Khẩn trương khống chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, chưa thực hiện phong tỏa BV Bạch Mai nhưng các biện pháp chống dịch vẫn đang được triển khai mạnh mẽ.
Như vậy là điều không mong muốn đã xảy đến.”Hàng rào bên trong” để chống Covid 19 đã xuất hiện những “lỗ thủng”, đó việc ghi nhận tình trạng lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2 tại 2 cơ sở điều trị lớn ở Hà Nội là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai. Vậy, làm thế nào để khống chế tình trạng lây nhiễm chéo? Ngành y tế đang triển khai các biện pháp ra sao.
Các biện pháp chống dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đang được triển khai mạnh mẽ.
Sau khi phát hiện một số nhân viên y tế và bệnh nhân mắc Covid 19, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành cách ly gần 500 y, bác sỹ, người bệnh và người nhà bệnh nhân của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, khoa C4 Viện Tim mạch và khoa Thần kinh. Bệnh viện đã yêu cầu người bệnh và thân nhân “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm gần 5.000 người đang có mặt tại đây.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, mặc dù chưa thực hiện phong tỏa Bệnh viện Bạch Mai vì đây là bệnh viện tuyến cuối, nhưng các biện pháp chống dịch vẫn đang được triển khai mạnh mẽ. “Chúng tôi bổ sung một tổ dịch tễ có trách nhiệm điều tra dịch tễ toàn bộ những vấn đề liên quan đến các bệnh nhân lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai để có thể truy vết, tổ chức thực hiện thông báo cho các địa phương cũng như cách ly trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo nhân viên y tế của bệnh viện thực hiện các biện phsp như đang cách ly tại nơi làm việc và nơi cư trú”.
Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi đã ghi nhận 2 bác sĩ tại khoa cấp cứu mắc Covid 19 cũng đang tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn các khoa phòng. Bác sĩ Đỗ Minh Tân, Phó trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay: “Chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để phòng chống lây nhiễm giữa bệnh nhân với bệnh nhân, giữa y, bác sĩ với bệnh nhân, giữa nhân viên y tế với nhân viên y tế”.
Thực tế thời gian qua đã phát hiện nhiều ca dương tính với virus SARS- CoV-2 nhưng không có bất cứ triệu chứng gì hoặc không có biểu hiện điển hình của bệnh. Trong khi đó, khoảng 20 ngày qua đã có hơn 81 nghìn người nhập cảnh nước ta, có thể mang theo mầm bệnh và đã tỏa về các địa phương trước khi thực hiện lệnh cách ly tập trung. Từ những “khoảng trống” do khách quan như vậy, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ước tính riêng địa bàn Thủ đô đang có tới 20 bệnh nhân Covid 19 trong cộng đồng chưa được phát hiện.
“Thứ nhất là nguồn lây nhiễm chéo, xuất phát từ các ổ dịch bệnh từ Bệnh viện Bạch Mai. Thứ 2 là nguồn lây nhiễm từ khách du lịch và người Việt Nam nhập cảnh trước 0 giờ các ngày 14/3, 18/3 và 21/3. Nếu theo tỷ lệ đã xét nghiệm thì vẫn còn khoảng từ 10 đến 20 người có thể đã dương tính đang ở trên địa bàn mà chưa được phát hiện.”
Trước thực tế vừa nêu, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã đẩy mạnh kiểm tra việc tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, chấn chỉnh kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lây chéo trong bệnh viện. Trong đó, đã có những cơ sở y tế phải rút kinh nghiệm về việc tổ chức phân luồng, cách ly người nghi nhiễm và trường hợp dương tính.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các Sở Y tế, y tế các ngành, giám đốc các bệnh viện thường xuyên kiểm tra giám sát. Nếu cơ sở nào chưa thực hiện đúng các quy định của Ban chỉ đạo quốc gia thì Bộ Y tế, Sở Y tế sẽ sẵn sàng xem xét rút phép, đóng cửa các cơ sở khám chữa bệnh đó, kể cả công và tư”.
Lây nhiễm chéo bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong bệnh viện có nhiều nguyên nhân. Nếu xảy ra thì hậu quả rất nghiêm trọng. Bởi với người bệnh đang điều trị, sức khỏe còn yếu và thường đang mắc bệnh nền nên nguy cơ biến chứng nặng và tử vong hoàn toàn có thể xảy ra nếu nhiễm thêm virus SARS COV2. Còn với các y, bác sĩ nếu mắc hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID 19 sau đó phải cách ly y tế sẽ làm suy yếu cả hệ thống phòng dịch và có thể gây thiếu nhân lực điều trị cho người bệnh trong mùa dịch này./.
Văn Hải
Lãnh đạo Bộ Y tế nói về vụ lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện
Cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã kéo dài hơn 2 tháng, chừng ấy thời gian các bác sĩ làm việc quần quật, nên có nhiều lúc sơ hở khó tránh.
Điều không mong muốn đã xảy ra
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn chiều 24/3, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tại BV đang điều trị cho 46 bệnh nhân mắc Covid-19.
Ngoài ra, mỗi ngày BV lấy mẫu, xét nghiệm cho hàng trăm trường hợp trong đó có 348 trường hợp nghi ngờ đang được theo dõi chặt.
