KHẨN: Nếu tiêm chậm, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vaccine COVID-19 cho các tỉnh, thành khác
Bộ Y tế sẽ chủ động điều chuyển vaccine COVID-19 cho các tỉnh, thành phố, đơn vị khác, nếu kết quả tiêm tại các đơn vị, địa phương có tỷ lệ tiêm thấp so với từng đợt phân bổ vaccine.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo quy định tại Đại học Y Hà Nội. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Y tế (Bộ Công an), Cục Quân y (Bộ Quốc phòng), các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học, đề nghị báo cáo tiến độ tiếp nhận, phân bổ và tiêm chủng vaccine COVID-19.
Theo báo cáo của Tiểu ban Tiêm chủng, đến ngày 31/7, cả nước đã triển khai tiêm được hơn 6,2/10,7 triệu liều vaccine phân bổ từ đợt 1 đến 13, chiếm tỷ lệ 58%. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, đơn vị chậm trễ trong việc tổ chức tiếp nhận, phân bổ và triển khai tiêm vaccine COVID-19.
Để đạt được mục tiêu tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân, với tỷ lệ bao phủ cao trong năm 2021, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, dự kiến số lượng vaccine được cung ứng có thể tăng nhiều trong thời gian tới.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị đẩy nhanh và tăng tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 đã được phân bổ.
Kết quả tiêm chủng hàng ngày của các đơn vị sẽ được tổng hợp bằng kỹ thuật số, công khai trên Cổng thông tin của chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 và các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương để nhân dân biết, theo dõi và giám sát.
Giám đốc Sở y tế, thủ trưởng đơn vị sẽ chịu trách nhiệm về tiến độ tiêm chủng, việc bị điều chuyển vaccine COVID-19 cho đơn vị khác.
Video đang HOT
Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị rà soát, báo cáo cụ thể các đợt đã tiếp nhận vaccine với nội dung như thời gian tiếp nhận, phân bổ, triển khai tiêm và các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị, gửi về dự án tiêm chủng mở rộng khu vực trước ngày 8/8.
Dự án tiêm chủng mở rộng khu vực tổng hợp gửi Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia trước ngày 10/8. Đối với các đợt vaccine tiếp nhận tiếp theo, báo cáo tiến độ tiêm chủng hằng ngày và sau khi kết thúc đợt tiêm chủng trong vòng 5 ngày phải có báo cáo về các đơn vị theo quy định.
Các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur rà soát, báo cáo cụ thể thời gian từng đợt vaccine đã tiếp nhận, vận chuyển tới kho của dự án tiêm chủng mở rộng khu vực hoặc kho bảo quản của các quân khu và từ kho của dự án tiêm chủng mở rộng hoặc kho của các quân khu đến kho của các tỉnh, thành phố và các đơn vị; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổng hợp báo cáo của các đơn vị và dự án tiêm chủng mở rộng khu vực gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 15/8. Đối với các đợt vaccine tiếp nhận tiếp theo, báo cáo tiến độ tiêm chủng hằng ngày; sau khi kết thúc đợt tiêm chủng trong vòng 5 ngày, phải có báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để tổng hợp.
Bộ Y tế cho biết, sẽ chủ động điều chuyển vaccine cho các tỉnh, thành phố, đơn vị khác, nếu kết quả tiêm tại các đơn vị, địa phương đạt tỷ lệ thấp đối với từng đợt phân bổ.
Giám đốc Sở y tế phải chịu trách nhiệm trước Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ tiêm vaccine chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp về tiến độ tiêm chủng và việc bị điều chuyển vaccine COVID-19.
Có phải trả phí khi tiêm vaccine Covid-19?
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, tôi có nhu cầu tiêm vaccine Covid-19 thì có được tự trả chi phí cho việc này hay không? (Thanh Lâm)
Nhân viên y tế giới thiệu vaccine trước khi tiêm ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
Luật sư tư vấn
Theo Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, kinh phí tiêm vaccine được lấy từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vaccine xin tự nguyện chi trả.
Vaccine phòng Covid-19 thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch được ngân sách nhà nước đảm bảo nên người dân không phải trả chi phí.
Hiện nay, pháp luật chưa cho phép người dân được tự bỏ tiền mua vaccine phòng Covid-19 và tự sử dụng. Vaccine này cũng không thuộc loại tiêm dịch vụ theo nhu cầu chủ động, do đó các cơ sở tiêm chủng không được thu phí. Người dân cần cảnh giác khi một số cá nhân, tổ chức mời gọi, nhắn tin hoặc gửi email hứa hẹn sẽ được tiêm vaccine theo diện trả phí.
Ai làm việc này là trái với quy định của pháp luật, có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 3 điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền tối đa 40 triệu đồng đối với cá nhân, 80 triệu đồng đối với tổ chức.
Việc quản lý và thực hiện tiêm chủng vaccine đã được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP, đồng thời Bộ Y tế cũng đã có những hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 34/2018/TT-BYT và các Quyết định 3355/QĐ-BYT. Theo đó, việc cung ứng, tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vaccine, các điều kiện về cơ sở tiêm chủng cố định, cơ sở tiêm chủng lưu động, việc quản lý đối tượng tiêm chủng, quy trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình do Bộ Y tế quy định.
Chính phủ cũng đã quy định rõ các đối tượng, địa bàn được ưu tiên tiêm vaccin phòng Covid-19 đồng thời mở rộng sang các đối tượng khác và đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc tiếp cận vaccine, bao gồm:
- Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch;
- Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...;
- Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
- Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi;
- Người sinh sống tại các vùng có dịch;
- Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
- Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Hoạt động tiêm chủng vaccine Covid-19 cũng thường xuyên được thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định tại điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử lý Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế với mức phạt tiền tối đa 40.000.000 đồng đối với cá nhân, 80.000.000 đồng đối với tổ chức và các hình phạt bổ sung khác như đình chỉ hoạt động của cơ sở, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề....
Luật sư Lưu Thị Kiều Trang
Công ty Luật TNHH Hà Trọng Đại và cộng sự
TP HCM sắp tiêm 1,1 triệu liều vaccine cho những ai? Lực lượng chống dịch, người mắc bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi, người nghèo, đối tượng chính sách xã hội... tại TP HCM được ưu tiên tiêm vaccine đợt 5 với tổng cộng 1,1 triệu liều. Kế hoạch này được bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, nói tại buổi họp báo, tối 12/7. Số vaccine...