Khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục
Trước nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục tiếp tục phát sinh, lây lan diện rộng là rất lớn, gây thiệt hại cho phát triển chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về việc tập trung chỉ đạo kiểm soát bệnh viêm da nổi cục.
Khi bị nhiễm bệnh, toàn bộ cơ thể của gia súc sẽ nổi nhiều u, cục lớn khiến trâu bò dần kiệt sức và chết. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch bệnh viêm da nổi cục phát sinh và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập trong phòng, chống dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh.
Các địa phương đang có dịch bệnh viêm da nổi cục cần thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch và chống dịch theo đúng quy định.
Các địa phương khẩn trương rà soát, bố trí kinh phí để tổ chức phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục, nhất là kinh phí mua vaccine và tổ chức tiêm phòng, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu trên 80% số gia súc thuộc diện tiêm. Địa phương đẩy mạnh việc xã hội hóa tiêm vaccine phòng bệnh; kinh phí hỗ trợ cho lực lượng thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch; kinh phí mua thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng tại các địa phương đang có dịch, địa phương có nguy cơ cao.
Các tỉnh tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng, tiêu độc; có giải pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng.
Đồng thời, tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục tại các địa phương có ổ dịch để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, nhất là tại cơ sở theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ngành thú y, giai đoạn 2021 – 2030.
Từ đầu năm đến nay, bệnh biêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra và lây lan tại 187 hộ chăn nuôi thuộc 33 xã của 8 huyện của tỉnh Quảng Nam với số trâu, bò mắc bệnh là 233 con, chết và tiêu hủy 34 con. Tại Quảng Ngãi, bệnh xảy ra và lây lan tại 896 hộ chăn nuôi thuộc 69 xã của 7 huyện; số trâu, bò mắc bệnh là 980 con, chết và tiêu hủy 229 con. Tại Bình Định, bệnh đã xảy ra và lây lan tại 532 hộ chăn nuôi thuộc 64 xã của 9 huyện của tỉnh Bình Định; số trâu, bò mắc bệnh là 587 con, chết và tiêu hủy 73 con.
Video đang HOT
Thử bôi một thứ tinh dầu cho đàn bò bị viêm da nổi cục, chàng trai người Mông cứu được cơ nghiệp cả nhà
Bằng cách dùng tinh dầu sả Java, anh Sùng A Chía, sinh năm 1995, bản Lốm Khiêu, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tìm ra bí quyết chữa bệnh viêm da nổi cục cho đàn bò của cả bản.
Trao đổi với phóng viên DANVIET.VN, anh Chía kể: Năm 2019, tôi mua 1 tấn sả Java từ Trung Quốc qua cửa khẩu A Pa Chải về trồng. Đến nay, tôi đã trồng được 2 ha sả Java. Mục đích là trồng sả Java để lấy tinh dầu xuất bán sang Trung Quốc.
Theo anh Chía, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò bắt đầu xảy ra tại bản Lốm Khiêu vào khoảng tháng 5, 6 năm 2021. Trước đó, em trai anh Chía bị nổi mẩn ngứa khắp người, chảy mủ.
Anh Chía bên cạnh con bò đực của gia đình có giá khoảng 35 triệu. Theo anh Chía, nếu không có tinh dầu sả Java, 35 triệu coi như đổ xuống sông, xuống biển. Ảnh: Tuệ Linh.
Sau khi đưa em đi chữa tại bệnh viện về cũng không khỏi, anh Chía dùng một ít tinh dầu sả Java do gia đình chiết xuất chấm thử vào da em trai. Thật bất ngờ, sáng hôm sau dậy kiểm tra, mẩn ngứa trên da em trai khổ hẳn và không còn chảy mủ. Vết thương bắt đầu lành và sau đó khỏi hẳn.
Tháng 6 năm 2021, 7 con bò của gia đình anh Chía bị viêm da nổi cục. "Cục u, nhọt nổi dày đặc trên da khiến đàn bò không thể đứng lên được. Bố mẹ tôi vô cùng lo lắng, bởi đây là tài sản lớn nhất trong gia đình", anh Chía nói.
Tháng 6 năm 2021, con bò này của anh Chía đang nổi u cục, nhọt khắp người. Tuy nhiên, nhờ dùng tinh dầu sả Java bôi, hiện tại con bò rất khoẻ mạnh. Ảnh: Tuệ Linh.