Do số lượng bệnh nhân đông, mật độ tương đối nhiều nên dù bệnh viện đã phân luồng, sàng lọc và cách ly người nhiễm chặt chẽ, đồng thời hướng dẫn nhân viên sử dụng thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn nhưng 1 bác sĩ khoa Cấp cứu vẫn bị nhiễm Covid-19.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương làm việc trong mùa dịch
Cán bộ y tế này thường xuyên làm việc trong môi trường phòng áp lực âm, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân nặng trong nhiều ngày.
"Cuối cùng điều bệnh viện lo ngại và không mong muốn đã xảy ra. Đây là trường hợp rất đáng buồn với nhân viên của bệnh viện", PGS Thạch nói.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cho rằng, việc cán bộ y tế nhiễm bệnh là điều không ai mong muốn nhưng đã xảy ra. Trung Quốc đã từng ghi nhận tới hơn 3.000 y, bác sĩ lây nhiễm bệnh là bài học lớn với Việt Nam.
Do đã có lây nhiễm chéo từ bệnh nhân sang y bác sĩ nên PGS Khuê đề nghị, BV Bệnh nhiệt đới rà soát lại toàn bộ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm tra việc thực hiện của các khoa phòng, thậm chí có biện pháp kỷ luật với nơi nào làm không đúng.
"Phải làm việc nghiêm túc để dịch bệnh không lây lan nhiều cho cán bộ y tế. Việc tháo bỏ đồ phòng hộ như thế, xử lý đồ vải như thế nào... cần làm quyết liệt để mầm bệnh không lây trong bệnh viện, không lây ra môi trường, cán bộ y tế có đủ sức lực và niềm tin chiến đấu với đại dịch", PGS Khuê nói.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị bệnh viện rà soát lại lực lượng nhân viên y tế để có thể điều chuyển, sắp xếp, cách ly phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng công tác khám, chữa bệnh.
Với các trang thiết bị, nếu thiếu cần kịp thời báo cáo Bộ Y tế để có giải pháp phù hợp. Quan điểm Cục cũng như của Tiểu ban điều trị là dành mọi nguồn lực tốt nhất cho công tác chống dịch của bệnh viện, vì đây là cơ sở y tế truyền nhiễm tuyến đầu của cả nước.
Nghiêm khắc hơn nữa để không thầy thuốc nào nhiễm bệnh
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng đánh giá cao những nỗ lực và cống hiến của tập thể y bác sĩ bệnh viện trong thời gian qua.
Sau khi ghi nhận 1 bác sĩ dương tính với SARS-CoV-2, Thứ trưởng mong tập thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện tiếp tục động viên nhau, nỗ lực cố gắng hơn.
"Tai nạn với bác sĩ ở khoa Cấp cứu chúng ta cần hoàn toàn thông cảm khi các y bác sĩ đã phải tham gia cuộc chiến Covid-19 kéo dài suốt hơn 2 tháng qua. Suốt ngày quần quật trong khoa, thay đồ rồi vào điều trị cho bệnh nhân. Ngày nào công việc cũng như thế thì chắc chắn sẽ có lúc sơ hở", Thứ trưởng Sơn nói.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn yêu cầu BV siết chặt các quy định để không có thêm thầy thuốc nào bị lây nhiễm Covid-19
Để không có thêm nhân viên y tế nào nhiễm bệnh, Thứ trưởng Sơn yêu cầu bệnh viện cần rà soát lại công tác nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra lại khu cách ly, kiểm tra lại việc sử dụng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ khi khám chữa bệnh... Nơi nào làm chưa đúng cần phê bình, rút kinh nghiệm nghiêm túc, để tránh những hậu quả không mong muốn.
"Chúng ta phải nghiêm khắc hơn nữa để thầy thuốc không bị lây nhiễm, để chúng ta có đủ sức lực, có đủ niềm tin để chiến đấu với dịch bệnh và chiến thắng dịch bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cần quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần của cán bộ y bác sĩ và cần có kế hoạch điều chuyển nhân lực để tránh môt nhóm bác sĩ và nhân viên bị quá tải", Thứ trưởng Y tế lưu ý.
Về cách ly với chính cán bộ y tế, Thứ trưởng Sơn cho rằng có thể lựa chọn cách ly tại bệnh viện, bố trí khu riêng cho cán bộ y tế nghỉ ngơi hoặc sắp xếp một cơ sở cư trú gần bệnh viện. Trường hợp khó khăn thì có thể cách ly tại nhà nhưng phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế chuyển số tiền ủng hộ 5 tỷ đồng của một đơn vị cho BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bản thân Thứ trướng cũng gửi tặng các món quà đến bác sĩ của khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực nhằm chia sẻ và động viên các thầy thuốc đang ngày đêm vất vả nơi tuyến đầu chống dịch.
Thúy Hạnh
Ứng phó dịch Covid - 19: Ngăn nguy cơ lây nhiễm chéo Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho rằng, việc hạn chế lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của những người đang cách ly. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu không gửi đồ tiếp tế vào các khu cách ly tập trung Ảnh:...