Khăn giấy giúp bạn chọn thời điểm bị cảm
Một công ty Mỹ sản xuất khăn giấy chứa dịch hắt hơi của bệnh nhân cảm lạnh.
Theo Fox News, khăn giấy do công ty Vaev sản xuất và bán online với giá 79,99 USD (hơn 1,8 triệu đồng) nhằm mục đích “giúp cộng đồng chuẩn bị cho mùa cảm cúm”.
Trên trang web riêng, đại diện Vaev cho biết khăn giấy an toàn hơn kim tiêm và thuốc viên. Họ khẳng định sản phẩm được xử lý với các chất liệu hữu cơ, không cần kê đơn và phối hợp với cơ thể để kích thích hệ miễn dịch.
Sản phẩm khăn giấy chứa dịch hắt hơi của người bị cảm lạnh. Ảnh: Vaev.
Chia sẻ với TIME, Oliver Niessen, người sáng lập Vaev tiết lộ ý tưởng sản phẩm này là mang lại cho con người quyền lựa chọn thời điểm bị ốm thay vì bệnh một cách tự nhiên.
Video đang HOT
“Ví dụ, bạn có thể dùng khăn Vave lau mũi vài ngày trước khi đi nghỉ mát. Tới lúc khởi hành, bạn đã khỏe lại và không còn lo mình đổ bệnh giữa chuyến đi nữa”, ông Niessen lý giải.
“Quyền lựa chọn là một thứ xa xỉ”, ông Niessen tiếp tục. “Nếu đã có thể tùy chỉnh mọi thứ trong cuộc sống thì tại sao chúng ta không tiếp cận bệnh tật theo hướng đó”.
Hiện khăn giấy gây cảm lạnh đã “cháy” hàng. Hầu hết người mua là các phụ huynh trẻ tuổi và thanh niên độ tuổi 20 hoài nghi về vắcxin và muốn tìm các lựa chọn thay thế.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khăn giấy cảm lạnh không thể hiệu quả như ông Niessen nghĩ. Charles Gerba, giáo sư vi sinh học và khoa học môi trường từ Đại học Arizona cho biết có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh nên nếu muốn tránh tái phát bệnh, bạn phải tiếp xúc với hơn 200 loại này.
“Tiếp xúc với một vài loại virus gây cảm lạnh không bảo vệ bạn khỏi những loại khác”, giáo sư Gerba cảnh báo. “Đó chính là lý do nhân loại không bao giờ có vắcxin cảm lạnh. Làm sao chúng ta có thể làm ra vắcxin chống lại hơn 200 loại virus?”.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chưa có loại vắcxin nào phòng ngừa cảm lạnh thông thường. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là rửa tay thường xuyên, tránh xa người bệnh và hạn chế chạm tay vào miệng hoặc lỗ mũi để mầm bệnh không xâm nhập cơ thể.
Minh Nguyên
Theo VNE
Trẻ vài bữa lại sổ mũi một lần, là bệnh gì?
Con tôi hay sổ mũi đến nỗi gần như cứ dăm bữa là bị một lần, thậm chí mùa lạnh thì sáng nào dậy cũng sụt sịt.
Bạn đọc Trương Hoàng An (antruong...@gmail.com) hỏi: Con tôi mỗi năm không biết sổ mũi tới mấy chục đợt chứ không phải gần chục đợt như mấy bé nhỏ khác, đến nỗi cháu đi học là phải bỏ theo trong giỏ cả 2 bịch khăn giấy. Năm nay cháu 4 tuổi và tình trạng chưa giảm. Cháu không bị ho như người bị cảm nhưng cứ chảy nước mũi, có khi kèm hắt hơi. Có đợt tôi đưa cháu đi khám ở gần nhà, uống thuốc thì đỡ nhưng ít ngày sau đã tái lại. Có khi thấy cháu xì mũi đến rát mũi, tôi có cho cháu uống tạm loại thuốc chống dị ứng, sổ mũi mà vợ tôi dùng (clorpheniramin, loại mua không cần toa) nhưng không biết có hại không? Không biết cháu hay sổ mũi là bệnh gì?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Dựa theo các dấu hiệu bạn kể, có thể lý do bé sổ mũi là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bạn cần cho bé đi khám thêm để trực tiếp xác định chính xác căn bệnh, nhớ nói rõ về tình trạng sổ mũi lặp lại nhiều lần của bé.
Lý do bé dễ sổ mũi vào những buổi sáng thức dậy, có thể là do buổi tối bé bị lạnh, dù bé đúng bị viêm mũi dị ứng hay không thì vẫn có thể gặp tình trạng đó. Bạn nên kiểm tra lại nhiệt độ của căn phòng bé ngủ. Trẻ con thường nhạy cảm với nhiệt độ, dễ bị lạnh hơn người lớn nên có khi máy lạnh để ở nhiệt độ người lớn thấy mát mẻ thì bé đã bị lạnh rồi, nhất là lúc nửa đêm về sáng. Cũng đừng để luồng hơi từ máy lạnh, quạt phả thẳng vào bé.
Viêm mũi dị ứng đa số thường không nặng nhưng nếu để lâu không được điều trị có thể sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của bé, khiến bé thiếu tự tin, gặp nhiều phiền toái. Bệnh cũng có thể biến chứng sang hen phế quản.
Bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc trị dị ứng, sổ mũi. Clorpheniramin nếu lạm dụng cho trẻ em có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Đây cũng chỉ là thuốc trị triệu chứng. Bé cần được thăm khám kỹ để xác định rõ bệnh, nguyên nhân và kê toa bởi bác sĩ thì mới cải thiện tình hình được.
Anh Thư
Theo Người lao động
Nam thanh niên chỉ nhìn thấy màu đỏ sau khi uống viagra Chàng trai 31 tuổi (Mỹ) phải nhập viện sau hai ngày uống quá liều thuốc rối loạn cương dương. Sau hai ngày uống viagra, chàng trai thấy mắt có vấn đề nên đến bệnh viện kiểm tra. Anh nhìn thấy mọi thứ xung quanh đều là màu đỏ. Bệnh nhân cho biết các triệu chứng này xuất hiện ngay sau khi uống thuốc....