Khẩn trương thực thi các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Các nước châu Phi tăng cường các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox). Tại Đông Phi, giới chức y tế Malawi ngày 20/8 kêu gọi người dân cảnh giác sau khi một trường hợp nghi mắc mpox được chuyển đến bệnh viện ở thành phố Blantyre với các triệu chứng như sốt, phát ban và đau cơ.
Tuyên truyền phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ ở CHDC Congo.
Mới đây, Sở Y tế thành phố Blantyre cũng thông báo tăng cường giám sát tất cả hành khách đến Malawi qua sân bay quốc tế Chileka ở Tây Bắc thành phố Blantyre, sau khi mpox bùng phát ở CHDC Congo và các nước khác ở châu Phi.
Kể từ đầu tháng 8 đến nay, Côte d’Ivoire đã ghi nhận 28 ca mắc mpox, trong đó có 1 ca tử vong. Trong khi đó, trước tình hình “điểm nóng” dịch mpox tại CHDC Congo, cơ quan hữu quan Uganda đã tăng cường giám sát khu vực biên giới với quốc gia láng giềng này. Bộ Y tế và dịch vụ xã hội Namibia ngày 20/8 thông báo đang đẩy mạnh nỗ lực ứng phó trước nguy cơ xuất hiện bệnh ở nước này, mặc dù chưa ghi nhận ca nào tính đến thời điểm hiện nay. Châu Phi ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh mpox kể từ tháng 1. Nhiều quốc gia trước đây không chịu ảnh hưởng nay đã ghi nhận ca mắc bệnh như: Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda.
Cảnh giác cao độ trước nguy cơ bùng phát dịch
Video đang HOT
Trong khi đó, một số nước Đông Nam Á như Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp cũng như đưa ra khuyến nghị nhằm phòng chống dịch bệnh. Bộ Y tế Indonesia thông báo thành lập mạng lưới 12 trung tâm xét nghiệm trên toàn quốc để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh nhằm tăng cường khả năng phản ứng của hệ thống y tế toàn quốc. Đến nay, Indonesia đã xác nhận 54 trường hợp mắc mpox.
Tại Hàn Quốc, cơ quan y tế nước này yêu cầu những người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đến hoặc trở về từ 8 quốc gia châu Phi phải báo cáo với cơ quan chức năng. Hàn Quốc cũng tái áp đặt quy định đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cần sàng lọc tại biên giới. Yêu cầu trên được đưa ra sau khi Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) tuần trước tuyên bố tăng cường các biện pháp ngăn chặn loại virus này. Hàn Quốc báo cáo có 10 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ trong năm nay, giảm so với 151 trường hợp của năm 2023.
Một số nước Đông Nam Á như Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp cũng như đưa ra khuyến nghị nhằm phòng chống dịch bệnh.
Tại châu Âu, Bộ Y tế Italia đã ban hành một thông tư mới nhằm hướng dẫn cách thức phòng ngừa, ứng phó nguy cơ xuất hiện và bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Thông tư của Bộ Y tế Italia khuyến cáo người dân cần thận trọng khi đến các quốc gia đã được xác nhận bùng phát virus mpox nhóm I, đặc biệt không nên tham gia các sự kiện tụ tập đông người ở những nước này.
Ngày 20/8, Bộ Y tế Argentina thông báo đã kích hoạt tình trạng khẩn cấp sau khi phát hiện một thủy thủ trên tàu vận tải Ina-Lotte mang cờ Liberia đến từ Brazil có triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ. Thành viên thủy thủ đoàn mang quốc tịch Ấn Độ này đã được cách ly khỏi các thủy thủ còn lại. Các nhân viên kiểm dịch y tế quốc tế sẽ lên tàu và lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả thủy thủ đoàn.
Phối hợp hành động
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal cho biết nước này sẽ tài trợ 100.000 liều vaccine ngừa đậu mùa khỉ cho các quốc gia đang ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh này tại châu Phi. Bên cạnh đó, để ứng phó với mọi tình huống và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, cơ quan chức năng Pháp đã thiết lập khoảng 232 trung tâm tiêm chủng ở nước này. Pháp chưa ghi nhận trường hợp nào mắc mpox.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi ngày 20/8 cho biết, CHDC Congo và các quốc gia châu Phi khác có thể bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ trong vài ngày tới.
