Khan hiếm khẩu trang y tế tại Tây Nguyên
Sau khi Bộ Y tế công bố dịch virus Corona chủng mới ở Khánh Hòa vào ngày 1/2/2020, nhiều người dân Tây Nguyên đã đến các quầy thuốc tìm mua khẩu trang y tế để phòng chống dịch bệnh, khách hàng mua tăng đột biến làm cho khan hiếm cục bộ khẩu trang y tế.
Các tiệm thuốc tây lớn nhỏ ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột cũng trong tình trạng khan hiếm khẩu trang. Tại một số quầy thuốc tây trên đường Ama jhao, từ chiều tối ngày 31/1 có một vài người đến tìm mua khẩu trang y tế nhưng nhân viên thông báo khẩu trang nguyên hộp đã hết, chỉ còn bán lẻ với giá từ 2.000 – 3.500 đ/chiếc loại đặc biệt 5.000đ/chiếc. Cũng có vài nơi nhiều đơn vị doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh đã tự nguyện phát miễn phí khẩu trang đến tay người dân.
Người dân đi mua khẩu trang tại TP Buôn Ma Thuột
Nguồn tin từ báo Dân Sinh: Trước tình hình khan hiếm khẩu trang y tế trên địa bàn, trong việc phòng chống dịch, Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương II (Chi nhánh Đắk Lắk) sẽ tài trợ miễn phí 30.000 khẩu trang y tế cho 13 trường trung học cơ sở công lập và 1 trường dân lập (Victory Buôn Ma Thuột) vào sáng ngày 3/2/2020.
Ông Nguyễn Hữu Vũ Quang – Giám đốc Công ty Cổ phần dược phẩm Trung ương II chi nhánh Đắk Lắk cho biết, trước tình hình khan hiếm khẩu trang y tế trên địa bàn, trong việc phòng chống dịch, để giúp người dân an tâm trong việc phòng chống bệnh và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, ban giám đốc thống nhất tặng số lượng khoảng 30 ngàn cái khẩu trang y tế, là số hàng đã đặt trước và hàng còn trong kho chưa giao cho khách hàng, để tặng trong lúc khan hiếm này.
Tại thành phố Pleiku, trung tâm của tỉnh Gia Lai, hàng loạt quầy thuốc lớn, nhỏ đều treo biển báo “hết khẩu trang”. Tại một quầy thuốc tây trên đường Trần Phú, TP Pleiku rất đông người đến tìm mua khẩu trang y tế nhưng nhân viên thông báo khẩu trang nguyên hộp đã hết, chỉ còn vài chiếc lẻ với giá 3.500 đ/chiếc.
Chị Nguyễn Thị Thảo (23 tuổi, trú TP Pleiku) cho biết đã đi nhiều quầy thuốc trên địa bàn tìm mua khẩu trang nhưng đến đâu cũng được thông báo hết hàng. “Em đọc báo thấy nước ta đã có nhiều người bị nhiễm virus Corona rồi nên rất lo lắng. Được khuyến cáo đeo khẩu trang sẽ bảo vệ được phần nào nên em tìm mua nhưng đến mấy tiệm rồi đều được thông báo hết hàng”.
Hết khẩu trang tại một Nhà thuốc lớn ở thành phố Kon Tum
Video đang HOT
Chủ một quầy thuốc nằm ở TP Pleiku cho biết quầy thuốc của bà đã bán hết khẩu trang từ cách đây 3 ngày. “Hôm đó còn mấy chục hộp khẩu trang y tế nhưng có 3 người đến hỏi mua hết luôn. Tôi đoán chắc họ gom hàng mua rồi bán lại chứ nếu để phòng bệnh thì vài ba hộp là được rồi” – chủ cửa hàng này cho biết.
Tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nhiều người tìm mua khiến cho nhiều quầy thuốc cũng trong tình trạng “cháy” khẩu trang. Khảo sát nhiều nhà thuốc cho thấy, tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế xảy ra từ chiều tối qua 31/1. Ông Nguyễn Văn Hiệp, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, ngay cả Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế tỉnh Kon Tum cũng đã hết khẩu trang y tế để bán. “Công ty dược là cơ sở cung cấp cho cả tỉnh mà hết khẩu trang luôn. Công ty bảo thứ hai họ mới nhập. Như vậy thì chắc sau khi kiểm tra xong báo cáo Giám đốc Sở sẽ xin ý kiểm của UBND tỉnh có chỉ đạo về vấn đề này”, ông Hiệp nói
Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn tại trường học
Ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cho biết việc người dân đi mua khẩu trang, phòng tránh dịch bệnh là điều rất tốt để bảo vệ sức khoẻ bản thân và những người xung quanh nhưng không nên tích trữ khiến mặt hàng khan hiếm. Với các quầy thuốc sẽ rút giấy phép ngay lập tức nếu cố tình găm hàng, bán quá giá quy định. Theo ông Hải, trước tình trạng khan hiếm khẩu trang sẽ có những biện pháp để đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
Ngoài ra, ông Hải cũng khuyến cáo người dân cần trang bị cho mình, người thân kiến thức cần thiết để phòng, ngăn ngừa bệnh như giữ ấm cơ thể, rửa tay bằng xà phòng, ăn nhiều hoa quả tươi để nâng cao sức đề kháng, và làm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế như: Sử dụng khẩu trang đúng cách, tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt/ho, dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho và hắt hơi; chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và bảo đảm an toàn thực phẩm; tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã dù là động vật sống, bị ốm, hay đã chết…
Quày thuốc hút hàng khẩu trang
Tính đến thời điểm này, tại Đắk Nông chưa phát hiện trường hợp nào nghi nhiễm hay nhiễm vi rút 2019-nCoV. Đồng thời, tại các địa phương cũng báo về hiện tại không có bệnh nhân là người Trung Quốc điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai khẩn cấp công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện nghiêm túc các văn bản, chỉ thị chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan. Đặc biệt, người dân cần đến các cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng bệnh nêu trên, tuyệt đối không được lạm dụng kháng sinh cũng như tránh nguy cơ lây lan rông hơn; đông thơi, gọi điện thoại đên đường dây nóng để thông tin liên quan đến dịch bệnh. Số điện thoại đường dây nóng: 0962321818 Sở Y tế tỉnh Đắk Nông.
