Khánh Hòa: Cơ sở y tế quản lý chặt người nuôi bệnh và phòng dịch COVID-19 dịp Tết
Để chuẩn bị cho các tình huống dịch bệnh, tai nạn, ngộ độc xảy ra trong dịp Tết… các cơ sở y tế ở Khánh Hòa sẵn sàng ứng phó.
Quản lý người nuôi bệnh bằng công nghệ để phòng dịch COVID-19 tốt
Có mặt ở BVĐK khu vực Ninh Hòa và nhiều bệnh viện tuyến huyện ở Khánh Hòa những ngày cuối năm dù bệnh nhân đến khám ít hơn nhưng việc quản lý người nuôi, thăm bệnh vẫn được làm chặt chẽ. Ngay từ cổng các cơ sở y tế đã có hướng dẫn thực hiện nghiêm 5K, quét mã QR bằng phần mềm PC-COVID. Mỗi gia đình/người bệnh chỉ một người chăm bệnh.
Đến chăm người nhà bị phổi mạn tính, ông Lê Duy Tùng (Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho biết: Trong bối cảnh vẫn còn ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 thì mỗi người đến cơ sở y tế cần tuân thủ tốt các quy định phòng dịch. Hãy chủ động cài đặt các phần mềm và hạn chế tối đa tập trung đông người, ngay cả trong những ngày Tết Nhâm Dần cũng vậy.
Bệnh nhân và người nhà đến cơ sở y tế thực hiện test nhanh sàng lọc phòng dịch COVID-19
Tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa, BSCK II Phan Hữu Chính, Giám đốc BV cho biết: Là bệnh viện hạng I, không chỉ điều trị cho người trong tỉnh mà cả khu vực Nam Trung Bộ và khách du lịch nên chúng tôi rất chú trọng đến công tác quản lý người nuôi bệnh, nhất là trong tình hình COVID-19 hiện nay.
Chúng tôi thực hiện rất tốt và chặt chẽ các biện pháp như: Hạn chế người nuôi bệnh, không đổi người nuôi bệnh (mỗi người bệnh chỉ một người nuôi); Test nhanh người vào cơ sở y tế. Tiến hành nghiêm túc khai báo y tế, đồng thời bệnh nhân tùy vào các khoa/phòng…chúng tôi sẽ cho test định kỳ để có thể kiểm soát tốt nhất tình hình vừa bảo vệ người bệnh vừa bảo vệ cho bệnh viện. Nhân viên y tế được test sàng lọc định kỳ. Đặc biệt phần mền PC-COVID đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, BVĐK Khánh Hòa còn có sử dụng song song một ứng dụng khác để quản lý bệnh nhân, người nuôi bệnh đó là in thẻ nuôi bệnh có mã QR. Mã QR này tích hợp đầy đủ các thông tin về bệnh nhân… khi nhân viên y tế quét mã này trên thẻ nuôi bệnh thì sẽ ra đầy đủ các thông tin cần thiết.
Để chuẩn bị cho các tình huống cấp cứu, điều trị dịp Tết, BSCK II Phan Hữu Chính cho biết thêm: Dù phải chi viện cho nhiều mặt trận chống dịch COVID-19 nhưng dịp Tết, tất cả vật tư, trang thiết bị, tiêu hao, dịch truyền…nhân lực đã sẵn sàng đảm bảo. Đã có kế hoạch trực 5 cấp. Bên cạnh đó vẫn phải duy trì, đảm bảo hoạt động 2 khu điều trị cách ly. Cùng với đó, các khoa bệnh cần phải túc trực điều trị liên tục như thận nhân tạo sẽ bố trí bác sĩ, chuyên gia tốt nhất để xử lý các tình huống. Khu vực cấp cứu sẽ bố trí trực và test nhanh 24/24 xuyên Tết Nhâm Dần.