Nhận thấy chữa được viêm da cho người nên anh Chía dùng thử tinh dầu sả Java bôi lên các u cục ở da đàn bò. Cũng thật bất ngờ, các u cục trên trên da dần dần biến mất, đàn bò bắt đầu đi được và ăn cỏ. Anh Chía tiếp tục bôi thêm tinh dầu sả Java lên da cho đàn bò. Sau đó vài ngày, bệnh viêm da nổi cục trên đàn bỏ khỏi hoàn toàn.
Phấn khởi chia sẻ với DANVIET.VN, anh Vừ A Tùng - Trưởng bản Lốm Khiêu và anh Vừ A Cho - Chi Hội trưởng Chi Hội Nông dân - Thú y bản Lốm Khiêu, bảo: Nghe tin bệnh viêm da nổi cục của gia đình anh Chía được chữa khỏi hoàn toàn nhờ tinh dầu sả Java, chúng tôi bảo vợ đi lấy một lọ về bôi thử cho đàn bò của gia đình. Hiệu quả rất bất ngờ. Những u cục bé chỉ cần bôi một ngày là khỏi hoàn toàn; đối với những u cục to thì bôi 2 - 3 ngày là khỏi.
Nhờ tinh dầu sả Java, đàn bò của anh Vừ A Cho (áo đỏ) - Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân - Thú y bản Lốm Khiêu đã vượt qua được bệnh viêm da nổi cục. Ảnh: Tuệ Linh.
"Nhờ tinh dầu sả Java của anh Chía cung cấp, gần 100 con bò của bản Lốm Khiêu không chết con nào", A Cho hồ hởi.
Thông tin thêm với DANVIET.VN, anh Chía cho biết: Năm 2019, sau khi ra quân nghĩa vụ công an, trong lúc đang loay hoay tìm cây con giống để phát triển kinh tế thì tôi được một vài bạn mách nước trồng sả Java chiết xuất tinh dầu để nâng cao thu nhập. Sau khi tìm hiểu, thấy sả Java phù hợp điều kiện thổ nhưỡng ở Lốm Khiêu nên tôi mua ngay giống về trồng.
Theo anh Chía, sả Java tốt nhất nên trồng vào tháng 6 hằng năm. Ảnh: Mùa Xuân.
Cũng theo anh Chía, sả Java là loại cây ưa nắng nóng, rất phù hợp với đất dốc, đất khô cằn không có nước như ở Lốm Khiêu.
Trồng loại cây này chi phí bỏ ra thấp. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 45 ngày. Sau đó 45 ngày tiếp theo lại cho thu hoạch lứa tiếp theo.
Một năm cho thu hoạch 4 vụ, mỗi vụ thu hoạch khoảng 1 tấn nguyên liệu. Nếu đất tốt, sả Java cho thu hoạch trong 5 năm mới phải trồng lại. Hiệu quả hơn trồng ngô, sắn rất nhiều.
Bình quân một năm, gia đình anh Chía chiết xuất được 100 lít tinh dầu sả Java. Với giá bán 1 lít dao động từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng, một năm, anh Chía thu nhập trên 50 triệu đồng.
Ngoài việc chiết xuất lấy tinh dầu, bã sả Java sau khi chiết xuất còn được anh Chía tận dụng làm thức ăn cho đàn bò. Ảnh: Mùa Xuân.
Những năm trước dịch Covid-19 không phức tạp thì anh Chía xuất bán tinh dầu xả sang Trung Quốc nên thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, năm nay, do dịch Covid-19 phức tạp, anh Chía chỉ xuất bán trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai và tỉnh Sơn La.
Anh Chía chia sẻ: Mặc dù chưa được cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm, song hiệu quả bước đầu của việc dùng tinh dầu sả Java trong điều trị bệnh viêm da nổi cục sẽ giúp bà con bản Lốm Khiêu yên tâm phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Bên cạnh đó, đối với vùng đất khô cằn như Lốm Khiêu, trồng sả Java cũng là một hướng đi giúp bà con đồng bào Mông nơi đây nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Anh Chía cũng mong muốn, các ngành chức năng, nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu, đánh giá tác dụng của loại tinh dầu này với việc điều trị bệnh viêm da nổi cục cho trâu bò để từ đó có thể khuyến cáo người dân, kết hợp với biện pháp tiêm vaccine sẽ đẩy lùi dịch bệnh.
Tây Ninh tập trung điều trị và tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh vừa có văn bản chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tập trung triển khai các giải pháp kiểm...