Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống người dân
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, không khí lạnh ảnh hưởng đến miền bắc hiện có cường độ suy yếu.
Trong khi đó vùng áp thấp nóng phía tây có xu thế hồi sinh, phát triển và mở rộng về phía đông nam khiến nhiệt độ các tỉnh, thành phố đồng loạt tăng trở lại. Dự báo thời tiết Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, vùng đồng bằng và ven biển đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét. Ngày trời ấm nóng khả năng kéo dài đến ngày 22-11.
San lấp điểm sạt lở để thông đường ĐH1 vào xã Phước Thành, huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Ảnh: CÔNG BÍNH
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, bão số 13 đã làm 36 người bị thương, chủ yếu trong khi chằng chống nhà cửa, chặt cây chống bão; bảy nhà bị sập; 8.893 nhà bị hư hại, tốc mái; 31 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng tại nơi neo đậu; 1.150 m kè tiếp tục bị sạt lở; 1.000 m đê biển sạt lở và 38,95 km bờ sông, bờ biển tiếp tục bị sạt lở. Hiện các địa phương bị thiệt hại đang khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống người dân.
Theo Tổng cục Thủy sản, đợt mưa lũ lịch sử ở miền trung vừa qua đã làm 25,9% diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, hơn 2.100 lồng tôm hùm bị nước ngọt đổ về, tôm chết. Ước tính người nuôi trồng thủy sản thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Trong đó, Hà Tĩnh là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất khi diện tích nuôi nước ngọt, mặn lợ bị ngập lụt lên tới 2.872 ha, sản lượng bị thiệt hại 2.712 tấn; thiệt hại về lồng bè 3.294 m3.Tổng cục Thủy sản kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm cấp kinh phí hỗ trợ để khôi phục sản xuất cho các tỉnh miền trung bị thiệt hại bởi thiên tai.
Theo Cục Trồng trọt, mưa lũ kéo dài từ cuối tháng 9, trong tháng 10 tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đã làm đổ ngã khoảng 4.000 ha lúa; trong đó diện tích bị ảnh hưởng nặng khoảng 1.500 ha. Diện tích cây vụ đông bị thiệt hại hoàn toàn khoảng 7.600 ha. Tổng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả bị ảnh hưởng khoảng 1.000 ha. Để giúp nông dân khôi phục sản xuất nhanh, ổn định cuộc sống, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đề xuất hỗ trợ khẩn cấp hạt giống ngô và hạt giống rau. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ theo đề xuất của các tỉnh tổng số 23 tấn hạt giống ngô và 15,79 tấn hạt giống rau.
Những trận lũ lớn liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã làm hơn 1.620 ha đất nông nghiệp của tỉnh bị cát vùi lấp, tập trung ở vùng thấp trũng của các huyện Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong. Tỉnh đang tập trung huy động nhân lực, máy móc để khắc phục những diện tích đất trồng lúa bị cát vùi lấp do mưa lũ để kịp thời sản xuất vụ đông xuân 2020 – 2021. Được biết, T.Ư đã hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 1.000 tấn lúa giống, 80 tấn giống ngô, 15 tấn giống rau, đậu các loại và 500.000 con gia cầm để khôi phục sản xuất sau lũ lụt vừa qua.
UBND huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục sạt lở để thông tuyến vào hai xã vùng cao Phước Thành, Phước Lộc đang bị cô lập. Hiện chỉ còn 2 km nữa là đến xã Phước Thành.
Do ảnh hưởng của mưa bão, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có hàng trăm điểm sạt lở núi. Cụ thể, trên các tuyến quốc lộ 24, 24B, 24C có nhiều vị trí sạt lở ta-luy dương, với khối lượng đất đá ước tính hơn 500 m3. Hiện các đơn vị có liên quan huy động tối đa phương tiện, lực lượng có mặt tại hiện trường để phân luồng, dọn sạch đất, đá sạt lở nhằm thông tuyến sớm nhất.
Ngày 18-11, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành T.Ư xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh hơn 450,8 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 9.
