Khang ‘Người bất tử’ từng rửa bát, bốc vác thuê ở Đức
Lâm Vissay chia sẻ những ngày tháng sống khó khăn ở Đức, mối duyên tình cờ đến với nghề diễn và cả chuyện đã tự đóng cảnh nhảy lầu để gây ấn tượng với Victor Vũ.
Lâm Vissay, sinh năm 1976, là Việt kiều Đức. Anh được biết đến qua những bộ phim nổi tiếng như Soko Leipzig ( Điệp vụ Leipzig), Unter Dir Die Stadt ( Dưới bạn là thành phố) từng tham gia Liên hoan Cannes năm 2010.
Tại Việt Nam, Lâm Vissay tham gia cả phim điện ảnh và phim truyền hình như: Thương nhớ ở ai, Người bất tử, MV Thằng điên…
“Đóng cảnh tự tử để gây ấn tượng với Victor Vũ”
- Cơ duyên nào đưa anh đến với vai Khang trong Người bất tử?
- Một người hay làm casting cho phim của anh Victor Vũ thấy tôi diễn trên truyền hình và thích cách diễn của tôi. Người này đã ngỏ lời mời với tôi. Sau khi nhận lời, lịch quay bị lùi lại nhiều lần do khó khăn của đoàn làm phim. Tôi còn không nghĩ là mình vẫn còn duyên làm việc với Victor Vũ.
Một năm sau đó, trợ lý của anh Victor gọi lại cho tôi thì công việc mới bắt đầu. Thực sự, khi nghe đó là phim của Victor Vũ, tôi cũng muốn biết anh ta làm việc như thế nào.
- Vậy anh thấy Victor Vũ làm việc như thế nào?
- Trong những phim tôi đã làm, bao gồm cả Việt Nam và cả ở nước ngoài, anh Lưu Trọng Ninh và anh Victor Vũ là hai đạo diễn giỏi nhất. Họ có trách nhiệm với công việc, làm việc kỹ lưỡng và cũng tạo điều kiện cho diễn viên phát huy năng lực.
Ngày quay đầu tiên, mọi người trong đoàn khuyên tôi phải hết sức tập trung vì anh Victor Vũ rất nóng tính. Họ nhắc tôi không được nói to, không được dùng điện thoại, không được chơi điện tử vì có nhiều người đã bị la vì lý do như trên.
Tôi nghĩ mình không làm sai thì sợ gì bị mắng, bản thân cũng không có những thói quen như vậy. Sau khi được nhắc, tôi thực sự muốn gây ấn tượng với Victor Vũ để anh ta thấy mình chuyên nghiệp.
- Anh đã làm những gì để gây ấn tượng với Victor Vũ?
Cảnh đầu tiên của tôi là đứng trên nóc nhà rồi nhảy xuống. Theo bàn bạc ban đầu, tôi chỉ cần đứng đó rồi diễn viên đóng thế sẽ nhảy xuống. Lúc quay, Victor Vũ bảo tôi: “Bạn có thể tự nhảy xuống được không?”.
Nóc nhà cao 20 m, trời thì mấy hôm mưa trơn trượt. Tôi vừa muốn gây ấn tượng vừa sợ run rẩy cả người nhưng vẫn trả lời: “Ừ, đơn giản mà anh ơi. Em làm được”. Khi tôi nhảy xuống, thời gian là khoảng 2 giây. Trong 2 giây đó, tôi nghĩ lại cuộc đời mình bao nhiêu năm nay tới đây kết thúc.
- Theo anh, ấn tượng anh để lại cho Victor Vũ là gì?
- Không biết anh Victor Vũ còn giữ lời không. Khi đó, anh ấy nói với tôi nếu tôi tự nhảy không cần diễn viên đóng thế, lần sau tôi sẽ được mời vào phim mới và đảm nhận vai diễn nhiều thoại hơn. Tôi cũng rất tò mò liệu anh Victor còn nhớ câu nói đó hay không.
Cảnh Lâm Vissay hóa thân vai Khang trong Người bất tử.
- Nhiều khán giả đánh giá Người bất tử tham chi tiết, câu chuyện rườm rà và kết thúc hụt hẫng, đánh giá của cá nhân anh về bộ phim này?
