Khẩn: Học sinh TP.HCM sẽ được nghỉ học ngày mai
Thông tin từ Sở GD&ĐT TP.HCM, do ảnh hưởng bão số 9 gây mưa diện rộng trên địa bàn TP, để đảm bảo an toàn cho học sinh, trong ngày mai học sinh toàn thành phố được nghỉ học.
Tối ngày 25-11, Sở GD&ĐT thông báo, để đảm bảo an toàn cho học sinh, đề nghị Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, Hiệu trưởng các trường THPT, CĐ, TCCN, Thủ trưởng các đơn vị giáo dục trên địa bàn thông báo học sinh nghỉ học ngày thứ hai, ngày 26-11-2018.
Nhiều nơi tại TP.HCM ngập nặng do bão số 9. ẢNH: LÊ THOA
Đồng thời, Sở cũng yêu cầu các đơn vị rà soát tình hình và khắc phục ngay các thiệt hại để đảm bảo công tác giảng dạy và học tập.
Trưa 25-11, khi cơn bão số 9 băng qua Vũng Tàu, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đã gây mưa to và rất to trên toàn TP.HCM.
Theo Trung tâm chống ngập TP.HCM, tính đến 17 giờ ngày 25-11, toàn TP.HCM có đến 40 điểm ngập. Trong đó nhiều nơi lượng mưa đạt từ 100-150 mm.
NGUYỄN QUYÊN
Video đang HOT
Theo PLO
Sài Gòn mưa ngập thành sông, cây đổ đè người tử vong
Toàn huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị cô lập khi Tỉnh lộ 9 hư hỏng nặng, hàng trăm mét đường bị cuốn mất vì mưa lớn ảnh hưởng từ bão số 9.
Sài Gòn mưa như trút nước, cây đổ đè người tử vongÁp thấp nhiệt đới sau bão Usagi khiến mưa lớn khắp TP HCM, kéo dài nhiều giờ làm ít nhất 40 tuyến đường ngập nặng, nhiều cây bật gốc.
Chiều 25/11, các quận trung tâm 1, 3, 4, 10 mưa mịt mù kèm giông lốc. Tuy nhiên, lượng mưa lớn hơn tập trung ở quận 2, 7, 9, huyện Nhà Bè...
Mưa to kéo dài nhiều giờ khiến hàng loạt tuyến đường ngập sâu, có nơi ngập hơn 0,5 m khiến hàng trăm xe chết máy, phải dắt bì bõm.
Hàng trăm xe máy phải dắt bộ. Ảnh: Phạm Duy.
Tại khu Nam Sài Gòn, đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) đang sửa, nhiều khu vực tạo thành hõm chứa nước sâu đến 0,8 m. Biển nước mênh mông nên chỉ ôtô mới dám đi vào, toàn bộ xe máy phải dắt bộ. Rất nhiều người ngã nhào bởi sóng đánh mỗi khi ôtô chạy ngang.
Hì hục dắt xe ngập gần đến yên, chị Lê Thị Bình (ngụ quận 7) ướt đầm, thở dốc: "Tôi tưởng bão không ảnh hưởng đến Sài Gòn, không ngờ mưa lớn thế này. Có việc gấp nên tôi phải ra ngoài, suýt ngã mấy lần nên không dám chạy xe nữa".
Ở khu Đông Sài Gòn, mưa lớn khiến đường Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh (quận 2) nước ngập hơn nửa bánh xe. Những hàng cây hai bên đường oằn mình vì gió bạt, nhiều nhà đóng kín cửa.
Anh Nguyễn Bình Minh (ngụ chung cư phường Cát Lái) nói, phải mất hơn một tiếng anh mới đi từ quận 8 về đến nhà, bởi mưa rất lớn, ngập nặng. "Mưa vầy chứng kiến nhiều rồi nhưng gió mạnh kiểu này thì lần đầu tôi thấy. Nhiều lúc nó quất mạnh, nghiêng ngả cả xe", anh Minh kể.
Trên các tuyến đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức), Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp (quận 9) nhiều đoạn nước chảy xiết. Đoạn đường từ Ký túc xá khu B đến Trường Đại học Kinh tế - Luật (đi qua Suối Nhum) nước ngập sâu và chảy siết, nhiều chỗ sạt lở. Trung tâm Quản lý Ký túc xá yêu cầu sinh viên không đường này để phòng các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Cây đổ trong trận mưa. Ảnh: Phạm Duy.
Theo thống kê của Công ty Thoát nước đô thị, hơn chục tuyến đường khác như Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh), Quốc Hương (quận 2), Nguyễn Văn Quá (quận 12), Phạm Văn Chiêu, Cây Trâm (Gò Vấp), Hồ Học Lãm (Bình Tân)... đang ngập nặng.
Tại gần cầu Ông Lớn đường Nguyễn Văn Linh (thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), cổ thụ đường kính gần một mét bật gốc trong mưa gió, đè trúng người đàn ông đang chạy xe máy. Nạn nhân bất tỉnh tại chỗ, được lực lượng chức năng đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó; xe hư hỏng nặng.
Một cây trên đường Giồng Ông Tố 2 (quận 2) cũng đổ trúng người đi đường khiến nạn nhân bị thương. Nhiều nơi khác cây xanh cũng bị trốc gốc do mưa lớn và giông lốc như: đường Lê Quang Sung (quận 6); Phạm Hồng Thái, giao lộ Lê Thánh Tôn - Trương Định (quận 1)...
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, tính đến 17h, lượng mưa đo được nhiều nhất là tại trạm Dương Quảng Hàm (153 mm), Dương Văn Cam (152 mm), Nguyễn Hữu Cảnh hơn (150 mm).
Trạm Phước Long là hơn 110 mm, Bình Chiểu 134 mm, Quang Trung 105 mm, Lý Thường Kiệt 127 mm, Phú Lâm 37 mm, An Lạc 104 mm, Tân Quy Đông 133 mm, An Hạ 102 mm, Củ Chi 49 mm, Nguyễn Xiển 109 mm, Phú Hữu 147 mm, Bình Hưng 124 mm, Hà Huy Giáp 124 mm, Phạm Hữu Lầu 138 mm.
Tại huyện Cần Giờ, triều cường dâng cao khiến từng đợt sóng biển hơn 3 m liên tục ập vào nhà dân ở khu phố Hưng Thạnh (thị trấn Cần Thạnh).
"Lúc 16h sóng biển cuồn cuộn tràn vào bờ, con trai tôi vội trèo lên mái nhà, dùng gạch đá đè lại nhưng không được. Sóng quá dữ làm bạt sàn gỗ nhà luôn rồi", ông Lê Văn No sống tại khu phố, nói.
Trao đổi với VnExpress, ông Lê Minh Dũng (Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ) cho biết, hiện chưa ghi nhận trường hợp thiệt hại nào về người. Toàn huyện có hai căn nhà bị tốc mái, ba cây bị ngã.
"Tình hình mưa bão ở Cần Giờ vẫn rất phức tạp nên chúng tôi tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn cả về người lẫn tài sản cho người dân", ông Dũng cho hay.
Theo Nhóm P.V (VnExpress)
Bão số 9: Mưa lớn, nhiều tuyến đường ở Bình Dương ngập sâu Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, mưa rất to, gió mạnh, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nước ngập khá sâu, các phương tiện di chuyển hết sức khó khăn. Đến chiều tối 25.11, mưa vẫn còn rất to, gió mạnh, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương ngập...