Khan hiếm thuốc điều trị sốc sốt xuất huyết nặng, Bộ Y tế yêu cầu khẩn
Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế khẩn trương lên kế hoạch mua sắm “ dịch truyền Dextran 40″ để điều trị sốc cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue.
Yêu cầu trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị cung ứng thuốc dịch truyền Dextran 40.
Bộ Y tế nêu rõ, hiện một số bệnh viện và sở y tế báo cáo về khó khăn trong việc cung ứng dịch truyền cao phân tử điều trị sốc cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng.
Một bệnh nhi mắc sốt xuất huyết được các bác sĩ tích cực điều trị.
Video đang HOT
Dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue là Dextran 40 hoặc Dextran 70, hydroxyethyl starch (HES) 200.000 dalton. Các thuốc này đều có rất ít nguồn cung do nhu cầu sử dụng ít. Hiện tại chưa công ty nào có giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực đối với các thuốc này.
Mặt khác, từ cuối năm 2020, các cơ sở khám chữa bệnh dù đã dự trù mua sắm dịch truyền Dextran nhưng số lượng ký hợp đồng và số lượng đặt hàng thực tế thấp hơn rất nhiều, thậm chí có trường hợp không lấy hàng theo kế hoạch. Nguyên nhân là dịch COVID-19 bùng phát mạnh đầu năm 2021, các đơn vị ưu tiên mua sắm thuốc, vật tư y tế điều trị bệnh dịch, không có nhu cầu mua thuốc Dextran 40 và các thuốc điều trị sốt xuất huyết khác.
Từ đầu năm 2022 đến nay, khi dịch sốt xuất huyết tăng cao trở lại, nhu cầu thuốc Dextran 40 tăng nhưng cơ sở nhập khẩu không cung cấp đủ, dẫn đến trình trạng khan hiếm.
Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm để kịp thời cung ứng dịch truyền Dextran cho điều trị.
Các địa phương cần đảm bảo, việc ký hợp đồng giữa các đơn vị cung ứng thuốc (nhập khẩu phân phối) dịch truyền Dextran 40 (đơn vị trúng thầu) với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thể hiện dưới dạng hợp đồng chi tiết, có số lượng và thời gian giao hàng cụ thể, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đối với đơn vị cung ứng thuốc, Bộ đề nghị khẩn trương liên hệ với cơ sở sản xuất để có được nguồn Dextran cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam và sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Dextran sản xuất tại Việt Nam.
Bộ Y tế: Cúm A vẫn trong tầm kiểm soát, chưa phát hiện chủng có độc lực cao
Theo Bộ Y tế, hệ thống giám sát của Cục Y tế dự phòng chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8.
Tại hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều 21/7, đại diện Bộ Y tế cho biết, hiện có 4 dịch bệnh đang lưu hành tại Việt Nam là COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm. Trong đó, các ca cúm có xu hướng tăng tại miền Bắc thời gian gần đây.
Tại Hà Nội, ghi nhận 2.065 trường hợp cúm A. 4 tháng đầu năm 2020, mỗi tháng ghi nhận dưới 400 ca/tháng, sang tháng 5, số ca mắc tăng lên 556 ca, tháng 6 tăng lên gần 900 ca/tháng.
Bệnh nhân điều trị cúm A tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Cũng thông tin về dịch cúm A, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua nhiều tỉnh, thành ghi nhận các trường hợp cúm nhập viện gia tăng, trong đó phần lớn là các chủng cúm A không có độc lực cao.
Về tình hình các ca cúm A mắc chủng thường nhưng vẫn tăng nhanh, TS Tâm cho rằng: "Một năm ghi nhận 600.000 - 1 triệu ca không phải tăng đột biến. Tại Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm số ca mắc cúm A thấp hơn năm ngoái. Hà Nội cũng tăng nhẹ và chưa nằm ngoài kiểm soát của ngành y tế".
Lý giải nguyên nhân số ca cúm A tăng, TS. Nguyễn Lương Tâm phân tích, trong 2 năm dịch COVID-19, người dân mang khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm A ít. Tuy nhiên sau khi khống chế được COVID-19, người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, vì vậy, số ca mắc có xu hướng tăng.
"Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận tình trạng tử vong do cúm A, các ca phần lớn đều có triệu chứng nhẹ", TS. Tâm thông tin.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, số ca mắc cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Hiện nay lưu hành chủ yếu là cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B. Đây là những chủng cúm đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.
"Đến nay, chúng ta chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Tuy nhiên, số nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Sốt xuất huyết vượt 1.300 ca, Đắk Lắk lên kịch bản xấu nhất Trong 6 tháng đầu năm, Đắk Lắk ghi nhận hơn 1.300 ca sốt xuất huyết, ngành y tế lên phương án ứng phó cho tình huống dịch bùng phát mạnh và lây lan trong cộng đồng. Theo thống kê của ngành Y tế Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết,...