Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ quét ở huyện biên giới tỉnh Kon Tum
Tại huyện biên giới Ia H’Drai, Kon Tum, trước thiệt hại do trận lũ quét vừa xảy ra, hôm nay (10/8), lực lượng chức năng đang giúp người dân khắc phục.
Trận lũ quét vào rạng sáng 9/8 ở huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum chỉ xảy ra trong vài tiếng đồng hồ và không gây thiệt hại về người song thiệt hại về cơ sở hạ tầng cũng như tài sản của người dân rất lớn.
Cùng với hàng chục ngôi nhà bị ngập sâu, cuốn trôi, hầu hết các hồ ao nuôi cá, diện tích lúa nước bị san phẳng. Nhiều điểm trên tuyến đường tuần tra biên giới, đường ra khu sản xuất, đường đến các xã: Ia Đal, Ia Tơi và Ia Dom bị sạt lở ách tắc.
Lực lượng chức năng giúp người dân thu dọn sau lũ.
Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại theo người dân là lũ đến quá bất ngờ.
Anh Nguyễn Văn Tương đang thu dọn những gì còn sót lại tại một xưởng chế biến gỗ rộng hàng trăm m2 cho biết: “Từ lúc 5 giờ đến 7 giờ anh em đang trên giường ngủ mà không biết, đột ngột quá, nước tràn vào đây phá hết nhà cửa. Không kịp trở tay”.
Để giúp người dân khắc phục hậu quả trận lũ sớm ổn định cuộc sống, suốt đêm qua và ngày hôm nay, trên 100 cán bộ chiến sỹ thuộc các lực lượng: Biên phòng, Ban chỉ huy Quân sự và Công an huyện Ia H’Drai đã có mặt tại các gia đình bị thiệt hại giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, thu dọn vật dụng nước lũ cuốn trôi.
Để đảm bảo an toàn cho người dân phòng khi lại có lũ, chính quyền xã Ia Đal đã vận động hai hộ dân di dời toàn bộ nhà cửa đến nơi an toàn.
Cùng với đó chính quyền xã cũng triển khai ngay công tác cứu trợ cho người dân gặp nạn.
Ông Ngụy Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Chúng tôi trực tiếp xuống tận các điểm sạt lở, vùng ngập cứu trợ. Trước mắt chúng tôi cung cấp về lương thực, gạo, mì tôm, nước sạch, chăn, mùng màn với tiền mặt hỗ trợ đối với những hộ thiệt hại nặng”.
Video đang HOT
Chính quyền địa phương thực hiện cứu trợ người dân địa phương gặp lũ.
Với sự nỗ lực của các lực lượng chức năng cộng với lượng mưa giảm, đến chiều nay 7 thôn trên địa bàn xã Ia Đal đã thoát khỏi tình trạng cô lập.
Đối với 3 thôn: Ia Der, thôn 3 và thôn 9 của xã Ia Dom còn bị cô lập, chính quyền địa phương đang tiếp tục nỗ lực ứng cứu để đảm bảo về lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
Ông Bùi Văn Nhàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai, cho biết: “Huyện đã chỉ đạo lực lượng chức năng, chính quyền cơ sở sử dụng lực lượng 4 tại chỗ. Thứ nhất là hỗ trợ, cứu đói cho bà con kịp thời. Đảm bảo về lương thực, thực phẩm, thuốc men và đảm bảo an ninh trật tự”.
Song song với việc khẩn trương khắc phục thiệt hại trận lũ quét xảy ra trên địa bàn, chính quyền huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum cũng đang cho rà soát lại toàn bộ các khu dân cư có khả năng bị thiệt hại khi có mưa lũ lớn xảy ra.
Địa phương hiện cũng đã có quy hoạch 68 điểm dân cư với quỹ đất trên 2.200ha để tổ chức tái định cư cho người dân đang sinh sống ở những khu vực nguy hiểm./.
