Kháng thể trong máu có thể giúp dự đoán bệnh COVID-19 nghiêm trọng
Một nghiên cứu do Đại học Y khoa Stanford của Mỹ dẫn đầu thực hiện đã phát hiện việc xét nghiệm máu được lấy từ các bệnh nhân ngay sau khi họ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể giúp các bác sĩ tiên lượng khả năng nhập viện.
Ảnh minh họa các kháng thể trong các tế bào máu. Ảnh: Shutterstock
Phó Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm, vi sinh và miễn dịch học Taia Wang cho biết: “Chúng tôi đã xác định được dấu ấn sinh học sớm về nguy cơ tiến triển thành các triệu chứng nghiêm trọng”. Theo đó, các nhà khoa học nhận thấy rằng các kháng thể được hình thành nhờ vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA – trong trường hợp này là vaccine của Pfizer – có sự khác biệt nhưng hữu ích so với kháng thể đươc hình thành ở những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 – những người sau đó bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Họ kết luận rằng việc xét nghiệm máu ngay sau khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng hướng sự tập trung vào những người có khả năng cần được điều trị tích cực nhất.
Kháng thể là những protein có hình dạng tương tự những cái cây hai nhánh. Chúng được các tế bào miễn dịch tạo ra và được tiết ra để phản ứng với những thứ mà cơ thể coi là ngoại lai, chẳng hạn như vi sinh vật gây bệnh. Trong nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Nature Immunology (Miễn dịch học tự nhiên), Phó Giáo sư Taia Wang nêu rõ COVID-19 được coi là nghiêm trọng khi nó gây hội chứng tăng viêm, đặc biệt là ở phổi. Để tìm hiểu lý do tại sao một số người lại ghi nhận phản ứng viêm quá mức này, bà Taia Wang và các đồng nghiệp đã thu thập mẫu máu của 178 người trưởng thành có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 khi thăm khám tại bệnh viện hoặc phòng khám thuộc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Stanford. Tại thời điểm xét nghiệm, các triệu chứng của những người này đa phần là nhẹ. Thời gian trôi qua, 15 người tham gia đã phát triển các triệu chứng nghiêm trọng cần phải nhập viện cấp cứu.
Phân tích các kháng thể trong các mẫu máu của những người tham gia nghiên cứu vào ngày có kết quả xét nghiệm và 28 ngày sau đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số khác biệt đáng chú ý giữa những người phát triển các triệu chứng nghiêm trọng và những người bệnh nhẹ. Họ nhận thấy rằng nhiều bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ ngay từ đầu đã có lượng kháng thể trung hòa virus SARS-CoV-2 cao hơn những người phải nhập viện – vốn ban đầu chỉ có mức kháng thể trung hòa tối thiểu hoặc không thể phát hiện được.
Video đang HOT
Phát hiện thứ hai liên quan đến khía cạnh cấu trúc thường bị bỏ qua của “thân” kháng thể: chúng được trang trí bằng các chuỗi các loại phân tử đường liên kết với nhau. Thành phần của các chuỗi đường này có ảnh hưởng đến mức độ viêm của một phức hợp miễn dịch – có khả năng khởi động nhiều quá trình viêm và gây phản ứng quá mẫn. Nhiều loại tế bào miễn dịch có các thụ thể đối với “thân cây bọc đường” này của kháng thể. Các thụ thể này phân biệt giữa các phân tử đường của kháng thể, giúp xác định mức độ phản ứng của các tế bào miễn dịch. Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu mới là ở những bệnh nhân tham gia nghiên cứu mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng, các chuỗi đường trên một số kháng thể nhất định nhắm mục tiêu virus SARS-CoV2 lại thiếu hụt một loại đường gọi là fucose. Sự thiếu hụt này thể hiện rõ vào ngày nhóm người này có kết quả dương tính đầu tiên. Vì vậy, đây không phải là kết quả của nhiễm trùng nặng mà là chỉ dấu báo hiệu nguy cơ bệnh tiến triển nặng.