Châu Phi hướng đến tự sản xuất vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 20/8, Tổng Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi, ông Jean Kaseya cho biết cơ quan này đã khởi động các cuộc thảo luận với hãng công nghệ dược phẩm Bavarian Nordic của Đan Mạch về vấn đề chuyển giao công nghệ để các nước châu lục có thể tự sản xuất vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) trong tương lai.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ Jynneos do Hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic phát triển, tại Los Angeles, California (Mỹ). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Kaseya giải thích việc chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường khả năng tự cung tự cấp của châu Phi trong sản xuất vaccine. Ông cho biết sẽ cung cấp chi tiết về tiến độ đàm phán trong những tuần tới.
Trong bối cảnh dịch bệnh này đang có chiều hướng diễn biến khó lường, thêm nhiều quốc gia tăng cường biện pháp kiểm soát và ứng phó sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/8 ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu do mpox bùng phát ở các nước châu Phi.
Tại Đông Phi, giới chức y tế Malawi ngày 20/8 đã kêu gọi người dân nước này cần cảnh giác sau khi một trường hợp nghi mắc mpox đã được chuyển đến bệnh viện ở thành phố Blantyre với các triệu chứng như sốt, phát ban và đau cơ. Trường hợp này là đàn ông 31 tuổi đến từ huyện Chikwawa ở miền Nam Malawi giáp biên giới với Mozambique và đã được cách ly trong khi chờ xét nghiệm. Hai người khác trong huyện tiếp xúc với bệnh nhân nghi mắc bệnh này đã xuất hiện biểu hiện phát ban tương tự.
Mới đây, Sở Y tế thành phố Blantyre cũng thông báo tăng cường giám sát tất cả hành khách đến Malawi qua sân bay quốc tế Chileka ở Tây Bắc thành phố Blantyre, sau khi mpox bùng phát ở CHDC Congo và các nước khác ở châu Phi.
Còn tại khu vực Nam Phi, Bộ Y tế và dịch vụ xã hội Namibia ngày 20/8 thông báo đang đẩy mạnh nỗ lực ứng phó trước nguy cơ xuất hiện bệnh ở nước này, mặc dù chưa ghi nhận ca nào tính đến thời điểm hiện nay. Trong thông báo, cơ quan này cho biết đang chủ động thực hiện một số biện pháp ứng phó trước nguy cơ bùng phát mpox.
Châu Phi ghi nhận sự gia tăng chưa từng có về các trường hợp mắc bệnh mpox kể từ tháng 1. Nhiều quốc gia trước đây không chịu ảnh hưởng nay đã ghi nhận ca mắc bệnh như Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda.
Trong khi đó, một số nước Đông Nam Á như Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp cũng như đưa ra khuyến nghị nhằm phòng chống dịch bệnh. Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Y tế Indonesia ngày 20/8 thông báo đã thành lập mạng lưới 12 trung tâm xét nghiệm trên toàn quốc để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. Sáng kiến này nhằm tăng cường khả năng phản ứng của hệ thống y tế toàn quốc. Hầu hết các cơ sở này đều được cung cấp thuốc thử xét nghiệm cần thiết để sớm phát hiện và điều trị nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bộ cũng khuyến cáo người dân cần đến các trung tâm y tế ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng như phát ban, tổn thương, sốt, sưng hạch, nhức đầu, mệt mỏi hoặc đau cơ. Đến nay, Indonesia đã xác nhận 54 trường hợp mắc mpox.
Tại châu Âu, theo phóng viên TTXVN tại Rome, Bộ Y tế Italy ngày 19/8 đã ban hành một thông tư mới nhằm hướng dẫn cách thức phòng ngừa, ứng phó nguy cơ xuất hiện và bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Thông tư của Bộ Y tế Italy khuyến cáo người dân cần thận trọng khi đến các quốc gia đã được xác nhận bùng phát virus mpox nhóm I, đặc biệt không nên "tham gia các sự kiện tụ tập đông người" ở những nước này.
Cục Phòng ngừa thuộc Bộ Y tế Italy cho biết, đến nay Italyc hưa ghi nhận trường hợp nào bị mắc mpox nhóm I, bao gồm cả biến thể mới được xem là nguy hiểm hơn các biến thể trước đây.
Uganda ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ Ngày 3/8, Bộ Y tế Uganda thông báo đã phát hiện 2 trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo bộ trên, 2 ca bệnh được phát hiện ở huyện biên giới Kasese, miền Tây nước này. Giới chức Uganda xác nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ không phải lây lan trong nước mà từ nước láng giềng Cộng hòa...