- Tôi đã xem Người bất tử hai lần khi công chiếu. Lần đầu tiên, tôi thấy phim nặng nề, mở đầu chậm và kết thúc lại hơi bị nhanh. Tuy nhiên, khi xem lần thứ hai, tôi cảm thấy mình hiểu phim hơn và thấy phim liền mạch hơn. Dù vậy, cá nhân tôi không thích cái kết của phim.
- Từng chia sẻ không thích nhìn lại những phim mình đóng, tại sao anh lại xem Người bất tử đến hai lần?
- Đúng, tôi không thích xem lại vai mình diễn. Tuy nhiên, ngày công chiếu phim thì tôi bị bắt buộc phải ngồi xem. Là diễn viên của đoàn mà tôi lại đi ra khỏi rạp lúc mọi người đang xem thì rất kì.
- Tự khước từ hình ảnh của bản thân trên phim, đó là lý do anh chưa thể có được một vai diễn bứt phá?
Video đang HOT
- Tôi thấy ngại nhìn lại mình trên phim vì nghĩ bản thân có thể làm tốt hơn. Thời điểm đóng phim tôi cố gắng hết sức để đạt mốc tuyệt vời nhưng khi xem lại vẫn thấy chưa tới. Xem lại vai Khang, tôi cũng có cảm giác y như vậy.
Thế nhưng, tôi không nghĩ tới việc nếu làm lại vai diễn đó mình sẽ làm gì. Phim nào xong rồi, tôi bỏ qua hết một bên, không muốn xem lại hay nói tới. Tôi tự có cái cảm nhận của cơ thể khi diễn. Dó đó, tôi biết mình cần phải điều chỉnh gì trong tương lai.
“Từng bốc vác, rửa bát ở Đức để kiếm sống”
Lâm Vissay trong tạo hình thằng điên trong MV cùng tên.
- So với thời gian hoạt động bên Đức, cát-xê của anh ở Việt Nam có tốt hơn?
- Cát-xê ở Đức cao hơn Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí ăn ở bên đó rất đắt đỏ cùng với mức thuế thu nhập lên tới 40%.
Hơn nữa, ở Đức, người châu Á thường chỉ được mời vào những vai phụ và không có nhiều tác dụng trong phim. Do đó, tôi cũng chỉ được nhận vai phụ trong thời gian hoạt động bên đó.
- Có hay không sự phân biệt chủng tộc trong việc sắp xếp người châu Á vào tuyến vai phụ?
- Họ, những người có quyền lực ở đài truyền hình Đức, nghĩ rằng người dân Đức chưa sẵn sàng thấy người châu Á vào vai chính trên phim. Những người Đức có tư tưởng này thường cao tuổi nên suy nghĩ của họ còn cổ hủ.
- Mức sống cao, thuế lớn lại chỉ toàn đóng vai phụ, cuộc sống bên Đức của anh có vất vả?
- Thời điểm khó khăn nhất của tôi là khi tôi bị tai nạn nghề nghiệp đứt dây chằng. Đó là một vai diễn trên sân khấu kịch. Tôi tập rất kĩ vai đó cả chục lần. Đến ngày trình diễn, tôi nhảy quá cao và tiếp đất sai tư thế dẫn đến đứt dây chằng. Hơn một năm đó tôi không thể làm được việc gì.
Hồi ở Đức, gia đình tôi không khá giả nên tôi phải làm nhiều thứ để sống và nuôi giấc mơ diễn viên. Ngoài diễn xuất, tôi còn chạy xe sân bay, rửa bát ở bếp, pha chế. Việc gì làm được tôi làm hết. Có những lần phải bốc vác những bao tải lên tới 20-30 kg.
Ngoài đam mê diễn xuất, Lâm Vissay còn dành tình yêu cho âm nhạc.
- Tại sao kiếm sống khó khăn anh vẫn chọn nghề diễn viên?
- Ban đầu, tôi học công nghệ thông tin và làm lập trình tại một hãng xe. Một hôm, tôi được mời đóng phim. Vai của tôi chỉ là vai rất bé và tôi được đấm nhân vật chính trong phim. Thời gian quay là 15 phút, 3 tiếng đồng hồ chờ và nhận khoản tiền lớn.
Tôi nghĩ làm diễn viên thật dễ và quyết định theo học 3 năm chuyên ngành diễn xuất. Sau đó, trong khoảng thời gian học và thất nghiệp, tôi mới vỡ lẽ ra nghề diễn khó khăn như thế nào.
