), Cà Mau (1 dự án) và dự án đường bộ nối 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai, đoạn trên địa phận tỉnh Phú Yên (giai đoạn 1).
Phát triển nhãn xuồng theo hướng chuyên canh
Là vùng đất trái ngọt cây lành, xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang từng bước khai thác thế mạnh kinh tế vườn nhằm nâng cao đời sống của người nông dân.
Trong đó, cây nhãn xuồng từ lâu là đặc sản của xứ cù lao và đang được đầu tư phát triển theo hướng chuyên canh.
Nhãn xuồng cơm vàng đang được phát triển theo hướng chuyên canh tại xã Khánh Hòa (Châu Phú)
Vốn được xem là "cái nôi" của nhãn, vùng đất Khánh Hòa từ xưa đã xuất hiện những vườn nhãn tiếp nối nhau tỏa hương thơm ngát qua nhiều thế hệ. Bắt đầu từ giống nhãn Mỹ Đức có tuổi đời hàng trăm năm rồi đến nhãn xuồng cơm vàng đã bén rễ xanh cây ở vùng đất này. Hiện nay, không khó để bắt gặp những vườn nhãn rộng từ vài công đến cả mẫu của nông dân Khánh Hòa. Đơn giản vì loại cây trồng này giá trị kinh tế cao, với mức lợi nhuận hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Với người tiêu dùng, nhãn xuồng Khánh Hòa là món ngon khó bỏ qua mỗi khi nhà vườn bày bán từng rổ trái ven các tuyến đường. Tuy nhiên, nếu chỉ trồng để "bán chợ" thì cây nhãn xuồng không phát huy hết thế mạnh của mình. Do đó, Đảng ủy, UBND xã Khánh Hòa cùng Hội Nông dân xã đã tìm phương pháp phát triển cây nhãn xuồng theo hướng chuyên canh.
Với sự hỗ trợ của UBND huyện Châu Phú, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng Hội Nông dân, xã Khánh Hòa đã từng bước vận động nông dân tham gia vào vùng chuyên canh nhãn xuồng cơm vàng, với quy mô 200ha tại ấp Khánh Mỹ và Khánh An.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hòa Lê Văn Dũng, hiện nay vùng chuyên canh nhãn xuồng của địa phương đã hình thành với sự tham gia tích cực của nông dân. Trong đó, Hội Nông dân xã đã hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác nhãn xuồng cơm vàng Khánh Hòa với 23 thành viên. Đây là lực lượng nòng cốt, có đam mê và trình độ kỹ thuật để phát triển cây nhãn xuồng đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, đây còn là lực lượng có thể kết nối những nông dân khác trong vùng chuyên canh cùng làm ăn tập thể, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho loại trái đặc sản này.
Hiện nay, Phòng NN&PTNT cùng Hội Nông dân huyện Châu Phú đang kết nối để đưa trái nhãn xuồng vào hệ thống siêu thị và nhiều nơi khác để "cố định" đầu ra cho nông dân. Thực tế, nông dân Khánh Hòa đang canh tác diện tích nhãn xuồng lớn hơn nhiều so với diện tích 200ha được quy hoạch, nếu không có bài toán đầu ra ổn định sẽ dẫn tới hệ lụy cung vượt cầu về sau.
Do đó, địa phương đã đăng ký logo và truy xuất nguồn gốc cho cây nhãn xuồng cơm vàng, cũng như tạo điều kiện để 23 thành viên trong tổ hợp tác học tập kiến thức canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là bước đi quan trọng để "nâng tầm" cho cây nhãn xuồng trong bối cảnh nhu cầu của thị trường ngày càng khắt khe.
Thời gian qua, UBND huyện Châu Phú đã hỗ trợ nông dân trong vùng chuyên canh 2 triệu đồng/hộ để tăng nguồn vốn sản xuất nhãn xuồng. Ngoài ra, nông dân còn được tiếp cận các kỹ thuật canh tác để phát huy tốt phẩm chất, năng suất của cây nhãn xuồng.
Với mức giá 70.000 - 80.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ và mức 45.000 - 50.000 đồng/kg khi chính vụ, nhãn xuồng đang là loại cây "ăn nên làm ra" cho nông dân xã Khánh Hòa với mức lãi khoảng 25 triệu đồng/công/năm. Do đó, việc địa phương và ngành chuyên môn quan tâm, phát triển loại cây trồng này sẽ giúp nông dân hiện thực hóa mục tiêu vươn lên khá giàu từ chính mảnh đất quê mình.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Châu Phú, nhãn xuồng cơm vàng đang được đưa vào chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên canh hóa, tăng uy tín cạnh tranh trên thị trường. Hiện tại, nông dân trong vùng chuyên canh nhãn xuồng cơm vàng có thể đáp ứng nhu cầu về phẩm chất, nên khi có thương hiệu cùng truy xuất nguồn gốc thì loại trái này đã đủ sức vươn đến những thị trường "khó tính", chứ không chỉ bán cho thương lái mang đi tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh hay Campuchia như trước đây.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao đáp ứng được sức mua của đối tác với sản lượng vài tấn đến hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện nay, Phòng NN&PTNT, Hội Nông dân huyện Châu Phú cùng xã Khánh Hòa đang liên hệ với nông dân để nắm rõ khả năng đáp ứng về sản lượng.
Trên cơ sở đó, sẽ tính toán cụ thể thời điểm thu hoạch của các hộ trong vùng chuyên canh để chủ động sản lượng cung cấp cho phía thu mua. Đặc biệt, cần phát triển Tổ hợp tác trồng nhãn xuồng cơm vàng xã Khánh Hòa lên hợp tác xã để tạo sự thuận lợi trong việc mua bán, trao đổi với các đối tác và hỗ trợ nông dân tìm đầu ra sản phẩm hiệu quả hơn.
Với lợi thế vốn có, nhãn xuồng cơm vàng đang trở thành cây trồng chủ lực của địa phương. Muốn thực hiện mục tiêu đó, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp, ngành, sự đồng lòng của nông dân để mỗi khi nói về Khánh Hòa, người dân xứ cù lao có quyền tự hào về loại trái cây đặc sản quê mình.
Cây hoa bằng lăng rừng 'giá bao nhiêu cũng không bán' Đây chính là lời khẳng định của bà Trà Thanh Long, ở thôn Quảng Đức, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), chủ nhân của cây hoa bằng lăng rừng tuyệt đẹp này. Theo bà Long, gia đình đưa cây bằng lăng rừng về trồng trước cửa nhà từ năm 1975. Năm năm gần đây cây mới bắt đầu ra hoa...