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu các kháng thể được hình thành ở 29 người trưởng thành sau khi họ được tiêm mũi thứ nhất và mũi thứ hai vaccine của Pfizer. Họ so sánh những kháng thể này với những kháng thể của những người không tiến triển thành bệnh nặng khoảng một tháng sau khi được tiêm chủng hoặc bị nhiễm bệnh; họ cũng so sánh chúng với các kháng thể từ những bệnh nhân nhập viện vì COVID-19. Kết quả cho thấy nhìn chung hai mũi vaccine dẫn đến mức kháng thể trung hòa cao. Ngoài ra, hàm lượng fucose của kháng thể được ghi nhận ở mức cao ở nhóm được tiêm chủng và có triệu chứng nhẹ nhưng lại thấp ở nhóm bệnh nhân nhập viện.
Phó Giáo sư Wang cho biết một số chứng viêm là hoàn toàn cần thiết để phản ứng miễn dịch có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơ thể phản ứng viêm quá mức và quá nhiều có thể gây ra rối loạn, như trong tình trạng viêm nghiêm trọng ở phổi của những người có hệ miễn dịch vốn không thể nhanh chóng ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Lý do là bởi phản ứng miễn dịch ban đầu của họ không tạo đủ kháng thể trung hòa virus. Nhóm khoa học cũng nhận định việc kết hợp đánh giá các yếu tố miễn dịch mà các nhà nghiên cứu đã xác định – phản ứng kháng thể trung hòa chậm chạp hay mức độ thiếu fucose trên các chuỗi đường gắn với kháng thể – có thể cho phép các nhà khoa học dự đoán được diễn biến của bệnh COVID-19 với độ chính xác khoảng 80%.
Thừa Thiên Huế bắt đầu điều trị F0 không triệu chứng tại nhà
Các F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, điều trị tại nhà, bắt đầu từ 28/12.
Chiều tối 27/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản hỏa tốc về việc triển khai thực hiện phương án cách ly, điều trị F0 tại nhà.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai việc quản lý, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà đối với các trường hợp đảm bảo đủ điều kiện theo quy định, bắt đầu từ ngày 28/12.
Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện điều trị tại nhà, thống nhất cho UBND các địa phương thực hiện việc cách ly, điều trị F0 tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung của địa phương.
Cuộc họp chủ trì giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương chiều 27/12 về việc triển khai điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại nhà (Ảnh: CTV).
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo các Tổ phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng, Tổ Y tế lưu động theo dõi, quản lý chặt chẽ và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp F0 cố tình vi phạm quy định cách ly, điều trị tại nhà.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, điều trị F0 tại nhà là việc làm tất yếu sau khi thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Ông Bình yêu cầu các địa phương rà soát các hộ gia đình thực hiện cách ly tại nhà đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Người cách ly y tế tại nhà phải là nhà ở riêng lẻ, phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân...
Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và phải được giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo dịch bệnh.
Việc quản lý, điều trị F0 tại nhà sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành từ ngày 28/12 (Ảnh: Đình Anh).
Để đạt hiệu quả trong việc điều trị F0 tại nhà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm quản lý F0 tại nhà.
"Các địa phương sau khi rà soát đảm bảo các điều kiện thì có thể triển khai ngay, làm tốt việc điều trị F0 tại nhà sẽ giảm được áp lực cho tuyến trên rất lớn. Ngành y tế, địa phương sớm tập huấn cho đội ngũ y tế cơ sở, triển khai mô hình trạm Y tế lưu động để quản lý F0 cách ly tại nhà, không để xảy ra tình trạng F0 không được chăm sóc, điều trị" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Cho đến 18h tối 27/12, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận thêm 380 ca bệnh khẳng định mắc Covid-19; trong đó 217 ca cộng đồng; test nhanh trong ngày phát hiện thêm 337 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 227 ca cộng đồng.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 11.741 ca F0; tổng số bệnh nhân đã khỏi bệnh là 7.316; có 47 ca tử vong, chủ yếu là người già yếu, lão suy, mắc bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, suy tim mạn, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, ung thư giai đoạn cuối.
Người chưa tiêm chủng phải nhập viện vì nhiễm Covid-19 cao gấp 60 lần Nghiên cứu mới phát hiện những người chưa tiêm chủng nhiễm Covid-19 có nguy cơ cần phải chăm sóc đặc biệt cao hơn gấp 60 lần so với người đã tiêm chủng, theo Daily Mail. Và nguy cơ nhập viện vì chưa tiêm chủng cao nhất ở người lớn tuổi - những người có nguy cơ cao mắc Covid-19 nghiêm trọng ngay từ...