Theo zing.vn
Nhà thiết kế sản xuất của Thiên Mệnh Anh Hùng, Người Bất Tử chia sẻ về thời trang trong phim
Thời trang, hình ảnh đóng góp rất nhiều vào thành công của một bộ phim. Nội dung, nhân vật góp phần tạo nên chiều sâu, âm nhạc đóng góp phần nghe còn hình ảnh, trang phục đóng góp phần nhìn. Đôi khi một bộ phim khiến người ta mê mẩn chỉ bởi phần trang phục tuyệt đẹp của nó. Vậy thì trang phục, thời trang trong phim thực sự có vai trò gì?
Phim Người Bất Tử. (Ảnh: CJ CGV)
Moveek đã có cơ hội được tìm hiểu về yếu tố hết sức thú vị này trong phim ảnh khi có dịp phỏng vấn anh Jose Mari Basilio Pamintuan (Joji), nhà thiết kế sản xuất và thiết kế trang phục của nhiều phim điện ảnh nổi tiếng như Cô Dâu Đại Chiến, Thiên Mệnh Anh Hùng, Người Bất Tử, Để Mai Tính, Quả Tim Máu, Scandal: Hào Quang Trở Lại... Anh có nhiều kinh nghiệm làm phim từ khi còn rất trẻ. Sắp tới, anh sẽ tham gia sự kiện Fashion in Film do Học viện Thời trang VFA phối hợp với Đại học Hutech tổ chức để chia sẻ kinh nghiệm làm việc với nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu về yếu tố rất quan trọng trong phim này.
"Tôi làm việc trong nhiều lĩnh vực truyền thông đa phương tiện (truyền hình, quảng cáo, phim ảnh...). Tôi đến Việt Nam lần đầu vào cuối năm 2004 để làm quảng cáo trên truyền hình và đã đi đến nhiều nơi để thực hiện nhiều dự án khác nhau. Cuối năm 2007, tôi quyết định làm việc chính thức ở Sài Gòn," anh nói. Joji cũng từng tham gia vào chương trình Sesam Street - một chương trình giáo dục trẻ em nổi tiếng ở Mỹ lúc chưa đến Việt Nam.
Với đam mê trong ngành điện ảnh, anh hi vọng có thể tiếp tục cùng các nhà làm phim mang phép màu điện ảnh đến cho khán giả. Joji đã có nhiều chia sẻ rất thú vị về vai trò của thời trang trong phim, cũng như quá trình làm việc về trang phục trong các bộ phim lớn mà anh có dịp được tham gia.
"Điện ảnh là đam mê của tôi"
1. Chào anh, câu hỏi đầu tiên Moveek và độc giả muốn được nghe anh chia sẻ là thời trang thực sự đóng vai trò gì trong phim? Chẳng hạn như về mặt hình ảnh và về mặt nội dung?
Âm Mưu Giày Gót Nhọn là phim nặng yếu tố thời trang. (Ảnh: Youtube)
Cũng như nhiều yếu tố quan trọng khác trong phim như quay phim, kịch bản, chỉ đạo, diễn xuất, sản xuất hình ảnh... trang phục và thời trang trong phim đi liền với nhau để tạo nên câu chuyện của phim. Nếu không có phục trang và phong cách thời trang phù hợp trong kịch bản thì bộ phim cuối cùng chẳng có gì đặc biệt. Chẳng hạn như bộ phim Âm Mưu Giày Gót Nhọn, có bối cảnh câu chuyện là nền công nghiệp thời trang. Tôi không thể tham gia vào dự án đó bởi lúc đó tôi đang thực hiện Cô Dâu Đại Chiến 1 và 2, vốn cũng là một bộ phim nặng tính thời trang.
2. Được biết, anh từng thực hiện phục trang cho nhiều bộ phim nổi tiếng như Để Mai Tính, Scandal 2, Người Bất Tử... Mong anh có thể chia sẻ một chút về quá trình làm việc của mình.
Khoảng thời gian khi tôi bắt đầu một trong những dự án phim điện ảnh đầu tiên là Để Mai Tính, thì việc sản xuất phim (điện ảnh) ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh (hơn lúc trước).
