Khẩn trương thông tuyến đường sắt Bắc Nam qua miền Trung bị chia cắt bởi mưa lũ
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 (Sơn ca) từ đêm 14/10 đến rạng sáng 15/10 đã gây ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng, chia cắt tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh.
Nhiều vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng nặng, sạt ta luy nền đường… khiến ngành Đường sắt phải phong tỏa khu gian dừng tàu, để sửa chữa, khắc phục hậu quả.
Đến trưa 15/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có báo cáo sơ bộ về tình hình thiệt hại. Cụ thể, về cầu đường qua tỉnh Thừa Thiên – Huế, khu gian Phò Trạch – Hiền Sỹ tại Km666 600 bị cây to đổ vào đường sắt đang được khẩn trương di dời; tại Ga Văn Xá (Km678 140) có đường ga số 3 bị nước ngập trên đỉnh ray 100 mm, hiện chưa rút, có nguy cơ ảnh hưởng đến nền đá và trạng thái đường sắt và đã được phong tỏa đường ga số 3.
Tuyến đường sắt Bắc Nam qua miền Trung bị chia cắt bởi mưa lũ.
Đường ga số 1, số 2 bị nước ngập trên đỉnh ray 120 mm, hiện chưa rút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường sắt. Khu gian Hương Thuỷ – Truồi đã được phong toả. Đoạn từ Km709 000 – Km710 000 bị nước ngập đỉnh ray 400 mm, gây xói lở nền đá và gián đoạn chạy tàu; tại khu gian Truồi – Cầu Hai đoạn từ Km725 900 – Km725 950 (thượng lưu), nền đường bị xói lở vào đến chân nền đá; đoạn từ Km731 899 – Km732 000 bị sụt nền đường phía hạ lưu cách mép tà vẹt 50 cm, có nguy cơ tụt nền đá…
Video đang HOT
Khu vực Km733 159 cửa Nam hầm Hải Vân có tình trạng đất đá, cây cối trôi lấp 12 m ngoài cửa hầm và tràn vào trong hầm. Lượng đất đang tiếp tục tràn xuống theo nước mưa. Nước phía trong hầm ngập trên đỉnh ray 330 mm; đoạn từ Km733 460 – Km733 570, nền đường (đã có ốp mái đá hộc) bị sạt lở vào đến nền đá, làm hư hỏng hoàn toàn ốp mái nền đường và ăn sâu vào thân nền đường, sạt nền đá; từ Km748 380 – Km748 570, đất trôi lấp đường sắt… Tại các khu gian Thừa Lưu – Lăng Cô, Lăng Cô – Hải Vân Bắc, Hải Vân – Hải Vân Nam đã phong tỏa từ đêm 14/10.
Tình trạng sạt lở đất đá cũng khá nghiêm trọng. Tại Km766 936, đất đá sạt lở dài 20 m, cao 1,5 m, lấp đầy ghi N1 N3 ga Hải Vân, với khối lượng đất đá tạm tính 300 m3; Km767 770, sạt lở, đất đá trôi vào lòng đường, chiều dài 15 m, cao 1,2 m khoảng 100 m3; tại Km799 300, đoạn đường gom phía phải lý trình chạy dọc tuyến đường sắt bị sạt lở đất đá, đổ sát vào đường sắt, cách mép ray là 0,5 m, ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu, cần phải thu dọn khối lượng đất đá khoảng 500 – 600 m3. Do mưa to, nước lớn, nên từ tối 14/10, tuần đường từ Lăng Cô đến Lệ Trạch không đi được, bị chia cắt.
Ngoài ra, các ga Văn Xá đã đình chỉ toàn bộ thiết bị điện, chuyển đổi phương pháp đóng đường do mức nước dâng cao ngập các hộp cáp, đã tháo toàn bộ các thiết bị tại 2 tủ ra ga, 2 tủ vào ga và 2 hòm biến thế để duy tu sửa chữa; ga Hải Vân Nam toàn bộ ghi N1, ghi N3 bị sạt lở đất đá chôn vùi chưa xác định thiệt hại; ga Tiên An, Hà Thanh, Văn Xá, Truồi và từ ga Cầu Hai đến Trị Bình đang mất điện lưới.