Theo Khoa Điềm/VOV-Tây Nguyên
Biên giới Nghệ An tan hoang sau 2 giờ lũ tràn qua
Nhà trôi theo nước hoặc chỏng chơ cột, đường giao thông bị cày xới sau 2 giờ lũ quét qua.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Talas đổ bộ hôm 17.7, trong ngày 20-21.7 tại huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) liên tục có mưa to. Dòng sông Nậm Mộ, các khe suối nước dâng cao dần.
15h ngày 21.7, dòng nước đục ngầu từ núi cao ập xuống bản Nhã Lỳ và bản Cánh (xã Tà Cạ) tạo thành cơn lũ ống. "Dù chủ động phòng tránh từ trước nhưng không ngờ dòng nước hung dữ, cuồn cuồn như thác đổ. Chúng tôi chỉ kịp gọi nhau thoát khỏi nhà chạy ngược lên rừng mà không kịp cầm theo tài sản gì" - anh Lý, một dân bản thảng thốt kể.
Trong chốc lát, dòng nước cao cả vài mét ập vào các ngôi nhà vốn kiên cố, phá nát vách tường cuốn sạch đồ đạc.
Những ngôi nhà không bị cuốn trôi thì cũng chỉ còn trơ trọi khung gỗ, xiêu vẹo.
Sau hai giờ hoành hành, nước bắt đầu giảm dần. Tổng cộng 10 ngôi nhà ở hai bản Nhã Lỳ và bản Cánh bị cước cuốn phăng cùng nhiều vật dụng sinh hoạt.
Một điểm trường tiểu học với năm phòng học cũng bị nước tràn qua, sân trường bị nước xói lở.
Ngồi thẫn thờ bên vợ và con nhỏ, ông Vi Văn Sinh - một trong những hộ bị lũ cuốn trôi nhà kể, thời điểm nước lũ ập về vợ chồng ông cùng con may mắn đang ở trên lán rẫy nên không có thương vong.
"Giờ mất nhà rồi thì gia đình sống tạm bợ tại lán nương rồi tính tiếp" - ông nói.
Tuyến đường liên xã qua Tà Cạ bị chia cắt do bùn đất vẫn chảy qua. Hôm nay, ba xã gồm Tà Cạ; Mường Típ và Mường Ải với hàng nghìn nhân khẩu bị cô lập.
Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho hay, tuyến đường độc đạo dẫn vào Tà Cạ, Mường Típ và Mường Ải có 5 điểm bị nước phá huỷ, có điểm rộng cả vài chục mét khiến xe máy, ôtô không thể qua lại.
Để vào được tâm điểm nơi xảy ra lũ quét, nhà chức trách phải chạy ca nô ngược dòng sông Nậm Mộ nhiều giờ trong nước chảy xiết.
Những hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, tạm thời được chính quyền huyện Kỳ Sơn hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ, ở tập trung tại nhà cộng đồng trong thời gian dựng lại nhà.
"Ước tính thiệt hại do cơn lũ gây ra khoảng 20 tỷ đồng. Song để khắc phục được công trình giao thông, nhà dân phải mất nhiều thời gian" - Chủ tịch huyện thông tin.
Ngoài con đường dẫn vào xã Tà Cạ, thì tại xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) cũng bị sạt lở nghiêm trọng, muốn lưu thông qua khu vực này chỉ có cách khênh xe máy.
Ông Nguyễn Hồng Kỳ (Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nghệ An) cho hay, ước tính cả trăm mét đường giao thông tại huyện Kỳ Sơn bị hỏng sau trận lũ. Sở đang cùng huyện lên phương án, tập trung máy móc khắc phục trong những ngày tới.
Theo P.V (VNE)
"Làng miền Tây" khấm khá nhờ nuôi cá lồng bè ở Tây Nguyên Đươc hô trơ giông ca, 29 hô dân trên lang chai tai thôn 7, xa Ia Tơi, huyên Ia Hdrai, tinh Kon Tum đa biêt tân dung long hô, nuôi ca lông be mang lai thu nhâp ôn đinh. Chi trong 6 thang đâu năm, vơi khoang 70 lông ca nhưng hô dân nay đa vê 31, 75 tân ca Đo la lang...