Màu sắc phục trang trong phim cũng đóng vai trò rất quan trọng. (Ảnh: Youtube)
Để Mai Tính trở thành hit và tôi đã có khoảng thời gian làm việc rất vui với nhóm sản xuất người Việt. Tôi nhận được nhiều đánh giá tốt nhưng tôi cảm thấy mình cần phải sáng tạo hơn nữa. Tôi đã rất may mắn khi được mời làm việc trong những dự án lớn, kinh phí cao. Sau đó, thì tôi bắt đầu hợp tác với Victor Vũ và dự án đầu tiên của chúng tôi là Giao Lộ Định Mệnh, tôi đảm nhận thiết kế sản xuất và thiết kế trang phục. Từ đó đến nay thì tôi và đạo diễn Victor Vũ đã làm việc với nhau qua 7 bộ phim.
Ngay sau khi nhận dự án, tôi sẽ bàn luận kỹ càng với đạo diễn về góc nhìn của anh ấy. Chúng tôi phân tích kịch bản. Mỗi cảnh, mỗi nhân vật, mỗi chi tiết, không khí phim, tông phim, chất liệu, màu sắc. Sau đó tôi quay trở lại bàn vẽ và nghiên cứu bối cảnh về thời gian, sử dụng kiến thức về tâm lý để phân tích các cảnh phim và các nhân vật. Sau đó tôi tạo Look Book. Tôi có thể nói tôi là người duy nhất tạo Look Book trong các phim ở Việt Nam. Chúng tôi sử dụng phong cách làm phim theo quốc tế hoặc Hollywood.
Look Book của bộ phim Lady Bird.
Look Book rất quan trọng bởi nó giống như cuốn hướng dẫn, cuốn "Kinh Thánh" của một bộ phim. Sau khi hoàn thành thì tôi nộp cho đạo diễn và anh ấy sẽ đưa ra bình luận, tôi sẽ chỉnh sửa nếu cần thiết.
Sau khi được đạo diễn chấp thuận thì tôi sẽ đưa cuốn Look Book cho các nhà sản xuất, thiết kế trang phục, quay phim. Chúng tôi sẽ có một cuộc họp nói chung hoặc trong một vài trường hợp tôi họp bàn riêng với từng bộ phận. Mỗi trưởng bộ phận đôi khi có những ý kiến đóng góp giúp các yếu tố trong phim trở nên tốt hơn. Tôi là người dân chủ và thoải mái trong việc tiếp nhận ý kiến đóng góp.
Trong bộ phận thiết kế trang phục thì tôi là người thiết kế, làm việc chung với trợ lý và người thực hiện trang phục, stylish của từng nhân vật. Chúng tôi họp thường xuyên và tôi sẽ đảm bảo phần trang phục đi đúng hướng và liệu nó có cần 2 hay nhiều bản sao cho các ảnh hành động hay không. Chúng tôi test thử trang phục cho các cảnh quay và lúc khởi quay thì tôi cũng phải đảm bảo mọi thứ được thực hiện trơn tru trong phần trang phục, phong cách nhân vật, làm tóc và trang điểm trước khi bắt đầu cảnh quay. Nếu cần thì sẽ quay lại một số cảnh, sau đó đạo diễn sẽ biên tập và tôi được mời xem bản biên tập đầu tiên, đóng góp ý kiến. Tôi phải đảm bảo màu sắc và trang phục hòa hợp với góc quay, cũng như những ý tưởng ban đầu được hoàn thành.
"Tôi được hướng dẫn kỹ càng và chặt chẽ rằng phải tránh làm một bộ phim giống như phim Trung Quốc."
3. Giai đoạn nào trong quá trình làm việc đối với anh là khó khăn nhất? Trang phục trong phim nào anh cảm thấy "khó nhằn" nhất?
Phục trang trong Thiên Mệnh Anh Hùng là các thiết kế gốc. (Ảnh: Phương Nam Phim)
Thiên Mệnh Anh Hùng là khó khăn nhất bởi bộ phim dựa trên một scandal trong lịch sử. Không có chất liệu hình ảnh nào được tìm thấy khi nghiên cứu và cũng không có tài liệu viết nào về trang phục, chỉ có cuốn Bức Huyết Thưcủa Bùi Anh Tuấn, dựa trên trên cuộc đời của Nguyễn Anh Vũ sống trong thời đại của Vua Lê Thánh Tông. Việt Nam thời điểm đó chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc. Nhưng, tôi được hướng dẫn kỹ càng và chặt chẽ rằng phải tránh làm một bộ phim giống như phim Trung Quốc. Và tôi cảm thấy việc này rất khó khăn, gần như đi vào ngõ cụt. Đây là lúc tôi cần phải sáng tạo và phải làm sao để tạo ra một thế giới trong phim phù hợp trong thời kỳ ấy.
