Khàn giọng do thời tiết
Nhiều người đột ngột bị khan tiếng (khàn giọng), thậm chí mất tiếng, dù trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Tình trạng này thường xảy ra ở thời điểm nắng nóng, nhất là vào mùa hè.
Sữa ấm hòa mật ong có ích cho người bị khàn giọng – Ảnh: Shutterstock
Thường người bệnh khàn giọng trước đó có ra nhiều mồ hôi, sổ mũi hay có sụt sịt đôi chút, nhưng không đến độ nghiêm trọng để rồi bất ngờ nói không ra tiếng. Nguyên nhân thường là do một loại siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khàn tiếng, mà đi kèm với nó còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt (như người làm việc nhiều giờ trong phòng máy lạnh, rồi ra bên ngoài nắng gay gắt). Nếu môi trường bên ngoài ô nhiễm, nhiều khói bụi càng dễ bị khàn giọng.
Khi bị khàn giọng cần hạn chế việc nói chuyện, hạn chế trao đổi nhiều (nếu được) thì càng tốt. Kế đó là súc miệng với nước trà pha đậm có thêm vào một ít muối ăn. Cần tránh để gió lùa tránh phơi đầu trần quá lâu dưới nắng gay gắt không hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng lạnh, quan trọng nhất là giữ ấm phần yết hầu. Không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng ngưng thuốc lá triệt để lúc đang bị khàn giọng.
Bên cạnh đó có thể dùng một số cách để giải quyết triệu chứng khàn giọng như sau: pha 2 muỗng cà phê mật ong trong 250 ml lít sữa tươi hâm nóng rồi uống từng ngụm thật chậm, dùng nhiều lần trong ngày ngâm ít lát củ hành tươi cắt mỏng trong nước ấm vài giờ, sau đó súc miệng với nước củ hành này.
Nếu khàn giọng do phong nhiệt, người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, thì dùng bài thuốc gồm các vị: kha tử, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử, mạch môn đông (mỗi vị 10 gr) thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà, cam thảo (mỗi loại 6 gr) nam hoàng bá 12 gr. Cách sắc (nấu) thuốc như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc cùng 3 chén nước vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nồi, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.
Nếu bị khàn giọng khiến chỉ nói được nhỏ tiếng, thì dùng bài thuốc gồm các vị: đương quy, hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm (mỗi loại 16 gr) sài hồ, kha tử, thiên trúc hoàng, thăng ma, cát cánh (mỗi loại 10 gr) cam thảo chích mật, xuyên bối mẫu (mỗi loại 6 gr) và trần bì 8 gr. Cách nấu như trên.
Theo Cẩm nang gia đình
Viêm họng dẫn đến mất tiếng
Tôi thường xuyên bị đau họng, lần này tôi bị đau đến mất cả tiếng. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi biết mất tiếng như vậy là bệnh gì, làm thế nào để chữa bệnh mất tiếng?
Thanh quản là cơ quan tạo âm trong quá trình phát âm, rối loạn giọng là dấu hiệu thường gặp nhất khi có bệnh lý ở thanh quản biểu hiện bằng khàn tiếng ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Chị bị mất tiếng là một rối loạn giọng nặng, mất tiếng xuất hiện sau khi đau họng có thể do viêm họng sau đó viêm thanh quản làm phù nề, xung huyết dây thanh.
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Tuy nhiên có thể gặp một số bệnh lý khác ở thanh quản gây mất tiếng như liệt dây thanh do nhiễm virus. Để khẳng định chẩn đoán và điều trị chị cần khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân đồng thời sẽ tìm nguyên nhân gây đau họng thường xuyên và tư vấn cho chị cách phòng tránh tái phát.
Theo SK&ĐS
Thông tin sức khỏe: Giờ tôi nói nhiều cũng không bị khản tiếng nữa! Do thường xuyên phải nói và giao tiếp nhiều, khiến chị Tâm hay gặp rắc rối về phát âm như: khản tiếng, mất tiếng, gây ảnh hưởng lớn tới công việc. Nhưng gần đây, chị đã tìm thấy giải pháp cho riêng mình, giọng nói đã trong trẻo trở lại. Ảnh minh họa. Đó là trường hợp của chị Nguyễn Trân Huyền, ở...