Khánh Hòa đón 1.200 sinh viên từ TP.HCM về quê
Khoảng 1.200 sinh viên ở TP.HCM đã đăng ký về Khánh Hòa. 500 sinh viên sắp về đợt đầu tiên đều được xét nghiệm COVID-19 tại TP.HCM và khi về Nha Trang sẽ ở cách ly tập trung 3 ngày để theo dõi, xét nghiệm RT-PCR lần 2.
Tỉnh đoàn Khánh Hòa chuẩn bị đón 500 sinh viên của tỉnh tại TP.HCM trở về theo chương trình hỗ trợ, miễn phí – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Chiều 30-7, bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hòa Bùi Hoài Nam cho biết: “Chiều nay, đoàn xe Phương Trang hỗ trợ đón sinh viên của tỉnh trở về sẽ xuất phát từ Nha Trang vào TP.HCM đón khoảng 500 sinh viên về đợt đầu tiên, dự kiến đón về vào sáng 1-8″.
Chương trình hỗ trợ đón sinh viên ở TP.HCM về Khánh Hòa trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh COVID-19 kể trên do Tỉnh đoàn Khánh Hòa phối hợp Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa – Sài Gòn thực hiện.
Theo anh Nam, dự kiến có 3 đợt đón sinh viên ở TP.HCM về Khánh Hòa. Sau đợt đầu tiên khoảng 3 ngày sẽ đón tiếp đợt 2 và sau đó là đợt 3.
Tất cả sinh viên được đón về đều phải xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.
Video đang HOT
Ngày 30-7, tại TP.HCM, các đơn vị đã lấy mẫu xét nghiệm cho số sinh viên được đón về đợt 1 và sẽ lấy mẫu xét nghiệm bổ sung vào đầu buổi sáng 31-7 cho các sinh viên đăng ký về đợt 1 còn lại.
Toàn bộ chi phí xét nghiệm, xe đón từ TP.HCM về Nha Trang đều miễn phí hoàn toàn cho sinh viên.
Tất cả sinh viên được đón, khi về đến TP Nha Trang đều phải ở cách ly tập trung 3 ngày để được tiếp tục theo dõi, xét nghiệm RT-PCR lần 2, nếu có kết quả âm tính mới được về với gia đình, tiếp tục thực hiện các quy định y tế về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nhà.
Chi phí cách ly 3 ngày kể trên, tại một khách sạn trên đường Trần Hưng Đạo hoặc một khu du lịch tại xã Phước Đồng (đều ở TP Nha Trang), do sinh viên và gia đình tự chi trả (mỗi ngày 250.000 đồng/SV, bao gồm cả 3 bữa ăn).
TP.HCM huy động bác sĩ về hưu, lực lượng y tế tư nhân, sinh viên ngành y tham gia chống dịch
TP.HCM nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nguồn nhân lực của trung ương nhưng hiện nay các địa phương khác cũng khó khăn cần phải phân bổ.
Đến một lúc TP cũng phải sử dụng nguồn lực của mình để giải quyết khó khăn của chính mình.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức - Ảnh: TỰ TRUNG
Sáng 25-7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự cuộc họp có Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP Phan Văn Mãi.
Tại cuộc họp, ông Dương Anh Đức cho biết hiện nay TP đã huy động toàn bộ lực lượng y tế cả công lập và tư nhân để tham gia phòng, chống dịch.
Sở Y tế đang xây dựng kế hoạch sử dụng bác sĩ về hưu và lực lượng y tế tư nhân để hỗ trợ việc điều trị và tư vấn sức khỏe cho người dân, nhất là trong giai đoạn cách ly, điều trị F0 tại nhà. TP cũng mở ra nhánh trong tổng đài 1022, huy động chuyên gia y tế tham gia tư vấn sức khỏe cho người dân.
Sở Y tế cũng thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, huy động sinh viên ngành y và mở rộng ra các đối tượng sinh viên phù hợp khác để tham gia phòng chống dịch. Hiện nay, lực lượng này đã lên đến hàng chục nghìn người tham gia.
Theo ông Dương Anh Đức, hiện nhu cầu về chuyên gia lĩnh vực hồi sức của TP rất quan trọng. Thời gian qua, TP đã nhận được sự giúp đỡ tích cực từ Bộ Y tế trong vấn đề nguồn nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh tại các địa phương khác cũng diễn biến phức tạp, do đó cũng có sự phân phối nguồn lực hợp lý.
Do đó, việc đầu tiên hiện nay là TP phải huy động được các nguồn nội lực, sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ cho thật hiệu quả.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế - cho biết giai đoạn vừa qua, nguồn nhân lực của TP đã chia sẻ, điều phối vào các khu cách ly. Thời gian tới, khi số F0 tăng lên, TP sẽ tiếp tục huy động nguồn lực để tham gia công tác điều trị tại các bệnh viện điều trị.
TP cũng tiếp tục triển khai lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, truy vết F1, tiêm vắc xin nên khối lượng công việc lớn cần nhiều nguồn nhân lực.
TP cũng đã huy động lực lượng y tế tư nhân để tham gia phòng chống dịch. Theo đó, hiện có 59 bệnh viện tư nhân và 200 phòng khám tư nhân đã cử bác sĩ, điều dưỡng tham gia lực lượng chống dịch, nhất là trong việc tiêm vắc xin.
Sở Y tế cũng vận động các bác sĩ điều dưỡng, bác sĩ về hưu tham gia công tác chống dịch. Tùy theo yêu cầu của các quận, huyện, sắp tới TP sẽ thành lập bệnh viện thu dung F0 không có triệu chứng với 50.000 giường. Như vậy, cần 1.000 bác sĩ và 2.000 điều dưỡng để đáp ứng. Do đó, ngành y tế đã trao đổi với các đơn vị huy động bổ sung nguồn lực.
Theo Phó bí thư thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi, thời gian qua TP nhận được nhiều sự hỗ trợ nguồn nhân lực từ trung ương và các địa phương. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp ở các địa phương, nhiều địa phương khác cũng đang gặp khó khăn.
"Do đó, TP tiếp nhận một phần từ trung ương nhưng TP phải trên tinh thần rà soát kỹ, huy động tối đa tất cả nguồn lực của TP, điều phối phải khoa học. Đến một lúc chúng ta cũng phải tự bằng lực lượng, khả năng của mình để giải quyết khó khăn của mình", ông Phan Văn Mãi nói.
Tạm chia tay Sài Gòn về quê vì Covid-19: 'Thấy may mắn hạnh phúc hơn nhiều người' Tạm chia tay TP.HCM về quê vì Covid-19 bằng những chuyến xe giải cứu, nhiều người dân quê không kiềm được xúc động và hét lên trong đêm khuya khi thấy tấm bảng ghi địa phận Quảng Nam: Quảng Nam quê tôi đây rồi!. Chuyến xe đầu tiên đưa người dân Quảng Nam từ TP.CHM về quê rạng sáng 23.7.. ẢNH: NAM THỊNH...