Tại bệnh viện II Lâm Đồng đã thực hiện đầy đủ các biện pháp, phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể phát sinh, đã triển khai việc lắp đặt, treo, dán đầy đủ các băng rôn, khẩu hiệu phòng chống virus nCoV theo khuyến cáo của Bộ Y tế tại các khoa, phòng; thành lập Ban chỉ đạo và Đội phản ứng nhanh để chủ động thu thập các thông tin liên quan nhằm phòng chống nCoV đạt hiệu quả cao nhất.
Nhiều cửa hàng hết khẩu trang để bán
Theo bác sĩ Lê Khắc Đạo – Phó Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng, ngoài việc triển khai các biện pháp tuyên truyền trực quan, Bệnh viện đã thành lập phòng khám sàng lọc và khu cách ly đặc biệt để phòng chống virus nCoV. Tại các phòng, khu cách ly, Bệnh viện luôn bố trí lược lượng y, bác sĩ trực 24/24 giờ. “Phòng khám sàng lọc có nhiệm vụ tiếp nhận khám sàng lọc đối với các bệnh nhân có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp (nếu có). Còn đối với khu vực cách ly, Bệnh viện đã thành lập 3 phòng, gồm phòng cách ly đối với bệnh nhân nghi nhiễm nCoV, phòng cách ly đối với bệnh nhân có chẩn đoán từ kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV và phòng dành cho bệnh nhân sau khi ổn định sức khỏe (có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV) chuẩn bị xuất viện. Các phòng, khu cách ly đều được Bệnh viện tiến hành các biện pháp xử lý, sát trùng hàng ngày”.
Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế tỉnh Kon Tum
Để phòng chống nCoV có hiệu quả, mỗi người dân phải tự ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng là chính để bảo vệ bản thân và mọi người như đeo khẩu trang y tế đúng cách, rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, ăn chín, uống sôi và không tụ tập nơi đông người… Đặc biệt, khi có các triệu chướng bất thường về viêm đường hô hấp cấp thì phải tự cách ly mình; đồng thời, phải thật sự bình tĩnh thông báo tới chính quyền và đến ngay cơ sở y tế để khám điều trị. Đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi tới điều trị tại bệnh viện cần đeo khẩu trang để góp phần phòng chống nCoV có hiệu quả.
Theo baodansinh
Huế: Có thể đóng cửa một bệnh viện để điều trị dịch Corona khi cần
Theo Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên - Huế), trong tình huống xấu nhất, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 có thể được đóng cửa để biến thành khu vực cách ly hoàn toàn nhằm tập trung tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc dịch Corona.
Ngày 2/2, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức diễn tập phòng dịch viêm phổi cấp do virus Corona tại cơ sở 2 của bệnh viện này ở xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tình huống giả định được đưa ra là có 2 trường hợp nghi nhiễm virus Corona được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế. Các bệnh nhân này có tiền sử đi công tác tại vùng dịch tễ của bệnh Corona vừa trở về Việt Nam. Bệnh viện thực hiện chẩn đoán, cách ly và điều trị đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hình ảnh tại buổi diễn tập.
Buổi diễn tập được thực hiện dưới sự điều hành của lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế và có sự tham dự của ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Corona của Bệnh viện cho biết, bệnh viện này là một trong 3 bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus Corona ở khu vực các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên theo phân tuyến của Bộ Y tế.
Bệnh viện thực hiện chẩn đoán, cách ly và điều trị bệnh nhân đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ông Hiệp cho hay, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 nằm cách xa thành phố Huế. Tại đây hiện có hơn 50 giường bệnh cách ly phục vụ tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nhiễm virus Corona và số giường bệnh này có thể tăng lên tùy theo tình hình diễn biến của dịch. Hệ thống máy móc để phục vụ cho việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc dịch đã được Bệnh viện chuẩn bị đầy đủ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Phan Ngọc Thọ tham dự buổi diễn tập.
Theo ông Hiệp, trong tình huống xấu nhất, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 có thể được đóng cửa để biến thành khu vực cách ly hoàn toàn nhằm tập trung tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân mắc dịch Corona. Nếu tình huống này xảy ra thì các hoạt động khám chữa bệnh thông thường của Bệnh viện sẽ được tập trung tại cơ sở 1 ở TP.Huế.
Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 được xây dựng trên khu đất rộng 36.000m2, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20km về phía Bắc. Đây là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh có trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, nhân lực chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế và các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên.
Theo danviet
Làm gì để không gây hoang mang, hiểu lầm về virus corona trên MXH? Bộ TTTT vừa yêu cầu các Sở TTTT theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật về tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Liên quan đến công tác tuyên truyền phòng, chống...