Kháng thuốc đe dọa thành tựu y học hiện đại
Kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng không đáp ứng với các thuốc kháng vi sinh vật, dẫn đến bệnh trở nặng và tử vong
Ngày 22-11, Bộ Y tế tổ chức mít tinh hưởng ứng Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc và hội nghị triển khai kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế 2024-2025.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng kháng sinh
Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay” nhằm đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết WHO xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Bộ Y tế cũng đang thực thi các quy định nhằm hạn chế việc lạm dụng và sử dụng sai mục đích kháng sinh trong cả lĩnh vực y tế và nông nghiệp
Tới đây, Bộ Y tế sẽ triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ của việc tự ý dùng thuốc, tầm quan trọng của việc hoàn thành liệu trình điều trị được kê đơn.
Video đang HOT
Theo ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả giám sát kháng thuốc gần đây cho thấy tỉ lệ kháng kháng sinh cao được ghi nhận ở các vi khuẩn thông thường, đặc biệt trong bệnh viện. Việc sử dụng sai mục đích và lạm dụng kháng sinh trong y tế và nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra kháng thuốc.
Trong ngành y tế, kháng thuốc đe dọa nhiều thành tựu của y học hiện đại. Nó khiến các bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm cho các thủ thuật và điều trị y tế khác như phẫu thuật, sinh mổ và hóa trị liệu ung thư trở nên nguy cơ hơn.
Cùng ngày, Sandoz Việt Nam thông tin về chiến dịch: “Kháng sinh đúng liều – đủ yêu tổ ấm” được triển khai trong thời gian 5 năm (từ tháng 11-2024 đến tháng 12-2028) với mục tiêu giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh.
Tại cuộc họp, ông Thomas Gass, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam, cho biết hiện nay các phương pháp điều trị đáng tin cậy nhất như kháng sinh, thuốc kháng virus, kháng nấm đang trở nên kém hiệu quả hơn do tình trạng kháng thuốc, khiến bệnh dai dẳng làm tăng chi phí điều trị, tăng nguy cơ tử vong
Ông Thomas Gass, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam, cảnh báo về hậu quả của kháng kháng sinh
Theo thống kê của WHO, từ năm 2020-2023 Việt Nam có khoảng 269.700 ca tử vong liên quan đến kháng kháng sinh. Tỉ lệ kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức cao do lạm dụng và sử dụng kháng sinh quá mức, bán thuốc kháng sinh không có toa thuốc bác sĩ và chỉ định kháng sinh chưa hợp lý.
Trước thực trạng này, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch Hội Dược học TP HCM, khuyến cáo, người dân cần sử dụng kháng sinh đúng cách, đúng loại, không tự ý nâng liều lượng. Đồng thời, kêu gọi các dược sĩ chung tay truyền đạt thông tin để người dân sử dụng thuốc đúng cách, phấn đấu đến năm 2045 người bệnh không bị kháng kháng sinh.
'Vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến bẫy đói nghèo ở Việt Nam'
Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam cho hay hiện nay các phương pháp điều trị đáng tin cậy nhất như kháng sinh, thuốc kháng virus, kháng nấm đang trở nên kém hiệu quả hơn do tình trạng kháng kháng sinh.
Ngành y tế kêu gọi người dân cùng hành động phòng, chống tình trạng kháng thuốc kháng sinh để bảo vệ con người, xã hội và các thế hệ tương lai. (Ảnh: MQ/Vietnam )
Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam với nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều về vấn đề nông nghiệp, xuất khẩu thì vấn đề kháng kháng sinh cũng tạo ra gánh nặng cho người dân.
Đặc biệt ở Việt Nam, vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến bẫy đói nghèo, làm gia tăng tổn hại về kinh tế cũng như các gánh nặng đối với nhiều gia đình và những người bệnh.
Ông Thomas Gass - Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam nhấn mạnh như vậy tại buổi họp báo về Chương trình Cộng đồng về Phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) diễn ra ngày 22/11 tại Hà Nội, nhân Tuần lễ nhận thức về kháng thuốc Thế giới được tổ chức trên toàn thế giới từ ngày 18-24/11 hàng năm.
Chương trình là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030 theo Quyết định 1121/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm kêu gọi người dân cùng hành động phòng, chống tình trạng kháng thuốc kháng sinh để bảo vệ con người, xã hội và các thế hệ tương lai của đất nước.
Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam cho hay hiện nay các phương pháp điều trị đáng tin cậy nhất như kháng sinh, thuốc kháng virus, kháng nấm đang trở nên kém hiệu quả hơn do tình trạng kháng kháng sinh, dẫn đến bệnh diễn biến dai dẳng lâu hơn, khiến cho chi phí chăm sóc, điều trị cao hơn và trong trường hợp xấu nhất là tử vong mà chúng ta có thể phòng ngừa được.
Ông Thomas Gass - Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam. (Ảnh: T.G/Vietnam )
Đáng lưu ý, tình trạng kháng kháng sinh như một thách thức với toàn nhân loại, tạo ra gánh nặng việc áp dụng các kỹ thuật mới giảm hiệu quả và đây như một đại dịch thầm lặng. Vấn đề này không chỉ ở một quốc gia mà có mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau.
Đại sứ Thomas Gass nhấn mạnh trong xã hội các nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi, những người suy giảm miễn dịch và những người sống trong nghèo đói có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn và nguồn lực để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Vì vậy, cần phải ưu tiên sử dụng các thuốc kháng sinh trong y học một cách có trách nhiệm. Thụy Sỹ đồng hành cùng với chương trình kháng thuốc kháng sinh mạnh mẽ khi cam kết là một nền kinh tế sản xuất thuốc có trách nhiệm.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2020-2023 Việt Nam có khoảng 269.681 ca tử vong do đề kháng kháng sinh. Tỷ lệ kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức cao do nhiều yếu tố như lạm dụng và sử dụng kháng sinh quá mức, bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc của bác sỹ, và chỉ định sử dụng kháng sinh chưa phù hợp.
Ông Charaf Eddine Kadri - Tổng Giám đốc Sandoz Việt Nam giải thích việc mua kháng sinh không có đơn thuốc tại các nhà thuốc cho các bệnh như là cảm cúm thông thường và việc sử dụng kháng sinh không phù hợp này sẽ gia tăng nguy cơ người bệnh bị tác dụng không mong muốn, làm cho kháng sinh trở nên kém hiệu quả khi điều trị các bệnh lý nhiễm trùng mà trước đó kháng sinh này có hiệu quả. Điều này sẽ tạo ra một vòng xoáy buộc phải sử dụng các loại kháng sinh mạnh hơn để điều trị những bệnh lý nhiễm trùng đơn giản, dễ điều trị trước đây cho người bệnh, kể cả trẻ em.
Chương trình Cộng đồng về Phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) với chủ đề "Kháng sinh đúng liều - Đủ yêu tổ ấm" được triển khai trong thời gian 5 năm (từ ngày 1/11/2024 đến ngày 31/12/2028, tập trung tiếp cận thông tin và giáo dục cộng đồng rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh có trách nhiệm./.
Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Chuyên gia y tế cảnh báo, thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Do vậy, việc tuân thủ các bước bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) có thể phòng tránh các bệnh do thực phẩm gây nên như ngộ độc thực phẩm và các bệnh mạn tính khác. Ngộ độc thực phẩm gây...