Trong những tháng vừa qua, ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão xuất hiện dồn dập đã gây mưa lớn, làm ngập diện rộng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt và đi lại của người dân. Đến nay đã có 20.980 ha lúa, 267 ha rau màu bị ngập úng; sập 18 căn nhà và tốc mái 57 căn nhà; sóng to, gió lớn làm chìm hai tàu cá; xuất hiện thêm 5 vị trí sạt lở mới trên đê biển Tây với chiều dài 5.835 m. UBND tỉnh Cà Mau đang tiến hành rà soát, thống kê thiệt hại để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất.
Ngày 18-11, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Rạch Gốc (Cà Mau), đơn vị vừa phối hợp với ngư dân địa phương cứu nạn kịp thời bốn thuyền viên trên tàu bị chìm khi đang đánh bắt trên biển. Trước đó, chiều 17-11, Đồn Biên phòng Rạch Gốc nhận được tin và tín hiệu cứu nạn từ tàu đánh cá BL 93633 TS bị sóng đánh chìm trên vùng biển cách cửa Rạch Gốc khoảng 15 hải lý về hướng đông nam. Đồn Biên phòng Rạch Gốc đã điều động tàu cứu nạn các thuyền viên.
Công ty P&G Việt Nam cùng T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa kịp thời chuyển hơn 120 nghìn gói bột lọc nước P&G đến cho người dân ở các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Mỗi gói bột lọc nước P&G có khả năng lọc 10 lít nước bẩn thành nước uống sạch an toàn chỉ trong vòng 30 phút.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi đã trao khoản quyên góp trị giá một tỷ đồng, bao gồm tiền mặt và sản phẩm, cho hơn 500 gia đình khó khăn tại hai xã Nghĩa Sơn và Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa.
Kinh hãi với những núi rác khổng lồ trên bãi biển Đà Nẵng sau bão
Sau bão số 13, các bãi biển ở Đà Nẵng ngập tràn rác thải các loại. Lực lượng chức năng thành phố đang nỗ lực để sớm làm sạch các bãi biển.
Rác ngập tràn ở bãi biển Mân Thái, Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Video: Nguyễn Thành
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực bãi biển Mân Thái (quận Sơn Trà) một khối lượng rác khổng lồ do sóng biển đánh vào bờ, chất thành những đống lớn.
Rác thải các loại chất cao khiến bãi biển trở nên nhếch nhác, ô nhiễm.
Sở Tài Nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, đang huy động lực lượng dọn dẹp môi trường các khu vực bãi biển sau bão từ ngày 17 đến ngày 22/11.
Đống rác lớn trên bãi biển tan hoang sau bão.
Những bãi cát sạch đẹp nay thay bằng những bãi rác lớn. Khối lượng rác tấp vào các bãi biển ở Đà Nẵng sau bão số 13 là rất lớn.
Rác tràn ra sát mép nước, tiếp tục bị sóng đánh lên bờ.
Khung cảnh ngập rác sau bão, khiến các bãi biển Đà Nẵng mất mỹ quan, ô nhiễm.
Một khu vực bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành tràn ngập rác sau bão số 13.
Một bãi rác khổng lồ hình thành sau bão số 13 ở khu vực bãi biển đường Nguyễn Tất Thành.
Công nhân và phương tiện được huy động để sớm làm sạch lại các bãi biển sau bão số 13.
Sau bão, ngoài rác thải, nhiều khu vực bãi tắm đẹp nổi tiếng của Đà Nẵng bị sóng đánh xói lở, hư hỏng nhiều hạng mục.
Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết: sẽ làm báo cáo gửi cơ quan chức năng thành phố xem xét, phê duyệt, để tiến hành khắc phục theo đúng trình tự.
Quảng Bình: Đã cấp điện trở lại cho 100% khách hàng Công ty Điện lực Quảng Bình vừa cho biết, từ 20h ngày 16/11, đơn vị đã hoàn thành việc cấp điện trở lại cho 100% khách hàng trên phạm vi toàn tỉnh bị cắt điện do ảnh hưởng của bão số 13. Nhân viên điện lực kiểm tra, khắc phục sự cố lưới điện sau bão. Bão số 13 khi đi vào đất...