Tuy vậy, Thiên Mệnh Anh Hùng vẫn bị khán giả cho là đậm yếu tố Trung Quốc trong phục trang. (Ảnh: Phương Nam Phim)
Chúng tôi thậm chí là phải thiết kế lại con Kỳ Lân trở thành phiên bản Việt Nam. Từ vũ khí, áo giáp và các yếu tố hoàng tộc trong phim. Mỗi yếu tố trang phục trong Thiên Mệnh Anh Hùng đều là thiết kế gốc. Các nhà sản xuất phải đảm bảo được tôi thực hiện một bộ phim thuần Việt. Tôi đã thấy rất lo lắng tại buổi công chiếu, và tôi rất sợ nếu như người ta nói với tôi rằng "Anh làm SAI rồi"! Nhưng cuối cùng thì mọi khó khăn đều được đền đáp. Sau đó tôi tự nhủ rằng với tư cách là một người nước ngoài thì tôi đã được Việt Nam chấp nhận trở thành một phần trong nền công nghiệp làm phim của họ.
Đinh Ngọc Diệp trong Người Bất Tử. (Ảnh: Elle VN)
Trong các bộ phim khác thì một điểm khó khăn nữa là phải làm việc với các diễn viên trong phim và thái độ của họ về phong cách ăn mặc. Hầu hết các diễn viên vẫn không thể tách rời cá tính của họ hoặc hình ảnh trước công chúng khỏi vai diễn của mình trong phim. Tôi đã từng cãi nhau khá nhiều với các ngôi sao này. Làm việc với các diễn viên là một trong những quá trình khó khăn trong công việc của tôi. Mọi chuyện được giải quyết khi tôi thuyết phục họ thành công rằng họ trông sẽ đẹp khi lên hình và tôi cảm thấy giống như đạt được thắng lợi lớn vậy.
Nếu là một diễn vên thực sự thì bạn phải tin tưởng vào những chuyên gia làm việc chung với mình. Điều cơ bản và quan trọng nhất đó là các ngôi sao này không chỉ phải diễn vai diễn của họ mà còn phải trở thành chính nhân vật đó.
4. Theo anh thì khi nào trang phục của phim được biến tấu, sáng tạo thật độc đáo, còn khi nào thì cần phải sát với thực tế nhất có thể?
Điều đó phụ thuộc vào phần kịch bản. Nếu kịch bản là phim dựa trên yếu tố lịch sử nhưng là câu chuyện giả tưởng thì bạn có thể sáng tạo nhiều trong phim của mình. Ví dụ điển hình là phim Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể của Ngô Thanh Vân. Tôi được mời tham gia thiết kế sản xuất và giám sát thiết kế nhân vật nhưng không may là do quá trình hậu cần phức tạp nên tôi không thể tham gia bộ phim đó. Tôi ước gì mình đã có thể tham gia bởi nó chính là sở trường của tôi khi yêu cầu nhiều về sáng tạo và dựa trên lịch sử.
Anh Joji đã không có cơ hội tham gia làm phục trang cho Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể. (Ảnh: 2Sao)
Nếu phim lấy bối cảnh hiện đại và có ngành thời trang làm yếu tố trung tâm thì bạn phải đi theo mốt mới nhất. Trong Scandal: Hào Quang Trở Lại, tôi phải thiết kế trang phục trong 3 thời kỳ khác nhau. Kịch bản sẽ luôn mang đến cái nhìn đầu tiên về phong cách hay loại trang phục nào mà bạn cần trong phim.
5. Theo anh thì màu sắc của trang phục có vai trò gì trong phim hay không?
Có chứ, đương nhiên rồi. Màu sắc rất quan trọng bởi nó góp phần tạo ra không khí của một cảnh quay trong phim. Hạnh phúc, đau khổ, đam mê... là những yếu tố bị ảnh hưởng bởi mức độ của màu sắc. Sau khi bàn luận kỹ với đạo diễn và quay phim thì tôi sẽ đảm bảo hình ảnh và trang phục theo sát bảng màu đã đưa ra.