Video đang HOT
Người nuôi bệnh chung tay phòng dịch COVID-19
Theo nhiều nhân viên y tế, mỗi dịp Tết đến các thầy thuốc đều phải căng mình làm việc, nhất là công tác cấp cứu, chống độc. Vậy nên người nhà bệnh nhân, người nuôi bệnh hãy hợp tác tốt, nhất là trong công tác phòng dịch COVID-19 để giảm bớt gánh nặng cho nhân viên y tế.
Bệnh nhân Trần Văn T và nhiều bệnh nhân khác điều trị nội trú ở BVĐK Khánh Hòa cho biết: Chúng tôi mắc bệnh thận mạn tính, dù dịch bệnh căng thẳng vẫn được y bác sĩ tận tình chăm sóc, điều trị. Ở trong viện vào những ngày Lễ, Tết Dương lịch vừa qua… càng thấu hiểu hơn sự vất vả và hi sinh của các thầy thuốc.
Có người thân điều trị tắc nghẽn phổi mạn tính từ Tết dương lịch 2022 đến nay, bà Nguyễn Thị Hậu (Cam Ranh) chia sẻ: Xuyên ngày đêm các nhân viên y tế luôn túc trực bên bệnh nhân, nhất là các bệnh mạn tính liên quan đến thận, phổi… Vậy nên người nhà, người chăm bệnh hãy an tâm, tuân thủ và hợp tác tốt với cơ sở y tế.
Vừa phòng dịch COVID-19, BVĐK Khánh Hòa vừa cứu chữa các ca bệnh khó
Cũng như BVĐK Khánh Hòa, các cơ sở y tế khác ở tỉnh này đã chuẩn bị đầy đủ các phương án, thuốc men đáp ứng các tình huống cấp cứu, dịch bệnh trong dịp Tết Nhâm Dần.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Khánh Hòa, đến hết ngày 23/01, phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống COVID-19″ đã đánh giá trong toàn tỉnh có 588 thôn, tổ dân phố bình thường mới “vùng xanh”, 113 thôn, tổ dân phố nguy cơ “vùng vàng”, 113 thôn, tổ dân phố vùng nguy cơ cao “vùng cam”…
Đẩy mạnh thích ứng an toàn với COVID-19, ngành y tế địa phương vẫn khuyến cáo thực hiện nghiêm thông điệp 5K, nhất là nơi công cộng, các cơ sở y tế, đặc biệt là trong dịp Tết.
Chế biến cá khô tại Bến Tre nhộn nhịp vào vụ tết
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hoạt động sản xuất ở làng nghề truyền thống chế biến cá khô, tôm khô tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre lại nhộn nhịp.
Các hộ sản xuất cá khô ở làng nghề truyền thống chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Hiện, các hộ của làng nghề đang tất bật "chạy đua" sản xuất sản phẩm cá khô các loại, để phục vụ cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh những sản phẩm chất lượng trong dịp Tết cổ truyền.
Đang cùng nhân công tất bật chuẩn bị nguồn nguyên liệu để đưa cá lên giàn phơi đón ánh nắng đầu tiên của ngày mới, bà Nguyễn Thị Tươi, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại cho hay, vào dịp cuối năm là thời gian bận rộn nhất của người dân sản xuất khô tại làng nghề cá khô Bình Thắng.
Thời điểm này, các hộ dân làm nghề cá khô đang gấp rút cho các đơn hàng vào dịp cuối năm để phục vụ tết sắp tới. Cùng đó, thời điểm hiện nay, các tàu thuyền đánh cá đang tập trung về bến để vui Xuân, đón Tết. Do vậy, lượng cá nguyên liệu để làm khô dồi dào hơn, người dân làm cá khô tăng tối đa công suất để vừa có cá khô bán dịp tết, vừa để sản xuất hàng trữ lại cho những tháng đầu năm khi tàu đánh cá ra khơi, nguồn nguyên liệu khan hiếm.
Bà Tươi chia sẻ, vào dịp cuối năm, lượng hàng tăng lên nhưng do tuân thủ quy định phòng chống dịch nên cơ sở của gia đình không thuê thêm nhân công thời vụ, chỉ có 4 nhân công làm xuyên suốt để đảm bảo phòng chống dịch.