Về Vận tải, để đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hoá, VNR đã chủ động cho dừng tàu tại các ga dọc đường. Cụ thể: Dừng tàu SE7 tại ga Huế; dừng tàu SE1, SE3, SE5 tại ga Đông Hà; dừng tàu SE8 và SE22 tại ga Tam Kỳ. Các tàu hàng được giữ tại các ga dọc đường để đảm bảo an toàn…
Ngay sau khi nhận được thông tin về sự cố và mức độ hư hỏng, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn VNR đã chỉ đạo các đơn vị tại chỗ chủ động giữ tàu khách, tàu hàng tại các ga dọc đường đảm an toàn; bãi bỏ 1 số đoàn tàu khách xuất phát tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 15/10/2022. Dự kiến phải chuyển tải hành khách một số đoàn tàu bằng ô tô trong khu vực từ Huế – Đà Nẵng; cử cán bộ trực tiếp kiểm tra thực tế hiện trường, xây dựng phương án cứu chữa khắc phục hậu quả thiệt hại theo đúng các quy định hiện hành; đồng thời, giao nhiệm vụ cho các Công ty CP đường sắt Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam – Đà Nẵng, Nghĩa Bình, các Công ty CP TTTH Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn, các Chi nhánh khai thác Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghĩa Bình tập trung nhân lực cứu chữa, đảm bảo thông tàu trong thời gian sớm nhất.
Dự kiến thời gian cứu chữa, khu gian từ Phò Trạch đến Hải Vân Bắc và từ Hải Vân Nam đến Lệ Trạch: VNR đã chỉ đạo các đơn vị ngay sau khi nước rút, khẩn trương cứu chữa, khắc phục hậu quả mưa bão, trả đường trong ngày 15/10. Khu gian từ Hải Vân Bắc – Hải Vân Nam do có địa hình phức tạp, phương tiện đường bộ không tiếp cận được hiện trường sạt lở, đây là vùng hay mất sóng điện thoại, nên công tác cứu chữa gặp nhiều khó khăn, VNR đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp đưa nhân lực và máy móc tiếp cận vị trí sạt lở, khẩn trương cứu chữa khắc phục trả đường.
Bão Sơn Ca suy yếu thành trên vùng biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Chiều tối nay 14-10, bão Sơn Ca (bão số 5) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau ít giờ mạnh lên thành bão, tuy nhiên hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa lớn ở miền Trung và Tây Nguyên.
Vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 19h tối 14-10 - Ảnh: NCHMF
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19h tối 14-10, tâm áp thấp nhiệt đới đang cách Đà Nẵng - Quảng Nam khoảng 190km vê phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thâp nhiêt đới mạnh cấp 7 (50 - 61km/h), giật cấp 9, di chuyên theo hướng tây tây bắc với tôc đô khoảng 15km/h.
Dự báo trong đêm nay và sáng mai, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc và suy yếu dần, đến 7h sáng mai (15-10), tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đât liên ven biên khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Trong 12 tới 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản dự báo lúc 19h ngày 14-10 (giờ Việt Nam), bão Sơn Ca vẫn đang mạnh cấp 8 (18m/s), giật cấp 10 (25m/s). Đài Nhật dự báo bão Sơn Ca duy trì cường độ cấp 8, giật cấp 10 khi đổ bộ vào đất liền các tỉnh thành Đà Nẵng - Quảng Ngãi vào sáng mai. Sau đó sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên vùng biên phía tây bắc của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Quảng Trị đến Phú Yên (bao gôm cả huyên đảo Côn Cỏ, Lý Sơn) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh câp 7, giât câp 9.
Trên đât liên, khu vực ven biên các tỉnh từ Thừa Thiên Huê đên Quảng Ngãi có khả năng chịu ảnh hưởng của gió mạnh câp 6, giât câp 7-8.
Tông lượng mưa tích lũy cả đợt tính từ đêm ngày 14 đên hêt ngày 16-10, Quảng Bình 100 - 200mm, có nơi trên 250mm; các tỉnh thành Quảng Trị, Thừa Thiên Huê, Đà Nẵng, Quảng Nam 200 - 400mm, có nơi trên 500mm; Quảng Ngãi 70 - 120mm, có nơi trên 150mm. Ở Kon Tum, Gia Lai 30 - 60mm, có nơi trên 100mm.
Mưa lũ khủng khiếp ở Đà Nẵng khiến 4 người tử vong, nhiều nơi ngập sâu hơn 2m Mưa lớn khiến nhiều nơi ở TP Đà Nẵng ngập sâu, nước lũ chảy xiết gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân. Sáng nay (15/10), Thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp với các địa phương đánh giá thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, bão số 5 và mưa lũ ở Đà Nẵng từ ngày...