Phim anh tâm đắc và yêu thích nhất là Thiên Mệnh Anh Hùng và Người Bất Tử
6. Thời trang trong phim thời kỳ nào làm anh thích thú nhất? Phim nào có phần trang phục khiến anh tâm đắc?
Tôi thích trang phục nằm trong các phim với bối cảnh thời trang đang có sự biến chuyển mạnh mẽ đầu thế kỷ 20 trở đi, bởi nó cho thấy phong cách "hiện đại" đang cố gắng thay đổi và ảnh hưởng góc nhìn của những người xung quanh ở thời điểm đó. Từ kiểu váy dài, ôm cơ thể cho đến phong cách hiện đại phức tạp của Gibson Girl (ảnh), The Roaring Twenties, và nhiều kiểu váy cắt may nam tính ở thập niên 30, 40, dần dần để lộ nhiều da thịt hơn như một phần của tuyên ngôn thời trang thời điểm ấy.
Hình ảnh Gibson Girl do một họa sĩ sáng tạo nên và trở thành đại diện mang tính biểu tượng của người phụ nữ Mỹ xinh đẹp và độc lập vào đầu thế kỷ 20. (Ảnh: millercreation)
Bởi thế mà đối với tôi thì ngoài Thiên Mệnh Anh Hùng, tôi thích bộ phim Người Bất Tử. Chúng tôi có dịp thể hiện những thay đổi của thời trang (tại Việt Nam) ở các thời kỳ khác nhau qua một nhân vật là Hùng (Quách Ngọc Ngoan). Nhân vật là người bất tử và sống qua nhiều thập niên, chúng tôi cũng phải cho thấy sự thay đổi của dòng thời gian qua trang phục và phong cách của anh.
Ngoài việc thử thách trong sáng tạo với Thiên Mệnh Anh Hùng thì với Người Bất Tử, tôi có cơ hội làm việc với một nhà thiết kế trang phục đến từ Hà Nội. Cô ấy gặp khó khăn khi làm việc với tôi và đạo diễn, tôi phải thuyết phục cô rằng chất liệu và màu sắc rất quan trọng. Cô cố gắng để bộ phim có trang phục thực tế nhất có thể, điều này không tệ nhưng phim của chúng tôi có một chủ đề chung về hình ảnh. Cuối cùng chúng tôi cũng giải quyết được bất đồng và làm việc trơn tru.
Người Bất Tử cùng Thiên Mệnh Anh Hùng là phim có trang phục mà anh Joji rất tâm đắc. (Ảnh: Sunflower)
7. Điều gì khiến anh cảm thấy thoải mái hoặc cảm thấy yêu thích nhất khi làm công việc này?
Nếu bạn là một nhà làm phim thì điều tuyệt vời nhất là khi bộ phim của bạn nhận được phê bình tốt, cũng như trong quá trình làm việc tôi có được mối quan hệ tốt với đạo diễn, quay phim, bộ phận sáng tạo nghệ thuật, thiết kế trang phục và các nhà sản xuất. Tôi yêu thích sự đa dạng khi làm việc chung với ekip làm phim. Cuối cùng thì quan trọng nhất vẫn là chúng tôi làm việc hòa hợp với nhau và cùng đóng góp vào việc sáng tạo.
Cám ơn anh rất nhiều vì những chia sẻ cực kỳ thú vị này.
Nếu đam mê thời trang và muốn biết thời trang đóng vai trò quan trọng thế nào trong phim, mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin về sự kiện Fashion in Film tại đây.
Theo moveek.com
Cười ngất với 101 kiểu tạo dáng "siêu lầy" của Quách Ngọc Ngoan ở hậu trường "Người Bất Tử" Có lẽ vì lịch trình quay quá dày đặc mà dàn diễn viên "Người Bất Tử" có hơi... mệt, trong bộ ảnh hậu trường mới được tung ra, dàn diễn viên từ chính tới phụ chủ yếu đều xuất hiện trong tư thế đang... nằm. Để có được những thước phim chỉn chu đẹp mê hồn, đoàn làm phim Người Bất Tửđã phải...