Tuy năm nay ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng tình hình sản xuất khô cá vẫn khả quan vào dịp cuối năm, các đơn hàng truyền thống tại các tỉnh vẫn đặt hàng, hứa hẹn có một cái tết vui tươi, sung túc tại làng cá khô Bình Thắng.
Từ làng nghề truyền thống với hầu hết các công đoạn đều làm thủ công, giờ đây dân làng đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để làm ra sản phẩm ngon hơn, bảo quản được lâu nên sản phẩm được bán đi xa hơn. Hiện tại, người dân không chỉ mở rộng sản xuất mà còn hướng đến sản phẩm sạch nhằm phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.
Ông Đặng Hoàng Nam, Công ty Thương mại Cá Việt cho hay, khu vực biển Bình Đại với làng nghề khai thác thủy sản lâu đời, đây là điều kiện để phát triển ngành cá khô xuất khẩu. Hiện công ty đang sản xuất các loại cá khô để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ với sản lượng hơn 700 tấn năm, kim ngạch xuất khẩu hơn 16 triệu USD/năm; trong đó, làng nghề khai thác thủy sản Bình Đại cung ứng hơn 20% nguyên liệu sản xuất của công ty.
Ông Nam cho biết, trong thời gian tới, công ty tiếp tục liên kết tiêu thụ sản phẩm với các tàu khai thác đánh bắt thủy sản của địa phương để có vùng nguyên liệu ổn định hơn trong sản xuất.
Nằm dọc sông Tiền cách biển chỉ 5km, làng nghề chài lưới xã Bình Thắng hình từ rất lâu đời. Từ sản xuất tiêu thụ tại địa phương, đến nay làng nghề cá khô Bình thắng hình thành và phát triển với sản lượng khá lớn và tiêu thụ khắp các tỉnh trong khu vực. Những con cá tươi ngon, qua bàn tay khéo léo của bà con làng nghề đã biến thành món cá khô thơm ngon và là đặc sản của huyện Bình Đại như: khô cá lù đù, mực một nắng, cá chỉ vàng, cá lưỡi trâu, cá đổng...
Sản phẩm từ làng nghề cũng ngày một vươn xa để đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của nhiều gia đình.
Theo ông Phạm Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thắng, năm 2007, làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng được UBND tỉnh Tre công nhận là làng nghề truyền thống. Hiện tại, làng nghề 26 hộ tham gia sản xuất, với sản lượng bình quân khoảng hơn 1 tấn cá khô/ngày. Đặc biệt, thời điểm Tết Nguyên đán, sản lượng cá khô của làng nghề tăng lên gấp 2-3 lần so với ngày thường.
Làng nghề cá khô Bình Thắng hoạt động quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là những tháng gần Tết vì nhu cầu của thị trường lớn. Sản phẩm của làng nghề rất phong phú như: cá khô, cá tẩm gia vị, cá một nắng, mực một nắng...
Các hộ sản xuất cá khô ở làng nghề truyền thống chế biến cá khô Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Công Trí/TTXVN
Ông Phong cho biết thêm, hiện nay địa phương phối hợp ngành chức năng hướng dẫn người dân làng nghề sản xuất sản phẩm ngày càng chất lượng, theo quy trình sản xuất sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, xã cũng đang làm hồ sơ để sản phẩm cá khô làng nghề đăng ký sản phẩm OCOP. Trên cơ sở đó, địa phương hướng tới xây dựng thương hiệu làng nghề để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
Người lao động háo hức về quê ăn Tết trên chuyến xe 0 đồng: " Tiết kiệm được một phần chi phí khiến chúng tôi rất mừng" Hơn 2.000 công nhân và người lao động tại Đà Nẵng được bố trí các chuyến xe miễn phí để đưa về quê ăn Tết Nguyên đán 2022. Ngày 22/1, Liên đoàn Lao động Đà Nẵng đã tổ chức chương trình "Chuyến xe công đoàn" đưa công nhân về quê ăn Tết miễn phí. Theo đó, từ nay đến ngày 30/1 (tức ngày...